Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017

ĐÔI BỜ XA LẮC, AI BẮC CẦU THƠ





Đôi bỜ xa lẮc, AI BẮC CẦU THƠ



Nhân kỷ niệm Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng long-Hà Nội,CLB Haiku Việt Hà Nội mở Quán thơ Haiku Việt trong khuôn viên Văn Miếu-Quốc Tử Giám theo thường lệ hàng năm đúng Rằm Nguyên Tiêu.Năm ấy,ngày ấy cũng khai mạc Đại hội Liên hoan THƠ Châu Á-Thái bình dương lần thứ I tại Hà Nội.Ai ngờ ngày Rằm năm 2012 đó cũng là ngày lịch sử, trọng đại với chúng tôi-những hội viên Haiku Việt mới thành lập Câu lạc bộ được 3 năm.Thời tiết năm ấy mưa nhiều;đêm Mười bốn cứ rả rích tận sáng sớm vẫn chưa tạnh.Ai nấy đều thấp thỏm lo ,e Ngày Thơ sẽ kém đông vui.Đành vậy và chúng tôi đội mưa, đúng hẹn mang đồ đoàn lỉnh kỉnh nào Nội san Xuân ,nào thơ Haiku Việt vừa xuất bản.Rồi hàng chồng tờ rơi in lý luận và thơ Haiku Nhật,Việt, hàng chục liễn thư pháp Haiku cỡ lớn công lênh từ Sài Gòn công phu chuẩn bị sẵn từ mấy tháng trước. Bãi cỏ xanh tỉa tót trong khuôn viên khu Khuê Văn Các nơi tạm dựng san sát các quán thơ đều sũng nước mưa đêm.Gay thật, đành trải tấm nhựa lót tạm làm sàn vậy.Ba anh em tôi đến trước,vừa kịp đặt bàn, treo panô, rải sách thơ và nội san dở dang, chưa kịp cắm hoa. Khi đang hối hả vào cuộc, trang trí còn luộm thuộm, bàn ghế chưa kịp bày biện, í ới sắp xếp, bỗng có một bóng người tách khỏi đoàn Đại biểu khách nước ngoài dự Đại Hội Liên hoan Thơ ghé vào Quán, chỉ tay lên panô, nói to như reo lên :” Haiku! OK Haiku Việt!”Câu chuyện trọng đại của nền Haiku Việt bắt đầu từ giây phút ấy -đúng 8 giờ 15 sáng ,bất ngờ mở đầu một chương mới nối nhịp cầu thơ Haiku giữa hai nước xa lạ vừa xích lại gần nhau.Vị khách mau mắn ấy chính là Chủ tịch Hiệp Hội Haiku Thế giới (WHA)-Ban’ya Natsuishi-Giáo sư  Trường Đại học Meiji-Tokyo. Bất ngờ quá.Chủ, khách hơi bỡ ngỡ mấy phút đầu, giao tiếp, kẻ bằng tiêng Anh, người tiếng Pháp. Phía chủ lúc ấy không ai biết tiếng Nhật nên quãng thời gian đầu còn rời rạc những câu thăm hỏi. Một lúc sau tạnh ráo, hội viên lục tục đến đứng, ngồi chật khoang lều vỏn vẹn 9m2. Hai bên bắt đầu say sưa vào cuộc, bàn luận, sôi nổi chân tình khi bà Lê Thị Bình đến đúng lúc, nối cầu ngôn ngữ Việt-Nhật, thông dịch lưu loát,thành thạo mọi câu hỏi và trả lời của cử tọa nhiệt thành.Một không khí náo nhiệt,sôi nổi lạ thường.Ông Ban’ya mồ hôi đầm đìa không kịp đáp bao nhiêu câu hỏi về cấu trúc,tiêu chí,về ý nghĩa của nhiều khúc Haiku cổ điển nổi tiếng Nhật Bản,về tổ chức WHA…Ông đề nghị gần hai chục Hội viên đọc thơ, lắng nghe từng bài, tay gõ nhịp thưởng thức, áo đẫm mồ hôi trong tiếng phiên dịch lưu loát,khúc chiết của bà phiên dịch tài hoa Lê Thị Bình. Ngày Hội Thơ Nguyên tiêu năm ấy đông kỷ lục,phần vì là Đại hội Thơ Châu Á-Thái Bình Dương lại đúng vào Chủ nhật nên khoảng trưa các bạn trẻ nô nức kéo đến tham gia đông không ngờ.Khi hay có đại biểu thơ Haiku đến từ quê hương cụ Bashô đang họp trong quán, họ vỗ tay reo mừng, cổ vũ khiến cuộc tọa đàm tạm ngừng để chủ và khách ra tiếp đón, chụp ảnh chung lưu niệm. Không khí hữu nghị, hòa đồng thật có một không hai. Đúng là một quang cảnh lịch sử hiếm có của Haiku Việt trên chặng đường hoàn toàn mới, mở lối vào Thế giới rộng lớn Haiku. Năm đó, đặc biệt hiện diện cả 2 ngày tiếp xúc quốc tế này là nhà thơ Vương Trọng- hội viên danh dự của HKV- nhà thơ Việt Nam duy nhất đồng hành với nền thơ mới lạ này ngay từ buổi đầu bỡ ngỡ.Vui quá,phấn khởi quá ai nấy quên hẳn bữa tiệc trưa chiêu đãi thịnh soạn của bạn , của mình, bên nhau trao đổi tận xế chiều mới tạm chia tay.Và chiều hôm sau, lại gặp hàn huyên thêm một buổi nữa, kỹ hơn về sáng tác và hợp tác tương lai trong khuôn khổ mới với Hiệp Hội Haiku Thế giới WHA mà ông Ban’ya- Chủ tịch là đại diện.




Kể từ Ngày Thơ Văn Miếu Rằm tháng Giêng Nguyên Tiêu 2012 lịch sử ấy,CLB Haiku Việt Thủ đô đã có 20 hội viên gia nhập Hiệp Hội Haiku Thế Giới WHA trong tổng số 169 Haijin của 48 quốc gia (theo số liệu năm 2016) của tổ chức này.             


                                            * * * * *







Câu chuyện tiếp theo,xin được lùi về năm 2006-khi ở Hà Nội ,tại Câu lạc bộ Thơ Hải Thượng đã manh nha thể thơ mới lạ Haiku mà cuốn” Ba Nghìn Thế Giới Thơm “của nhà văn Nhật Chiêu đã mở đường vào thật đúng lúc.Với lối viết nhẹ nhàng mà sâu lắng,cách phân đoạn khoa học,đặc biệt là lời dịch khúc chiết mà trữ tình duyên dáng có thể nói là hay nhất từ trước đến nay,cuốn sách ấy là chiếc cầu văn học đầu tiên dẫn chúng tôi vào nẻo Oku mờ mịt say lòng.Buổi ấy, tư liệu về thơ haiku Nhật Bản chính thống còn tản mạn, hiếm hoi lắm! Chưa ai có bất cứ một cuốn sách nước ngoài nào trong tay.Rồi từ vốn liếng ban đầu ấy, những khúc Haiku đầu tiên- trên phạm vi Câu lạc bộ ở Thủ đô- xuất hiện trên Nội san “Những Vần Thơ Tâm Tình” của CLB thơ Hải Thượng.Chưa hề ai biết ở Sài Gòn năm trước đã ra đời CLB Haiku đầu tiên, cho đến một ngày xuân đẹp năm đó, tình cờ PGS Viện Hán -Nôm Trần Lê Sáng đã bắt mối duyên cho kẻ viết bài này trực tiếp ngay với PGS Lưu Đức Trung qua đàm thoại.Rồi cũng hôm ấy,vị Chủ tịch sáng lập ấy đã giới thiệu ngược ra Hà Nội ,tạo mối liên lạc với bà Lê thị Bình khi ấy là tổ trưởng tổ Haiku trực thuộc CLB Haiku Sài Gòn .Ngay sau đó,như ”nước đi tìm nước” chúng tôi -9 người- đã sớm bắt tay nhau,tổ chức buổi gặp mặt lịch sử đáng ghi nhớ chiều ngày 21 tháng 5 năm 2009 tại Quán Cà phê số 1 Liễu Giai, chính thức thành lập Câu lạc bộ Haiku Việt Hà Nội từ đó.Vậy là PGS Trần Lê Sáng chính là Người Bắc Cầu Thơ giữa 2 đầu Nam-Bắc ,khởi nguyên một trào lưu mới ,có tổ chức cùng đồng hành,tạo dựng nên khung nền hoàn toàn mới lạ cho thể thơ Haiku vừa nhập mà nhà Văn hóa Hữu Ngọc kỳ cựu - người đã phát hiện và vinh danh đầu tiên Cuộc Tiếp Biến Văn Học thứ III ở Việt Namtrước là Thơ Đường và  Thơ Pháp tại Cuộc Tọa Đàm Haiku Việt Nam- tiếp sau 2 cuộc Nhật Bản lần thứ I tại Công viên Quốc gia Bách Thảo tháng 9-2014.




 Hai miền Nam-Bắc


  ai nối


  Cầu thơ”


 Còn bà Lê Thị Bình lại là nhân vật lịch sử bắc cầu xa hơn- với nền Haiku Thế Giới 6 năm sau. :


 ” Đôi bờ xa lắc


   ai bắc


   Cầu thơ? “


Quả thật, nếu như Ngày Thơ Văn Miếu năm 2012 đặc biệt kể trên, bà Lê Thị Bình không tham dự thì cơ hội ngàn vàng“ Trăm năm có một” ấy có lẽ đã qua đi, khó lòng trở lại.Giả dụ ngày ấy thiếu người phiên dịch tiếng Nhật tài hoa ,tận tụy ấy thì sự kiện hi hữu Chủ tịch Hiệp Hội Haiku Thế giới Ban’ya Natsuishi có ghé vào thăm Quán Haiku Việt chắc chỉ sẽ qua loa do ngôn ngữ bất đồng,cũng chỉ còn là nỗi tiếc nuối, không có cơ tái diễn.Cái gì đã khiến vị đại diện Hai ku Thế Giới ấy bỏ qua mọi nghi lễ long trọng của Đại hội Liên Hoan Thơ Châu Á-Thái Bình Dương  mà mình là thượng khách để say sưa tiếp xúc với những người đam mê chúng ta,trên thảm cỏ sũng bùn do mưa xuân, quên cả buổi tiệc trưa thịnh soạn, lưu lại dạ đói tận xế chiều vẫn chưa nỡ rời? Đó phải chăng là nhờ tài năng hiếm có và lòng say mê đáng nể trọng của nhà Nữ phiên dịch lịch lãm và tận tụy Lê thị Bình của chúng ta đã chinh phục lòng mến mộ ,nể vì của khách!Từ đó,mối quan hệ hai chiều được thường xuyên tiếp nối giữa Haiku Việt và Hiệp Hội Haiku Thế Giới ngày càng gắn bó ,thân tình và hữu hiệu hơn.Giọng nói khúc chiết,ấm áp của bà vang lên suốt thời gian tọa đàm kéo dài tận chiều muộn,lại tiếp tục cả buổi chiều hôm sau kết thúc bằng chầu chiêu đãi của TS Nguyễn thị Mai Liên tại Hiệu Phở nổi tiếng số 22 Tôn Đức Thắng hấp dẫn và Quán cà phê bên cạnh,thân tình chia tay không nỡ rời.Hai ông bà Chủ tịch WHA Ban’ya và Sayumi Kamakura đã bịn rịn mãi, chập choạng mới giã từ để vội vàng cho kịp chuyến bay đêm vào Tp Hồ Chí Minh qua Pháp tiếp tục cuộc hành trình thơ.


Cũng không thể quên kể đến công lao của Ban Tổ chức Đại hội Liên hoan Thơ Châu Á-Thái Bình Dương đã sáng suốt mời Hiệp Hội Haiku Thế Giới mà người quyết định nhất thiết phải là Chủ tịch Hữu Thỉnh vốn tỏ ra rất thich Haiku- và hệ quả lô -gíc bất ngờ là đã chính thức tạo điều kiện cho thơ Haiku du nhập đường chính ngạch vào Việt Nam mà Haiku Việt đã tiếp biến thuận lợi một thể thơ khi đã sẵn sàng một tổ chức vững vàng trên hai miền đất nước.




Ngõ Bằng lăng


Tiết Lập Xuân năm 2018


ĐINH NHẬT HẠNH


      

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét