RA
MẮT TUYỂN TẬP CỦA NHÀ VĂN THANH CHÂU
Chiều
thứ Sáu, 14 tháng Ba, tại nhà xuất bản Hội nhà văn có buổi giới thiệu tuyển tập
của nhà văn Thanh Châu. Đông đảo nhà văn, bạn hữu, người yêu mến văn chương của
tác giả “Hoa Ti-gôn” cùng các nhà báo tham dự. Nhà văn Văn Giá, người
cùng làm tuyển tập với con rể và con gái của nhà văn, dẫn chương trình.
Văn Giá nói qua về sự nghiệp sáng tác
của Thanh Châu, ba điều chúng ta còn “nợ” nhà văn.
Sau đó là phát biểu của nhà thơ Nguyễn
Quang Thiều, thay mặt Hội nhà văn, PGS TS nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp. Hai
ông đều vui mừng trước sự kiện tuyển tập của
nhà văn Thanh Châu ra mắt bạn đọc.
PGS TS Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu.
Ông nhắc lại lời của Hoài Thanh là chỉ nên nói những điều người khác chưa nói.
Nhà văn tập trung vào tác phẩm Cún số5 của Thanh Châu. Ông cho rằng đây là tác
phẩm xuất sắc viết về loài vật. Ông đề nghị nên in tập 5 truyện : Dế Mèn phiêu
lưu kí của Tô Hoài, Cún số 5 của Thanh Châu, Cái tết của mèo con của Nguyễn
Đình Thi , Vă n
Ngan tướng công của Vũ Tú Nam và Chó Bi của Ma Văn Kháng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nhấn mạnh là
ông học tập lối viết của Thanh Châu. Tính lãng mạn rất cần thiết trong văn
chương và đời sống. Văn chương Thanh Châu đẹp ở lời văn, tư tưởng lãng mạn
hướng tới cái cao cả, tốt đẹp.
Nhà văn Thiên Sơn nói về quê nội Thanh
Châu ở Diễn Châu, Nghệ An. Chính ông nội nhà văn là người thiết kế đình làng
Diễn Kim , và làng đó có người con gái sau này là vợ của bác Đỗ Mười. Anh cung
cấp những chi tiết thú vị về quê hương Diễn Kim của các nhà văn như Sơn Tùng,
Thanh Châu,…
Nhà văn Bùi Việt Thắng cho rằng không
nên băn khoăn nhiều vì sao sau 1945, nhà văn Thanh Châu ít viết. Ông cũng cho
rằng khó mà có sự công bằng tuyệt đối trong văn chương. Thanh Châu vẫn có mặt
trong các tuyển tập, tuy vị trí không như các nhà văn khác nhưng cũng không
“vắng bóng”. Ông cũng đánh giá cao công việc của Văn Giá và các nhà văn khác
làm việc “khảo cổ văn chương”.
Nhà thơ Vân Long nói về tình bạn của
câu lạc bộ bia KAMA. Ông cho rằng có một lớp người Hà Nội không nghèo khổ,
không dưới đáy, mà là tầng lớp trung lưu, hướng tới cuộc sống nề nếp, thanh
lịch. Nhà văn Thanh Châu viết về tầng lớp đó, và cũng đóng góp độc đáo ở đó.
Nhà thơ Ngô Thảo đại diện họ Ngô phát
biểu. Ông nói đến sự “không công bằng” của Lịch sử, và nói về những người họ
Ngô nổi tiếng như Ngô Quyền, …và Ngô Bảo Châu,…Nhà văn vui mừng vì tuyển tập
giới thiệu về một nhà văn họ Ngô ( Ngô Hoan tức Thanh Châu).
Nhà văn Lại Nguyên Ân nhắc nhở về báo
Thực nghiệp ( Thực nghiệp dân báo) là viết nhầm thành Thực nghiệm
( trang 549). Ông cũng than phiền là báo Ích Hữu thì bị hiểu, nhớ sai thành Hữu
Ích. Ông cung cấp thêm là Thanh Châu có bài viết trên báo Trăm Hoa, ủng hộ chủ
trương của Báo này.
Cuối cùng, nhà văn Văn Giá mời anh Ngô
Lê Văn, con trai trưởng của nhà văn thay mặt gia đình phát biểu. Đồng thời mời
Ngô Quỳnh Châu, con gái trưởng của nhà văn phát biểu cảm ơn mọi người. Chị cũng
nhắc đến người bạn của nhà văn Thanh Châu là nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Mọi người chụp ảnh với gia đình, nhận
quà tặng của gia đình và kí tên lưu niệm.
Những người dự
Nhà văn Thanh Châu
PGS TS nhà văn Văn Giá dẫn chương trình
Chụp ảnh lưu niệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét