VÀO MÙA VỤ
Giang Ngạn
Vũ Công Hoan dịch
Ông
Đức Sơn có ba người con trai đều đi ra tỉnh ngoài làm thuê,rồi cũng lần lượt
đem theo vợ. Mỗi gia đình gửi bố mẹ nuôi giúp một đứa con. Hai ông bà ngày nào
cũng bận túi bụi, cứ xuay như chong chóng. Bà chăm nom ba đứa cháu. Ông chăm
bón ruộng đồng. Ruộng của ông bà cộng thêm ruộng của ba người con, tổng cộng hơn
mười mẫu. Ngày nào mở mắt ra là ông đã lật đật ra đồng,làm cho đến tối mịt vẫn
chưa hết việc.
Hàng năm hễ qua lập hạ, ông Đức Sơn bắt đầu lo buồn. Sau lập hạ là tiểu mãn. Cây mạ lên cao ba nắm tay, đã đến vụ cấy.Tiểu mãn
là vàng, tua rua là bạc, hạ chí cấy lúa tìm trong cỏ. Gọi điện thoại cho con cả,
con cả bảo không về. Gọi cho cậu hai, cậu hai cũng không về. Gọi cho cậu ba, điện
thoại chưa thông ông đã biết,có gọi cũng bằng thừa, chẳng về được. Các con trai
xây nhà lầu ở thành phố, mỗi ngày kiếm được hơn một trăm đồng, trên đường đi về
mất đứt hai ngày, về nhà cấy vài hôm, cộng thêm tiền tàu xe, lại đâm ra lỗ vốn.
Bọn chúng hình như thống nhất trả lời. Gọi cho cậu nào cậu ấy nói luôn, bố ơi,
bố bỏ tiền thuê người làm bố nhé!còn rẻ hơn bọn con về.
Dở
òm! Thuê người ư? Cả vùng Hoàng Nê Loan đều là ông già bà già và trẻ con, người
ta còn định chăm lo cho mình ư? Ông Đức Sơn tức lộn ruột không biết nói cùng
ai, Vậy thì đấm thèm vào cấy nữa. Thóc lúa đáng bao nhiêu tiền?Ruộng đất là mạng
sống của nhà nông, hoàn toàn không thể nói với ông chuyện bỏ hoang. Ông Đức Sơn
thà chết mệt ở ngoài đồng, chứ không chịu bỏ phí một tác đất. Lời con trai như
lửa đổ thêm dầu,ông tức sôi máu lên quát mắng, mẹ kiếp, mày mới kiếm được vài đồng
đã đốt ví, bỏ ruộng không cấy nữa, sẽ chết đói đấy bọn nỡm ạ!
Chửi thì chửi vậy thôi,
nhưng ruộng vẫn phải cấy. Một
mình ông nhảy xuống ruộng mạ. Khi bắt đầu nhổ mạ, tự nhiên ông nghĩ đến những
năm làm tập thể trước kia.Dạo ấy, ông làm đội trưởng sản xuất Hoàng Nê Loan,
trước sau tiểu mãn bắt đầu vào vụ cấy. Bao giờ ông cũng là người đầu tiên nhảy
xuống ruộng mạ lạnh giá, theo sau ông một bầy trai gái nhao nhao nhảy xuống ruộng
mạ như đổ bánh chẻo vào nồi, bọt nước bắn tung tóe khắp ruộng cùng những tiếng
cười dòn. Đàn ông đàn bà vừa nhổ mạ, vừa nói chuyện, toàn những mẩu tếu táo bậy
bạ.
-Bà
chị ơi, thợ mạ của em
to hay của anh em to?
` -
Đồ thối,đều to bằng đầu mi ấy.
- Trông này,mạ của mình
mập thế này,cấy vào ruộng của bạn được chứ!...
Cứ
nói cứ nói, có kẻ còn ra tay ấn người nói bậy xuống ruộng bùn, bôi bùn đất vào
đũng quần, lúc thường làm việc, anh chị em xã viên nô đùa đánh nhau, ông Đức
Sơn thường can ngăn kịp thời. Nhưng hôm bắt đầu nhổ mạ. Ông cứ để anh chị em
đùa nghịch. Nghe lớp già kể, cây mạ có linh tính, nghe những mẩu chuyện vui đùa
ấy mới chịu lên cao lớn nhanh.
Mạ
nhổ xong thợ mạ gánh đi. Ruộng mạ trống không. Các thanh niên nam nữ đẩy ghế ngồi
nhổ mạ, vui đùa ầm ĩ trong dược mạ, bùn nước tung tóe, bắn cả lên đầu lên mặt
lên quần áo lấm bê lấm bết. Ông Đức Sơn và đám người có tuổi đứng trên bờ,
trông bọn trẻ hành nhau, vui cười ha hả. Hình như có nô nghịch như vậy, năm nay
bội thu đã nắm chắc trong tay.
Tiếc
rằng cảnh tượng tưng bừng này cùng với việc phân ruộng đến gia đình đã ra đi và
đi mãi không bao giờ trở lại. Ngày xưa, người trong thôn làm ruộng tập thể một
thửa ruộng, sau đó, mỗi gia đình cùng cày cấy một thửa. Sau đó nữa,chỉ còn một
mình ông Đức Sơn lủi thà lủi thủi cày cấy một mình.
Ông
ngồi trên ghế hai chân xục bùn bắt đầu nhỏ mạ. Nước lạnh buốt thấu, bắp chân
run cầm cập. Già rồi, không kham được nữa, biết bao giờ mới cấy xong hơn mười mẫu
ruộng?
Ông
nghĩ đến những năm cải cách ruộng đất, mình còn là một chàng trai. Thời ấy giành
lại ruộng đất từ tay địa chủ, vui mừng biết chừng nào. Người cày cuối cùng đã
có ruộng của mình. Sau đó ruộng đất qui công, thuộc sở hữu tập thể. Mình là một
phần của tập thể, cũng có suất của mình. Hiện giờ mình hoàn toàn và triệt để có
những hơn mười mẫu. Tại sao không thể vui lên nổi?Đạo đời này, tại sao ruộng đất
lại trở nên dửng dưng với con người như thế?
Ăn
tết xong,hai vợ chồng cậu cả ra đi, vợ chồng cậu hai cũng đi nốt. Nhưng cậu ba
và vợ thì ở lại. Cậu ba dẫn vợ đi thăm từng gia đình ở Hoàng Nê Loan, bảo là đi
thăm bà con họ hàng làng xóm. Song trong tay cầm bản hợp đồng nhận khoán ruộng
đất. Hai anh chị muốn nhận khoán tất cả ruộng đất trong thôn, cuốc bỏ bờ, dồn
điền đổi thửa, canh tác bằng cơ khí hóa, làm chủ nông trang.
Ông
Đức Sơn không yên tâm, hỏi cậu ba làm như thế có phải địa chủ không?
-
Bố ơi, xin bố cứ yên tâm. Đây là chủ trương của nhà nước. Ở các địa phương khác
người ta đã làm thế từ lâu. Con chỉ học người ta mà thôi.
-
Con không đi làm thuê nữa thật sao? Ông Đức Sơn vẫn có vẻ nghi ngờ.
-
Anh trai bạn con năm ngoái nhận khoán trăm mẫu ruộng, canh tác một năm mạnh hơn
làm thuê nhiều. Năm nay bạn
con đã nhận khoán ruộng của cả thôn mẹ vợ. Từ nay trở đi, bố khỏi cần ra đồng nữa.
Con sẽ thuê người cày cấy.
-
Vậy
thì tốt.Con lừa gìa nua này nên sớm được tháo bỏ ách.
Ông già Đức Sơn từ
từ thở một hơi dài khoan khoái.
Vũ Công Hoan dịch ngày 6 tháng 6 năm 2013
(Theo Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét