Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI Đường Văn - Hoàng Dân ( tiếp theo và hết)

BÀN VÀ TÁN VỀ TỨ KHOÁI
Đường Văn - Hoàng Dân
( tiếp theo và hết)
                                                                            Nhà giáo nhà văn Hoàng Dân

5.Tứ khoái:  ỈA.                           NHẤT  QUẬN CÔNG…!
Có câu “Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng”. Quận công sướng như vua con, được thỏa mãn tối đa tứ khoái, trong đó có khoái ỉa. Xem bộ phim truyền hình “Hoàng đế cuối cùng”, nhớ chi tiết vua Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng nhà Thanh, ỉa như thế nào? Lũ hoạn quan, kẻ bê bô, người dán mắt vào từng cục cứt, ngắm nghía, xăm soi và dựa vào màu sắc, hình khối, mùi vị… của cứt để đoán sức khỏe thiên tử. Lại có kẻ hí hửng… nếm cứt và reo toáng lên: “chua… chua… hảo… hảo lớ…”! Lại nhớ trong phim “Tể tướng Lưu Gù”, cận thần Hòa Thân ngồi trên chiếc ghế có ngai, tựa và có một cái lỗ ở giữa mặt ghế. Dưới lỗ ghế, đặt một cái bô đựng cứt mạ vàng. Hai bên Thân là hai thị nữ trẻ đẹp, cầm quạt lông phe phẩy. Trước mặt Hòa là các thuộc cấp vẫn đang cúi gập mặt xuống đất để chờ lệnh… Xem thế đủ biết, “nghi thức ỉa” của các đấng bậc vua quan cũng sang trọng chẳng kém gì nghi thức… bang giao và nghi thức… ẩm thực!

Thế còn ỉa đồng sướng đến cỡ nào? Này nhé: trên,  trời cao lồng lộng; dưới: tuyệt đối không có một “di sản” nào của đồng loại (vô phúc dẫm phải “món” này thì tởn đến già!), không gian thoáng đãng, không khí trong lành, gió đồng rời rợi… Lại có câu “cứt ai vừa mũi người ấy”, hiểu theo nghĩa đen, hẹp nhất: … ta ỉa ra, rồi ta lại ngửi cứt của mình thì… vô tư! Nhưng nếu buộc phải ngửi cứt của người khác thì ai nấy đều tru tréo như bị… sặc xú khí mà hộc máu đến nơi! Nhìn một đám đất hoang la liệt những bãi cứt tươi, cứt khô, cứt vữa… của những thằng… mất dạy, tức thời phải bịt mũi, khạc nhổ và chửi rủa. Buộc phải ngồi ỉa ở cái bãi ấy, mặt ta tất phải cắm xuống đất, chân phải rón rén, hơi khom người, nâng đít lên cao. Nếu không làm thế, đít sẽ chịn vào cứt của đám bọ “ỉa lang” thì chỉ còn nước dốc vào họng một liều… bả chuột! Ngồi ỉa trong tư thế ấy, hai đùi sẽ mỏi cứng, còn sợi dây thần kinh “chỉ huy việc ỉa” có khi bị căng thẳng tới mức… đứt phựt! Và thế là… tịt ỉa!
Giống người cao quí, nhưng lại có nhiều chuyện súc vật 100%, thậm chí không bằng súc vật, trong đó có hai chuyện ăn ỉa. Với ăn: “Miếng ăn là miếng tồi tàn/Mất ăn một miếng, lộn gan lên đầu”, tức là có thể đổ máu chỉ vì… miếng ăn! Với ỉa, chỉ biết sạch đít mình, còn mũi thiên hạ thì… mo phú! Bằng chứng là, trên khắp cõi An Nam, ở đâu ta cũng thấy nhan nhản mấy chữ nguệch ngoạc: “Cấm ỉa bậy!” hoặc “Cấm phóng uế!”. Con chó còn biết ỉa đúng chỗ. Con mèo ỉa xong còn biết gẩy tro lên phủ kín đống cứt. Còn con người thì có thể thản nhiên ngồi rặn ì ạch, đỏ mặt tía tai ở bất kì chỗ nào… Rồi, vỗ đít đứng dậy, bỏ lại chềnh ềnh giữa thanh thiên bạch nhật những đống vàng, xám, đen, vữa, cục… lưu cữu, nồng nặc mùi thối và lổm ngổm bọ hung!
Có mấy chuyện đáng cười đến nỗi “kẻ yếu tim thì rụng rốn, kẻ yếu rốn thì rụng tim”!… Một xã khá trù phú thuộc tỉnh Thanh Hóa, hầu hết nhà trong xã đều là nhà tầng khang trang, nhưng không nhà nào có… toa lét.?! Mỗi sáng sớm, tất cả nam phụ lão ấu, giai thanh gái lịch đều… vác đít ra bờ sông để… ỉa. Người ta bảo, sáng nào cũng thấy một… đàn đít trắng hếu đang thi nhau vãi ruột vãi gan! Sợ thật! Phóng viên báo chí kinh ngạc hỏi ông chủ tịch xã: “Sao lại thế?”. Chủ tịch cười, hồn nhiên: “Xưa thế thì nay cũng thế thôi, sao với giăng gì, hở mấy anh?” (đã đăng báo, không nhớ chính xác báo nào!). Còn ở tỉnh Hà Nam, với biệt danh “dân cầu tõm” thì ai ai cũng thông tỏ việc đó cả rồi, miễn vẽ rắn thêm chân!
Nói gần nói xa chẳng qua nói thật, mà đó là sự thật trời sinh ra, nên chẳng có gì đáng phải xấu hổ! Sự thật gì? Ai chẳng biết buồi và lồn liền kề lỗ đít? Nói một cách văn vẻ thì “khu vui chơi giải trí chung vách (bằng giấy) với nhà vệ sinh”. Tức là khi ỉa đồng thì cả đít lẫn buồi, lồn đều được gió đồng mơn man, ve vuốt, tạo ra cảm giác lâng lâng, hưng phấn khiến kẻ ngồi ỉa vừa gân cổ, thè lưỡi, cố sức tống hết cặn bã ra khỏi bụng, vừa lim dim, gật gù tưởng tượng ra những ngón tay nuột nà hoặc sắt nguội của ai đó đang mân mê bộ phận sinh dục của mình… Thế là được tận hưởng một cú ỉa róc cứt vô cùng khoan khoái,… đến nỗi có kẻ buột mồm hét lên: “Ôi! Ngon cơm, thông đái không bằng ỉa bãi cứt to!”…
Lại nhớ, phu nhân nhà thơ lừng danh TH đã có lần phàn nàn (đã  đăng báo, không nhớ chính xác báo nào!), khu dân cư nơi nhà thơ ở có 24 hộ, nhưng chỉ có một nhà vệ sinh công cộng nên sáng nào cư dân ở đó cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mình được “giải quyết bầu tâm sự khó nói”. Do phải nhịn ỉa hàng chục năm liền nên nhà thơ bị bệnh trĩ rất nặng… Bác sĩ bảo, cứt là chất cặn bã nên nó rất bẩn và rất độc hại (nghề đổ thùng xưa có phụ cấp độc hại), nếu nhịn ỉa càng lâu, chất độc càng thấm ngược vào hệ thần kinh và hệ tiêu hóa nhiều, thậm chí có không ít ca phải cấp cứu vì ngộ độc… cứt!... Xem thế đủ biết, đến cơn buồn ỉa mà phải nhịn ỉa thì “đau khổ” biết chừng nào? Được ỉa đúng cơn và được ung dung tự tại ngồi ỉa giữa cánh đồng mênh mông lộng gió thì quả là… lên tiên! Đến như một lãnh tụ vĩ đại - nhà thơ lớn bất đắc dĩ - cũng đã phải ấm ức hay khoan khoái mà viết bài Bị hạn chế (NKTT), từ chuyện hạn chế  tự do đại tiện, ông có thể khái quát sâu sắc triết lý thời đại: Mất tự do, cơ khổ như thế nào:
Đau khổ chi bằng mất tự do?/ Đến buồn đi ỉa cũng không cho/Cửa tù khi mở, không đau bụng/ Đau bụng thì không mở cửa tù!?...
Thử nghĩ xem, khi đang tay trong tay dạo bước với người yêu mà cơn buồn ỉa đùng đùng cuộn lên thì sẽ làm gì? Tất nhiên, chỉ còn nước… đành bỏ mặc người yêu để đáp lời kêu gọi của… đít! Còn nếu đang hôn thì sao? Thì cũng đành bai bai môi, lưỡi để… theo cứt! Và khi đã trèo lên bụng người tình rồi thì sao nhỉ? Nếu là ỉa té re (Tào Tháo đuổi) thì hãy coi chừng… có khi mồm người tình biến thành… cánh đồng cũng nên? Hi hi…!
Xin mở ngoặc, bài viết này của tôi không áp dụng cho toalét tự hoại mà chúng ta đang dùng. Nó chỉ có chút ít ý nghĩa với các loại chuồng xí, chuồng phân, chuồng chồ, chuồng gio… truyền thống, đó là các chuồng xí mà khi ỉa, ta có thể nhìn thấy các thể loại cứt chồng chất lên nhau cao như gò đống, hoặc có thể nhìn thấy hàng tỉ con dòi béo mẫm màu trắng đục đang bò lổm ngổm trên cứt, bò lên chân và có khi lên cả má ta…! Khủng khiếp! Xong một cuộc ỉa, nhất định phải tắm qua toàn thân, kể cả gội đầu xà phòng một lần, không thì mùi hôi thối cứ ám lấy thân thể, hàng tiếng đồng hồ, chưa tỏa hết!... Tôi vẫn nhớ như in lần cùng đi thăm gia đình thông gia của ông bạn vong niên TS. NDĐ, ở 1 xã vùng nông thôn Đà Nẵng năm 1994... Tối đó, sau bữa cơm khách thịnh soạn, tôi bỗng nổi cơn đau bụng dữ dội, chỉ kịp cuống queo hỏi chủ nhà: - Nhà tiêu ở đâu?, rồi lính quýnh ôm quần, chạy ra vườn sau, bước lên những cái chum sành bụng to, cổ rụt (chum bủm) xếp hàng chỏng chơ giữa mảnh vườn mờ mờ ánh trăng suông. Chẳng có vách ngăn, tường bao, che đậy gì cả! Từ bé đến giờ, tôi chưa thấy có cái chuồng xí nông thôn nào lạ lùng như thế! Và tôi phải vội lập cập bước lên, ngồi lên, chân đạp lên hai sườn thành chum, ghé đít vào miệng chum mà bài tiết. Cố cho nhanh để hết cơn đau bụng và khỏi trượt chân ngã, có khi què hoặc vỡ chum thì e còn khủng khiếp đến đâu!?...
Chưa hết! Tôi nghĩ, cũng nên xin phép mở một cái ngoặc nữa để thế hệ @ sống ở các đô thị lớn nhỏ (hiện nay có khoảng 70% cư dân nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn đang dùng chuồng xí truyền thống) phần nào chia sẻ với nỗi “đau khổ” khó nói của một thời. Thời chuồng xí phân tươi, ở các khu tập thể, những dãy chuồng xí thường không có cánh cửa (do mục nát hoặc bị người ta lấy cắp làm gì đó…), thế nên mỗi khi đi ỉa, đàn ông thì mang theo một tờ báo cũ và đàn bà thì mang theo một cái nón để… che mặt! Và, điều này cũng bình thường thôi, bởi thời nào mà chẳng có những thằng khốn nạn, đói khốn nạn đã đành, no cũng khốn nạn nốt; ấy là những thằng khốn nạn luôn lảng vảng ở các khu chuồng xí để xem… lồn! Thỉnh thoảng lại nghe vút lên những tiếng la thất thanh của chị em… Có chị cả thẹn: khóc! Có chị đáo để: xua đuổi và chửi! Còn mấy thằng khốn nạn thì cực kì lì lợm, cứ nhăn nhở và tiếp tục… xem! Nói chung, trong những trường hợp bi hài ấy, chị em chỉ còn mỗi cách là đứng dậy, kéo quần, ù té chạy và… bảo lưu cứt thêm một thời gian nữa! Cánh đàn ông đang ỉa cũng thương chị em lắm, nhưng biết làm gì với những thằng khốn nạn bây giờ?! Nhớ trong tiểu thuyết Huynh đệ của nữ nhà văn Dư Hoa (Trung Quốc) cũng có kể một cách sinh động câu chuyện trẻ con TQ thời đại CMVH rủ nhau xem đàn bà đi ỉa ở nhà xí công cộng để được hưởng cái thích thú nhìn các loại lồn. Bi hài thay, có 1 cái lồn đẹp nhất, sướng nhất mà chúng được nhòm trộm, nhòm kỹ mấy lần, lại chính là cái lồn của người mẹ đẻ ra anh em chúng!!! Từ ấy, chúng mới chịu dừng cái trò chơi khốn nạn đó!
Cũng thời ấy, có một nữ chuyên gia người Pháp đến làm việc tại một xí nghiệp ở tỉnh H. Mà người Pháp, người Việt hay người Nga, người Mĩ… thì cũng có những cơn đau bụng mót ỉa bất tử như nhau cả thôi. Vị nữ chuyên gia bị đau bụng và hỏi toa lét Tất nhiên, vị nữ chuyên gia ấy cứ đinh ninh là toa lét tự hoại như ở bên nước Pháp, nên khi được dẫn đến cái chuồng xí phân tươi của ta thì vị nữ chuyên gia lắc đầu quầy quậy. Ta bèn cấp tốc điều một xe xì téc chở nước tới và dùng vòi rồng phun rửa cái ô chuồng xí thật sạch sẽ, sau đó còn vẩy một ít nước hoa… Lại cử một nữ bác sĩ của ta giúp đỡ bạn… ỉa! Thế nhưng, vị nữ chuyên gia vẫn không thể nào dạng chân, ngồi xổm trên hai hòn gạch mở chếch về phía trước khoảng 45 độ cho vững… Bất lực, vị nữ chuyên gia ôm mặt òa khóc… Khóc vì quá sợ hãi cái chuồng xí kinh tởm! Khóc vì cơn đau bụng quằn quại thắt ruột thắt gan… Khóc vì một thành viên trong đại gia đình Tứ khoái đã bị hành quyết một cách vô cùng dã man!
Còn cái sự ỉa đái của hôm nay? Ai đó nói rằng, sống là phải chấp nhận những nghịch lí, những bất công! Dù văn minh tới đâu, loài người cũng chẳng có cách gì hóa giải những nghịch lí và bất công theo như cái cách nói ảo tưởng tiểu nông: Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng! Ngay như anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra mà cũng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” kia mà? Không bao giờ có sự giống nhau, bằng nhau, như nhau… giữa các cá thể cùng loại! Đấy cũng là một nguyên lí bất biến của triết học: Mâu thuẫn là động lực của phát triển! Nghĩa là ngay trong phạm trù ỉa đái, ta cũng phải vui vẻ chấp nhận nghịch cảnh! Các đại gia và các VIP sở hữu những toa lét xịn, nhập ngoại; trong đó, bệ bệt mạ vàng, tự động phun nước rửa đít, mà nước cũng tự động mát đít vào mùa hè, ấm đít vào mùa đông… Nói chung, các ông chủ bà chủ chỉ còn mỗi động tác tụt quần (nếu có người hầu tụt cho nữa thì chẳng phải làm gì mà vẫn… ỉa… ngon lành cành đào). Trong toa lét có tủ lạnh to vật vã, nếu bị táo bón mà phải ngồi lâu thì có thể lôi hoa quả hoặc bánh kẹo ra để ăn. Lại có cả giá sách báo, nếu muốn thư giãn để quên đi nỗi nhọc nhằn ì ạch (vì không ai rặn ỉa thay chủ nhân được) thì giở sách báo ra đọc… Tóm lại, chỉ riêng số tiền trang bị cho cái “nội thất” toa lét của các đại gia, các VIP cũng thừa để xây được một tòa nhà 4 tầng xịn! Ngược lại, cách Tháp Rùa ở Hồ Gươm chỉ khoảng hơn 30 km tính theo đường chim bay, ở một vùng nông thôn vẫn còn tồn tại kiểu biến thể của cái chuồng xí truyền thống: đào những cái hố ven đường, bắc ngang miệng hố một cái cầu tre gồm 3 khúc ghép bằng con sỏ, mái được ghép bằng hai tấm tranh rạ hoặc lá gồi theo hình chữ A (buộc hai gáy tranh vào với nhau) xòe ra hai bên miệng hố - đó là cái toa lét có lẽ vào loại rẻ tiền nhất trên hành tinh này! Ngày nắng, mùi cứt đậm đặc như tỏa ra từ… chính hai lỗ mũi. Ngày mưa, nhoe nhoét hôi hám. Các chú chó sục mõm xuống hố để mót cứt tươi, gà cào bới tìm bắt sâu bọ… Chúng tha cứt lên vung vãi khắp mặt đường khiến cho những chiếc xe máy lăn bánh qua đây khó mà thoát được sự trừng phạt của “mìn dẻo”, còn khách bộ hành thì cứ loay hoay tìm những vật cứng (gạch, đá…) và cà đế giày đế dép vào để… giũ cứt! Tuy nhiên, chỉ có những ai lần đầu đến vùng này thì phải bịt mũi, khạc nhổ, xe máy tăng tốc, bộ hành thì chạy gằn…, còn dân sở  tại thì cứ bình chân như vại. Họ vẫn vui vẻ làm ăn, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái và ỉa đái… vô tư! Phải chăng, đấy cũng là một dạng “miễn dịch” của xứ tiểu nông An Nam ta?
Ôn cố như vậy để tri tân sâu sắc những gì ta đang được thụ hưởng cho cái khoái ỉa hôm nay. Tuy nhiên, những kỷ niệm về ỵ đồng ở những ruộng ngô, vườn phi lao xanh mát vẫn còn tươi rói trong kí ức… Khoái xong, nhảy ào xuống mương Đồng Vườn hay sông Nhuệ tắm gội thỏa thuê, vào những chiều chủ nhật chăn bò hồi trẻ con thì vô khối… Quả là khoái thú vô cùng!
       Thưa quí vị! Xin đừng sĩ diện hão mà giãy nảy như đỉa phải vôi, rằng tôi không ỉa bậy bao giờ! Bởi vì, ỉa bậy ở đâu thì không biết, chứ ỉa ở cánh đồng còn thăng hoa hơn cả… giao hợp đấy! Không tin hả? Thử xem! Nhất là mấy chị em trẻ thích nhún nhảy cành cao, cành bổng…
18.1.2015, HD
6.     Kết
Đến đây, có lẽ bạn đọc yêu quý cũng đã cười chán chê mê mỏi vì những mẩu phiếm đàm lông bông, tản mạn, vừa đứng đắn, nghiêm trang vừa mang đậm hơi hướng tục văn, dâm bình và có phần đã dài dòng của chúng tôi. Xin được tạm kết một cái kết rõ rành chưa có hậu; vì sự chưa đủ đầy, mỹ mãn về một trong những chủ đề xã hội – văn chương lâu đời nhất, phổ biến nhất, thời sự nhất, thiết thực nhất và cũng bay bổng nhất trong thế giới loài người khúc xạ, ánh xạ vào thế giới nghệ thuật văn chương đông tây kim cổ.
Chúng tôi cũng muốn hưởng cái ngũ khoái râm ran với bài viết này, khi nhận thấy những điều mình trình bày, bộc lộ, bàn luận trên là những điều vừa rất chân thành, nghiêm cẩn lại vừa không kém phần tếu cợt, bông phèng, đời - văn hòa trộn, ngõ hầu mua vui cho bạn đọc lúc nhàn rỗi, cô đơn, khi chiều buông, đêm xuống... Chỉ tiếc, bởi tài sức mình có hạn, kiến thức cạn nông, tay phím vụng về… nên không thể viết hay hơn, ngắn gọn, cô đúc và hấp dẫn hơn! 
Xin được rửa tai, lắng nghe tất cả những lời chê trách, phản biện hoặc đồng tình chia sẻ, hay khuyến khích, động viên …của quý bạn đọc gần xa. Theo chúng tôi, Tứ khoái… thật trần trụi mà cũng thật ảo kỳ! Chắc chắn nó sẽ còn trường tồn cùng với loài người cho tới ngày… tận thế! Và đề tài về tứ khoái vẫn sẽ là một thách thức đầy quyến rũ đối với văn chương nghệ thuật đương đại tới tương lai./. 
Trèm – Thạch Bàn, đêm  19 – 12 – 2014 - 19 – 1 -  đêm 22 - 1– 2015.
ĐV - HD

         
TS Đường Văn

1 nhận xét:

  1. Hai ông ĐV và HD thật là công phu khi BÀN và TÁN! Thật là thẳng thắn và bạo miệng nhưng...không thể bắt bẻ!
    Nể hai vị!
    Có điều theo tôi biết thì DƯ HOA là nhà văn nam của Trung Quốc chứ không phải nữ. Nhà văn Vũ Công Hoan có dịch cuốn " Trung Quốc trong mười chữ" của nhà văn này. Trên trang tôi có đăng các bài như Lỗ Tấn, Cách mạng, Thảo dân,...

    Trả lờiXóa