BA BÀI
HỌC NGHỀ DẠY VĂN
ĐƯỜNG VĂN
(Nguyên Phó chủ nhiệm khoa Xă hội, trường CĐSP Hà
Nội),
Không phải những bài học nghề
tiếp nhận từ các trường CĐSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội hoặc Đại học Tổng hợp quốc gia
Kuban (CHLBNga; Liên xô cũ), nơi tôi từng tu nghiệp 5 – 6 năm mà từ một mái
trường làng quê thân yêu, mái trường tôi đă vinh dự được làm học tṛò 7 mùa
phượng nở những năm 50 – 60 thế kỷ trước, tôi muốn ôn lại một vài bài học sư
phạm hữu ích về phương pháp dạy học (PPDH) môn Ngữ văn mà tôi thâu nhận được từ
chính các thầy giáo kính yêu đă từng dạy chúng tôi, dưới mái trường rêu phong
cổ kính ấy.
Ba năm học cấp 2, (từ lớp 5 đến lớp 7;
nay là 4 lớp: 6, 7, 8, 9), tôi lần lượt được học môn Văn với các thầy: Trần
Ngọc, Trịnh Thanh và Nguyễn Viết. Ba thầy: 3 cá tính khác nhau, 3 phong cách
sống và dạy Văn không giống nhau. Thầy Trần mực thước, điềm đạm; thầy Trịnh
chỉn chu, kỹ lưỡng; thầy Nguyễn sôi nổi, hào hoa. Điểm chung của ba cụ là tác
phong mô phạm, mẫu mực, từng nêu những tấm gương ngời sáng về nhiệt tâm, đạo
đức người thầy để học sinh noi theo. Riêng về nghiệp vụ dạy môn Ngữ văn, các cụ
đă để lại trong tôi, suốt gần 50 năm qua, từ thưở niên thiếu ngây thơ, trải
hơn 40 năm làm đồng nghiệp thế hệ sau các thầy, cũng dạy Ngữ văn, Văn học, PPDH
Văn, từ cấp THCS, THPT đến CĐSP và ĐHSP, bao nhiêu ấn tượng sâu đậm, ám ảnh,
bấy nhiêu bài học vô cùng quý giá. Với tôi, trước tiên là 3 bài học tiêu biểu:
1. Phương pháp dạy đọc văn
2. Phương pháp hỏi, gợi
3. Phương pháp giảng bình
Xin được phân giải sơ qua từng bài
học, cũng là tiện kể lại dăm câu chuyện nghề, trao đổi cùng bạn đồng nghiệp trẻ
thế kỷ 21.
1. Dạy đọc văn – đọc diễn cảm – sáng tạo
Đó là một trong những PPDH Văn truyền
thống và đặc thù, một trong những PP mà nếu người dạy vận dụng thành công sẽ
đem lại chất văn, chất nghệ thuật rất riêng, mê hồn người học. Nhưng PP
này phụ thuộc không ít vào bộ máy phát thanh trời phú cho thầy, cô giáo.
Hiển nhiên, không phải ai dạy Văn cũng đều có thể đọc văn hay. Thầy Trần dạy
tôi từ lớp 4, chuyển cấp dạy tiếp lớp 5. Tôi đă quá quen với giọng rành rơ,
mạch lạc, như rót vào tai khi thầy cất tiếng đọc những bài tập đọc, chính tả.
Lên lớp 5, trong những tiết Giảng văn (hiện nay gọi là Đọc hiểu văn
bản), thầy đọc càng khúc triết. Sức
truyền cảm càng thâm trầm. Tôi nhớ măi thầy trích đọc đoạn văn của thằng học
tṛò 11 tuổi - là tôi, tả cảnh quầy hàng bán thịt phiên chợ Vẽ Soi
(27 tháng chạp ta hằng năm). Thầy đọc với cảm hứng chia sẻ thực sự, nhấn mạnh
từ này, kéo dài từ kia. Tôi nghe đầy phấn khích, cứ ngỡ không phải văn
mình! Thầy Trịnh đọc văn như cố kìm
nén cảm xúc, muốn để nội dung thông tin từ tác phẩm đến thẳng học sinh một cách
khách quan và ngắn nhất; nhưng nhịp điệu lại khoan thai, chậm rãi, tuy hơi rề
rà.
Thầy Nguyễn có cách đọc văn thật sự cuốn
hút, hào sảng. Những câu thơ Ta đi tới (Tố Hữu), Đáng sống bao nhiêu
một ngày vì cách mạng! (Lưu Trùng Dương), Lên miền Tây (Bùi Minh
Quốc) được chắp cánh bởi giọng đọc lửa reo, chuông rền, như vang vọng tiếng
bước chân hành quân của những binh đoàn chiến thắng: Trên đường ta về lại
Thủ đô, /Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ! Lịm người, nghe thầy đọc bài
thuyết minh phim Cây tre Việt Nam của Thép Mới (lớp 7, hiện nay dạy
trích đoạn ở lớp 6). Nghiêng nghiêng đứng trên bục, đầu hơi ngả về sau, mắt
kính lấp loáng, giọng sang sảng đấy, mà ngân nga, dìu dặt đấy: Diều bay,
diều lá tre bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều. Trời cao lồng
lộng, đồng ruộng mênh mông, hăy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của
tre. Càng đọc, nét mặt, ánh mắt thầy
càng sáng ngời, lấp lánh. Như ru, quên hết, chẳng ai c̣òn để ý đây là thơ hay
văn; chỉ lắng nghe và miên man liên tưởng, tưởng tượng… Thoáng chốc, tâm hồn
trẻ thơ cũng bay lên ngang lưng trời cùng tiếng sáo trúc, sáo tre của người nông
dân Việt Nam vừa chiến thắng thực dân xâm lược Pháp. Với bài văn thuyết minh
đặc sắc này, thầy đă giảng bằng đọc diễn cảm là chủ yếu. Kết quả: đă rất
thành công về PPDH. Tôi nghĩ, ở cấp THCS – THPT, với một số văn bản trữ tình
thích hợp, có thể tận dụng PP đọc văn – đọc diễn cảm – sáng tạo tới tối
đa mà không sợ lạc đường, cảm tính, chủ quan hay hời hợt.
Thầy Lê Văn – một trong số ít cây
dạy Văn có hạng của Hà Nội 2 thập kỷ 60 - 70, một thư sinh Hà thành, mảnh mai,
trắng trẻo. Thầy chỉ dạy lớp tôi có 1 lần (thay thầy Trần ốm) nhưng đă kịp thể
hiện một cách đọc diễn cảm - nghệ thuật khác đầy ấn tượng. Giọng thầy trong,
dịu, ấm, mềm và mượt như nhung. Gần 50 năm đă qua mà những câu văn trong bài Ký
ức tuổi thơ (Đoàn Giỏi), qua giọng đọc ngọt sánh mật ong của thầy,vẫn thủ
thỉ bên tai chúng tôi nỗi khắc khoải của những người con miền Nam trên đất Bắc
khôn nguôi nhớ về tuổi thơ bên ḍòng kênh xanh mát bóng dừa, giữa trưa hè nắng
lửa. Thầy đọc toàn bài một lần, rồi đọc lại từng đoạn. Đọc diễn cảm nhiều, giảng
giải ít nhưng chúng tôi vẫn bị mê hoặc một cách tự nhiên không cưỡng nổi.
Khoảng đầu những năm 70, khi đă là một giáo viên trẻ cấp 2, tôi có dịp dự giờ
thầy dạy bài Nguyễn Trãi – Người anh hùng của dân tộc (Phạm Văn
Đồng) cho HS lớp 7 quận Hoàn Kiếm; lại được thưởng thức giọng trầm bổng, nhiều
luyến láy như ngâm, như hát của thầy đọc mẫu đoạn văn nghị luận nổi
tiếng này.
Có điều cũng phải thấy rằng, trong
những tiết giảng văn hồi ấy, chủ yếu
các thầy đọc. Học tṛò được đọc rất ít. Thậm chí có tiết các em chỉ nghe và
ghi. Khi học sinh đọc xong, thầy cũng không nhận xét, bình luận, uốn nắn tỉ
mỉ, kỹ càng. Nói cách khác, các thầy chưa chú ý đến việc hướng dẫn HS đọc, tạo
điều kiện để các em được tham gia đọc văn trong giờ học văn. Nhưng đó không phải
lỗi tự các thầy mà bởi cách dạy học văn ở nước ta thời ấy chỉ đến thế! PPD Văn
- giảng văn truyền thống - vẫn đang thịnh hành với trung tâm độc tôn là ông thầy. Học sinh chỉ là đối tượng thụ
động bên ngoài.
2. Hỏi và gợi mở
Nhìn chung, trong những tiết giảng văn hồi đó, thầy nêu câu hỏi rất
ít, gợi mở càng sơ sài. Tuyệt không có chuyện học sinh dám đứng lên hỏi lại
thầy điều này điều kia trong, ngoài văn bản hay thắc mắc, yêu cầu giải đáp về
tác giả, tác phẩm. Câu hỏi đă ít lại chưa hệ thống, phong phú, đa dạng và có
chủ đích, chuẩn bị công phu như cách dạy đọc
hiểu ở ta những năm gần đây. Thường các thầy hỏi khá tùy hứng. Thích hỏi
thì hỏi; thấy cần hỏi thì nêu câu hỏi. Học sinh trả lời được thì tốt, ấp
úng, hoặc ngậm hột thị cũng chẳng sao! Bởi lúc đó thầy lại tự trả lời đủ đầy,
cặn kẽ. Nguyên nhân chính vì quan niệm dạy văn là giảng văn. Cần tranh
thủ thời gian giảng giải cho HS biết bao nhiêu cái hay, đẹp, sâu sắc đang ẩn
chứa trong áng văn mà các em không thể tự mình khám phá nổi. Các thầy đều mắc
căn bệnh kinh niên: tham kiến thức, sợ lãng phí thời gian…
Tuy nhiên thưở ấy, chúng tôi nhiều khi
cũng đă từng rất hứng thú trước một số câu hỏi gợi mở của các thầy. Đánh liều
thử xung phong trả lời. Lót đót cũng có lần nói đúng, nhiều hơn là lệch, ngô
nghê hoặc sai. Có khi thầy hỏi vặn thêm, đành đỏ mặt, ngồi xuống. Các bạn cười,
thầy cũng cười, rồi lại khen, lại động viên. Chẳng hạn, khi dạy bài Đêm nay
Bác không ngủ của Minh Huệ, thầy Trần chợt buông câu hỏi:
- Có người bảo rằng bài thơ này rất ít
chất thơ, không cô đọng, kể cả một câu chuyện đơn giản, lặp lại diễn biến…như
một bài văn xuôi kể chuyện. Em nghĩ thế nào?
Cả lớp ngây ra, lặng ngắt hồi lâu… Bỗng
BH láu táu xung phong phát biểu. Ý kiến của cô bạn học giỏi văn nhất lớp làm
chúng tôi giật ḿình, hoang mang: - Em nghĩ ýkiến đó sai ạ! – V́ì sao?
Thầy khuyến khích. – Em đọc thấy rất hay, cảm động và thương Bác Hồ ạ! – Nhưng
sự dài và câu chuyện kể trong bài thơ, rõ ràng làm giảm chất thơ th́ì
sao? - Em không giải thích được nhưng vẫn thấy hay ạ! Thầy cười, quay sang
hỏi cả lớp: - Ai đồng ý với bạn? Ai phản đối? Mấy cánh tay cả nam, cả
nữ cùng giơ cao. Thầy chỉ định 1, 2 bạn nói tiếp. Đứa đồng t́ình, đứa phản
bác; đứa có lẽ, đứa cãi cùn, ồn ào một hồi. Cuối cùng, thầy mới phân giải, kết
luận chỉ ra chỗ hời hợt của nhận xét; khẳng định giá trị của bài thơ tự sự. Và
chúng tôi được dịp hiểu thêm một khái niệm lý luận mới và khó: thơ tự sự.
Chúng tôi rất khoái được học kiểu như thế. Tiếc thay, những tiết giảng văn được gợi mở, hỏi đáp, thảo
luận, định hướng hiếm hoi tựa lá mùa thu!.
Thầy Nguyễn hay hỏi những câu, đại
khái: - Anh (chị) thấy bài (đoạn, câu) này thế nào? Có hay không? Có
thích không? Có thể nói với thầy và các bạn cái hay, cái đẹp ấy chăng? Anh
(chị) nghĩ ǵì khi đọc?... những câu hỏi rất thú vị nhưng thật khó trả
lời. Sau này tôi mới hiểu đó là những câu hỏi kích thích tư duy sáng tạo,
khêu gợi cảm xúc của bạn đọc học sinh khi tiếp xúc văn bản nghệ
thuật ngôn từ. Khi chúng tôi đứng dậy trả lời, bao giờ thầy cũng lắng nghe, hầu
như không ngắt giữa chừng. Dù đúng, dù chưa đúng, thầy đều mỉm cười khích lệ
bằng những câu ngắn gọn: - Được đấy! Tiếp đi! Phải! Tốt, tốt lắm! Đúng rồi!
Đã hiểu khá sâu! Nghĩ thêm chút nữa!! Chứng minh đi! Nói thế là oan cho Kiều
đấy!... Hoặc hỏi như khiêu khích cả lớp: - Ai có gan tranh luận lại?
Chẳng lẽ chỉ có thế thôi?... Thầy nhận xét, b́ình luận ý kiến của học
sinh, khen rất hào phóng, chê cũng không ít, lời chê dí dỏm, nhẹ nhàng, đầy bao
dung, khiến chúng tôi chỉ xấu hổ một chút chứ không hề tự ái hoặc cảm thấy bị
coi thường, xúc phạm. Và thầy nối mạch giảng tiếp tự lúc nào, khéo léo đến ngạc
nhiên. Rất nhiều năm dạy Văn, tôi vẫn thường học các thầy bài học đặt câu hỏi
và gợi mở học sinh, sinh viên trả lời nhưng vẫn không sao khắc phục được tật
nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên nhẫn lắng nghe, đôi khi lại chưa nhẹ nhàng, tế
nhị khi phê phán, phẩm b́ình ý kiến của các em. Tôi vẫn đă và đang gắng học
các thầy dạy văn của tôi xưa câu châm ngôn về PP: Biết dạy là biết
hỏi. Đặt câu hỏi gợi mở trong dạy học Ngữ văn cũng là một nghệ thuật.
Nhưng cho đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa thực hành nổi thái độ dạy học mới mẻ,
dứt khoát của đại Khổng Tử: Ta chỉ dạy khi nào học trò hỏi mà thôi!
3. Giảng b́ình
Thầy Trần, thầy Trịnh giảng nhiều,
b́ình ít. Lời giảng thường cặn kẽ, giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng tường tận;
có khi lại đưa thêm ví dụ minh họa, mở rộng chú thích SGK, nhưng thường chung
chung, đôi lần không tránh khỏi sáo, hoặc đại ngôn. Thầy Lê, ngược lại, giảng
ít, b́ình nhiều. Lời b́ình của thầy có đoạn bay bổng, chơi vơi như làn sương
hồng mong manh, huyền ảo vờn chung quanh áng văn. Thầy Nguyễn giảng b́ình
tương đối cân phân. Lúc giảng trước b́ình sau, lúc giảng sau b́ình trước, lúc
lại vừa giảng vừa b́ình, khá linh hoạt. Nhưng thầy thiên về khám phá nội dung
tư tưởng, xă hội mà chưa để tâm đúng mức đến vẻ đẹp độc đáo, cụ thể về nghệ
thuật của tác giả, tác phẩm, nhất là với một số tác phẩm mới đưa vào trong tập Phụ
lục (Lên miền Tây (Bùi Minh Quốc), Cô gái Hưng Yên đi khai hoang
Tây Bắc (Huy Cận), Hai con trâu húc nhau (trích Vụ lúa chiêm (Đào Vũ)… Khi
nói, khi đọc; lúc cao hứng kết hợp cử chỉ, điệu bộ bàn tay, với ánh mắt, nụ
cười… Đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) được thầy phân
tích đầy hào hứng. Vừa giảng các từ cai lệ, lư trưởng, tay thước, xái cũ…
thầy vừa đọc diễn cảm đoạn văn, nhấn giọng từng câu đối thoại đầy kịch tính của
chị Dậu với hai hung thần ác sát rồi so sánh từng hành động thể hiện
tính cách của 2 nhân vật tương phản trong cảm quan hiện thực mạnh mẽ
của Ngô Tất Tố. Thay lời sơ kết, thầy
đọc diễn cảm đoạn phẩm b́ình đặc sắc về chị Dậu và Tắt đèn của
Nguyễn Tuân. Trong Tắt đèn, Ngô Tất Tố đă xui người nông dân nổi loạn…
lần đầu tiên được nghe, chúng tôi sửng sốt, ngạc nhiên và rất xúc động.
Tôi không thể nào quên một buổi tối
thứ năm nào đó, lũ học tṛ lớp 7 chúng tôi được nghe thầy Ngô Quang (đă từ
trần) giảng bài thơ Mẹ Tơm (Tố Hữu) cho học viên lớp 7 Bổ túc văn hóa
miền Vẽ – Trèm. Bám hờ thành cửa sổ gỗ lim mở rộng, chúng tôi nh́ìn vào, thấy
độ hơn ba chục anh, chị học buổi tối đang hếch mặt, dỏng tai đón từng lời giảng
say sưa, cuốn hút; theo bàn tay viết bảng thoăn thoắt, lại chuyển đọc diễn cảm
–như ngâm:
Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa,
Một buổi trưa nắng dài băi cát.
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa,
Mát rượi ḷòng ta, ngân nga tiếng hát…
Thầy dẫn lời Tố Hữu phân vân lựa chọn
giữa 2 từ lao xao và xôn xao.
Đến đoạn cuối, thầy nghiêm trang,
thành kính đọc:
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời…
Rồi trích lời b́ình sắc sảo của Hoài
Thanh, tấm tắc: Từ vùi trong câu thứ ba gợi nhớ câu Kinh Thánh: Thân
cát bụi lại trở về nơi cát bụi. Nhưng với câu thơ tiếp theo, có bàn tay rất
khỏe của nhà thơ đă giữ tôi (HT) đứng vững bên bờ vực thẳm…
Cả lớp và nhóm nghe ké lặng phắc như
bị thôi miên rồi đột ngột cùng ̣a vỗ tay ran như pháo. Riêng tôi thầm ao ước,
nhất định có ngày ḿình cũng sẽ lên bục, giảng b́ình thơ văn như thầy.
***
Dự giờ nhiều anh chị em giáo viên trẻ
hiện nay, thấy một vấn đề ngộ nhận và rất cần thức nhận lại. Đó là việc vận
dụng sáng tạo PP giảng b́ình trong tiết đọc hiểu tác phẩm văn
chương ở THCS. Không ít thầy cô giáo trẻ sợ, ngại giảng b́ình, ngộ nhận về
PPDH Văn truyền thống đặc thù rất
phương đông này nên đã tự làm giảm hiệu
quả nhận thức và xúc cảm của HS trong tiết đọc hiểu văn chương. Tất nhiên, ở
thế kỷ 21, chúng ta không thể giảng b́ình hoàn toàn như các thầy cô dạy Văn
thế kỷ trước. Phải và cần đổi mới, làm mới giảng b́ình trên nguyên tắc dạy học
tích hợp – tích cực, lấy HS là trung tâm, là bạn đọc sáng tạo,
đồng sáng tạo .
Chuyên cần nghiền ngẫm kinh nghiệm,
tinh hoa chuyên môn, nghiệp vụ dạy Ngữ văn nơi các thế hệ thầy cô xưakết hợp
với các PP, phương tiện DH văn hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng học
môn Ngữ Văn của HS hiện tại,; chẳng phải là một cách làm thiết thực tỏ
ḷòng biết ơn các bậc sư phụ tiền bối của chúng ta hay sao?./.
16 - 12 - 2013
Đường Văn
Các thầy cô dạy văn tôi cấp 2, cấp 3 đều cho chúng tôi đọc tác phẩm văn học. Có khi còn được phân vai để thể hiện tác phẩm văn học. Tôi hay được các thầy cô kêu đọc các bài thơ. Có lẽ vì thế mà chúng tôi rất thích học các giờ văn, không như học sinh bây giờ rất ghét môn văn. Tôi nghĩ một phần do giáo viên, hiện nay giáo viên có khả năng dạy văn hay, thu hút được học sinh còn ít
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé trang và chia sẻ. Thầy cô dạy hay thì học sinh thích học. Thầy cô dạy dở thì học sinh chán học. Môn nào cũng thế, chả cứ môn Văn!
XóaCháu cảm ơn chú. Đọc bài của chú cháu gợi nhớ kỉ niệm về trường cũ. Cháu cũng có thêm lời khuyên bổ ích.
Trả lờiXóaCám ơn Hiền Anh đã chia sẻ.
XóaĐây là bài viết của TS Nguyễn Văn Đường. Anh ấy sẽ rất vui khi biết chia sẻ này!