LÝ NAM
Đặng Hồng Vệ
Vũ Công Hoan dịch
Hai
mươi năm nay Lý Nam luôn luôn vật lộn với nghề ăn uống,nói trắng ra là kinh
doanh khách sạn. Từ quán ăn nhỏ đến nhà hàng to, hiện nay là khách sạn lớn. Nhà
chị mở quán cơm có nguồn gốc sâu xa. Bố mẹ chị đã từng mở quán cơm. Lúc ấy chị mới học phổ thông cơ sở.
Trường học trên thị trấn. Quán ăn cũng ở trên thị trấn.
Thị trấn nhỏ Tô Bắc, một con phố thẳng, chỉ có hai quán ăn. Lý Nam còn nhớ,
quán cơm bố mẹ mở không to lắm, ba bốn gian cả lầu trên lẫn gác dưới.Làm ăn
cũng tạm được. Không phải tìm bếp trưởng, người phục vụ cũng không phải thuê. Bố
mẹ là đầu bếp, cũng là người bưng bê. Lý Nam tan học về nhà, thường giúp bố mẹ
rửa bát đĩa, đãi gạo, bưng thức ăn. Lúc rỗi, cô làm bài tập ở góc nhà ngoài. Có
khi bố mẹ bưng cho con gái một đĩa nem rán, hoặc một bát canh nhỏ trứng gà. Nem
rán dòn cực, canh gà thơm cực. Cảm giác hạnh phúc trào dâng ấm áp trong trái
tim cô.
Ngoài một số khách ăn lưu động, thường hay có cán bộ to nhỏ trong thôn
trong xã lui tới. Họ nhàn lắm, có vô thiên lủng thời gian tiêu khiển. Lý Nam nhớ
rõ nhất, có một vị là Dương xã trưởng. Ông này đầu tròn não tròn. Dáng tươi cười,
Đứng như đôn. Ngồi như đống. Ông thích nói đùa với bố mẹ, mẹ bưng thức ăn đến,
ông thường gọi, bắt mẹ chúc rượu. Ban đầu mẹ đỏ mặt chối từ, dứt khoát không uống.
Họ liền gọi bố đang bận trong bếp ra. Làm thế sao được?Xã trưởng bảo mình chúc
rượu, sao mình không biết tốt xấu? Bố nửa đùa nửa thật mắng mẹ, tự bưng chén cạn
một hơi, nói, tôi nhận lỗi!Xin lãnh đạo tha thứ. Đám người này kêu không được, anh
Lý uống không tính.Mẹ bèn nhận chiếc chén, nhấm một ngụm.Ngụm này coi như khai
khẩu! Từ sau trở đi lần nào bọn họ đến, cũng đòi mẹ uống một hớp. Mẹ lại không
chối từ, thản nhiên uống, không phải một hớp, mà một chén, hai chén,ba chén.Mẹ ứng
phó tự nhiên. Không khí trên mâm náo nhiệt, lại có người vỗ tay. Tiệc tan,
khách hàng ký sổ nợ cũng khảng khái vô tư. Đi ra về, Dương xã trưởng thưởng ì ra
đi sau rốt, quay người lại, ông ta len lén véo vào mông mẹ một cái. Mẹ cũng
không tức, cười hì hì. Lý Nam đã trông thấy,bực lắm, nhổ một bãi nước bọt.Mẹ mới
giả tảng tránh. Dương xã trưởng khẽ nói, con gái chị là một yêu tinh, sau này động
tĩnh sẽ lớn đấy, không nhỏ đâu.
Sau khi học hết phổ thông cơ sở, Lý Nam liền xa gia đình. Đối với bố đây là
một bí mật, nhưng mẹ lại như đi guốc trong bụng.Một hôm, mẹ cầm một tệp giấy ký
nợ đi tìm Dương xã trưởng,nhưng bố phát hiện vẫn còn mấy tờ biên nhận của Dương
xã trưởng rơi trong nhà, liền sai Lý Nam vội đưa đi. Lúc bấy giờ Lý Nam đang
làm bài tập, một bài số học đang giải được một nửa, Nhưng cô im lặng, bỏ bút xuống,
chạy gằn ra trụ sở ủy ban xã. Phòng làm việc của Dương xã trưởng vắng người, vừa
hỏi, có “người hảo tâm” chỉ cô nhà tập thể của Dương xã trưởng. Cô liền đến.Kết
quả cô đã trông thấy một màn không nên trông thấy. Cô vứt luôn giấy biên nhận
xuống đất bỏ đi liền. Lý Nam đã bỏ nhà ra đi, đến thẳng nhà ga lên phố huyện, lại
từ phố huyện lên thành phố, trong túi không có một đồng, đành phải làm người phục
vụ cho một quán ăn nhỏ. Ông chủ rất mến cô, hỏi:Cháu đã từng làm ở đâu chưa? Mà
thạo việc thế!Lý Nam lắc đầu trả lời, cháu là học sinh. Cô làm ở đấy hai năm.
Hai năm sau, cô yêu một khách ăn, cô đứng ra mở một quán ăn và trở thành bà chủ.
Quán ăn càng mở càng lớn. Mỗi lần có khách quen, anh chồng đều phài chúc rượu.
Đêm nào cũng phải chúc mấy vòng. Cô đau lòng,có khi cô phải đến giúp, ngăn chồng
một hai chén. Anh chồng mắng cô, việc đàn ông em đừng nhúng tay vào! Lý Nam ra đón
khách ở quầy trước, trông coi tiền nong sổ sách. Hai năm sau Lý Nam thành bà chủ.
Bởi vì cô bỏ chồng, Chồng cô cặp bồ với một nhân viên phục vụ. Sao lại thế được
nhỉ? Tan hả,tan thì tan! Anh chồng rất nhân nghĩa, để lại quán ăn cho cô, cô
thành chủ quán.
Bởi vì Lý Nam là đàn bà, đã hấp dẫn nhiều khách. Cũng vì cô là nữ giới, đem lại nhiều thị phi. Đau đầu
nhất có hai việc:Chúc rượu và tính sổ đòi nợ. Lý Nam đã học biết uống rượu,
quen vui đùa mắng yêu khách hàng. Khách hàng cũng cảm mến Lý Nam, Nhập gia tùy
tục,đã làm cái nghề này, thì phải theo nghề này,Lý Nam đã rèn được uống rượu.
Chủ quan đứng ra chúc rượu, người mời rất hãnh diện. Chủ quán chúc rượu rất sảng
khoái, người mời càng lên mặt. Gặp phải khách dễ tính, Lý Nam, chỉ cần bưng
chén toàn nước trắng lượn một vòng là xong. Gặp phải khách khó tính thì khỏi phải
nói, đổ ngay chén nước khoáng của chị đi, trong ánh mắt háo hức của đám đông,
cô rót đầy ắp một chén. Lãnh đạo quan trọng phải chúc rượu từng người, có khi
lãnh đạo thật thà, phải uống cạn một hơi, rượu này không được tính. Hai ba lần
như thế là đầu nặng chân nhẹ.
Hiện nay rất ít khách ăn uống trả tiền mặt, đều ký sổ nợ. Chữ ký là thân phận.
Uống rượu rất cao hứng, chữ ký rất thoải mái. Lâu dần đều là những con số hàng
vạn! Đơn vị lớn như thế, kể chi chút tiền hủi này. Nhưng người ta bắt bạn phải
đi lại nhiều lần. Hôm nay đến, lãnh đạo đi vắng, không ký nổi. Ngày mai đi,
nhân viên tài vụ bận, phải xếp hàng.Cứ thế dây dưa lần lữa mãi. Không đến giờ
phút then chốt, người ta không trả tiền bạn. Hàng năm Lý Nam đều phải ra siêu
thị làm một số thẻ mua hàng, kẹp vào hóa đơn cùng đưa cho người ta. Có lúc thẻ mất
tác dụng, cần phải kèm theo bản thân chủ khách sạn. Đương nhiên, phía bên kia
là một người có thể đem lại lợi ích lớn cho khách sạn của Lý Nam. Lúc này Lý
Nam hoàn toàn thông cảm với cái khó của
mẹ mình.
Mùa xuân năm Lý Nam ba mươi sáu tuổi, Lý Nam đột nhiên muốn về quê. Chị ra đi kiếm sống đã tròn hai mươi năm,
chưa hề về qua nhà, không liên lạc với bố mẹ.Hai mươi năm rồi, ngoài cuộc hôn
nhân ngắn ngủi, về cơ bản một mình chị vật lộn mà nên. Chị mua hai căn nhà ở
khu phố, còn sắm một xe con Ngựa báu. Chị lái xe con về thị trấn nhỏ. Từ thành
phố về thị trấn nhỏ ấy không quá ba trăm ki lô mét, hơn hai tiếng đồng hồ là đến.Thị
trấn nhỏ đã thay đổi, đường phố rộng rãi hơn trước. Quán ăn khách sạn trên thị trấn nhỏ cũng nhiều,
nhưng không có nhà hàng của bố mẹ. Thì ra, sau khi Lý Nam bỏ nhà đi, bố mẹ trở
về làng, không bao giờ còn mở quán ăn. Chiếc xe con của Lý Nam đi vào thôn, từ
xa xa chị đã trông thấy cây hòe già trước cửa nhà mình, có một cài bàn. Khi học
tiểu học, chị thường xuyên làm bài tập ở đó. Hai ông bà già đang kề bên nhau dở
xem cái gì. Lý Nam xuống xe đi vào. Chị trông thấy túi sách ngày xưa của mình vẫn
để trên bàn, vở học bài, chiếc bút máy. Chị mở vở bài tập, nhìn thấy bài số học
đang làm dở, tự dưng ôm nặt khóc hu hu.
Lý Nam đã đón bố mẹ ra
thành phố. Chị muốn hai bố mẹ
tận hưởng thanh phúc, bù lại đạo làm con chị không làm trọn hơn hai mươi năm
qua. Nhưng sáu tháng sau,chị bị khám ra một căn bệnh hiểm nghèo, ung thư gan.
Liệu có phải liên quan đến việc chị thường xuyên uống rượu? Có lẽ!
Vũ Công Hoan dịch ngày 8 tháng 7 năm 2013,
(Theo Tiểu tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012)
Có bước vào cuộc sống đầy gian khó mới hiểu lòng cha mẹ. Câu chuyện thật cảm động, đau lòng về nỗi vất vả để kiếm tiền của phụ nữ. Tôi rất thán phục hai người phụ nữ trong chuyện
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã ghé trang và chia sẻ!
Xóa