GIÓ VÀ GƯƠNG
Lê Hồng
Thiện
Sáng trong, trong sáng là gương
Em đến soi mặt chải đường ngôi xinh
Chỉ riêng cô Gió bực mình
Soi gương mà chẳng thấy hình trong gương
Lời
bình của Vũ Nho
Cái gương là một vật dụng cần thiết trong đời sống hằng
ngày. Người lớn soi gương, trẻ em cũng soi gương. Cả những vật vô tri vô giác
cũng có nhu cầu soi gương:
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng
mây áo trắng ghé vào soi gương
Trần Đăng Khoa
Với
nhà thơ Lê Hồng Thiện thì có chuyện… cô Gió soi gương!
Sở dĩ phải nói hai lần sáng trong, trong sáng là
để khẳng định đây là một cái gương đẹp, gương chuẩn. Nó sẽ phản ánh chính xác
gương mặt của người soi.
Em bé đã soi, đã chải đường ngôi xinh. Chắc là em hài
lòng với hình bóng trong gương của mình. Đến đây thì có vấn đề với cô Gió. Cô
cũng đến soi gương. Cô cũng có nhu cầu làm đẹp, vì rằng cô thuộc phái đẹp!
Nhưng Gió xưa nay vốn vô hình. Người ta chỉ nhận ra Gió khi lá cây rung rinh.
Hoặc nhận ra có Gió khi thấy da thịt mình mát rượi vào mùa hè, lạnh buốt vào
mùa đông. Đã ai biết mặt mũi, hình dáng Gió ra sao? Chính thế mà gương dù sáng trong, trong sáng; dù vừa giúp bé soi mặt, chải ngôi, song không thể giúp
cô Gió thấy hình của cô. Bởi thế mà cô Gió bực mình!
Bực thì gương cũng chịu và ai thì cũng
chịu. Bởi vì gương không có lỗi. Mà lỗi chính là tại người soi.
Một câu chuyện thú vị. Kèm một bài học
nho nhỏ là trước khi bực mình, hãy xem xét lại mình thật kĩ. Các cụ bảo là “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” - trước
trách mình, sau hãy trách người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét