Vĩnh biệt nhà thơ NGUYỄN HUY DUNG!
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Huy Dung, nguyên Giám đốc VOV2 đã qua đời ngay tại chân núi chùa Thày quê ông...
Những ngày tháng còn công tác, cơn bệnh dai dẳng bám riết, đã thoáng thấy những suy tư trên vầng trán và mái tóc bạc nhanh đến không ngờ. Nghỉ hưu, ông lặng lẽ về dưỡng bệnh tại chân núi Thày, ký thác đời mình cho bàn tay chăm sóc của người vợ hiền và gia đình.
Sau những cơn đau dài, có những thời điểm đã thấy những khoảng ngày ấm trở lại trong nỗ lực chống chọi với số mệnh, trong sự gần kề như hình với bóng của người thân, xóm giềng, họ tộc..., vậy mà cuối cùng mọi sự đã buông theo quy luật nghiệt ngã như định trước từ lâu giờ phút đau đớn này...
Còn thấy đâu đây dáng vóc tao nhã, nụ cười nhẹ nhõm và ánh mắt biết nói của một vị lãnh đạo điềm tĩnh, hào hoa; của một người chồng, người ông, người cha hết mực yêu thương vun vén cho gia đình, quê hương xứ sở.
Mọi công việc, kế hoạch của cơ quan, gia đình, bè bạn, ông thực hiện một cách chu toàn, xếp đặt đâu ra đó mọi chuyện như đã định trước để sửa soạn cuộc ra đi này.
Từ một PV Đối nội, Phòng Việt Kiều - Ban Đối ngoại cho đến Phó ban, Trưởng ban Văn Hoá Xã hội, rồi Giám đốc VOV2, ông luôn tìm mọi cách bảo lưu các giá trị văn hoá, nỗ lực cùng các đồng nghiệp đưa hàm lượng văn hoá vào các tác phẩm phát thanh, coi đó là yếu tố hấp dẫn công chúng. Ông tâm đắc với các tác phẩm giàu tính biểu đạt và ôm chứa giá trị nhân văn; ủng hộ những người trẻ có cá tính và khả năng sáng tạo...
Ngoài viết báo, làm phát thanh, ông còn gắn bó với thơ. Thơ ông nhẹ nhàng như chính con người ông, lúc nào cũng rủ rỉ, chả có gì phải ầm ĩ. Mọi sắp đặt công việc, gia đình, ông xử lý đâu ra đó như đã có sự mặc định trong phúc phận.
Cả quãng dài làm lính ông chưa bao giờ thấy ông to tiếng, kể cả với một Phòng toàn những "nghịch tử" như Phòng tôi - Tạp chí truyền thanh.
Có lần, cuối một buổi chiều, chả hiểu cơn cớ thế nào, giữa ba quân, tôi đứng trước mặt ông và thưa rằng: Cháu thấy chú già rồi, chú nghỉ đi để cháu thay cho... Nói xong mới biết mình đùa quá lời. Cơn lôi đình không tới, lạ thế, ông nhỏ nhẹ: Mai cháu đến, chú bàn giao... Hôm sau sáng sớm đến phòng ông xin lỗi, ông khẽ khàng rót ra 2 chén rượu: Mày ngồi đây chào buổi sáng với chú... Và tiếng đồng hồ đầu sáng, hai chú cháu không hề nhắc tới chuyện hôm qua nữa.
Một lần khác, trong cuộc họp bồi dưỡng quần chúng vào đảng, ông đã lên tiếng bênh vực tôi khi có vị lão thành "kẻ" về tác phong, râu ria, đầu tóc. Bằng một giọng nói thật dịu nhẹ, từ tốn, ông phân tích về quan điểm đánh giá con người: Làm báo phải có cá tính, miễn là tính cách đó phải phục vụ tốt cho công việc...
... Nhà ông ở bên chùa, cái vẻ thanh nhã, an nhiên ẩn vào hành xử, mọi chuyện hanh thông, nhẹ nhàng dù bệnh tật luôn hành hạ đến đau đớn. Ông vẫn lạc quan, giao lưu bè bạn, ngâm nga chén rượu câu thơ. Ông bảo, sống ở đời cần phải mê đắm một cái gì đó. Và ông, đã mê những cuộc hàn huyên, mê những Nàng Thơ lướt qua đời và ngập ngừng ở lại trong những câu thơ của ông.
Như "Sau mưa", một bài thơ ông viết, mọi sự tinh khôi, hoàn nguyên trở lại:
"Sau mưa có con chim lại về
Hát những lời rất trong
Như núi như sông
Sạch làu cát bụi..."
Ông ở lại với ngọn gió núi quyện mùi nhang trầm ngôi chùa cổ, nơi nuôi dưỡng những điều trong lành, những ý niệm tốt đẹp mà ông luôn theo đuổi và san sẻ với mọi người.
Như tập thơ ông xuất bản gần đây "Ẩn trong cây"; như "Hoa đại núi Thày" mà ông khắc hoạ trong thơ ám ảnh những phần đời, có thăng hoa, đau mỏi, gắng gỏi và buông dừng..., từng chặng như đã được báo trước cho ngày cuối năm mất mát này.
"Thân cây gày guộc già nua
Rút từ ruột đá nắng mưa nhọc nhằn
Nở hoa hương sắc nồng nàn
Hương thơm cho đến lúc tàn vẫn thơm".
Thì đây, những người thân quý của ông tiễn đưa ông về chân núi Thày, gặp sắc hoa đại tinh khôi để mãi nhớ một người hào hoa, luôn chắt chiu cho vẻ đẹp bền bỉ của những sắc hương thầm thĩ, thanh tao...
Nhà thơ, nhà báo Nguyễn Huy Dung, nguyên Giám đốc VOV2 đã qua đời ngay tại chân núi chùa Thày quê ông...
Những ngày tháng còn công tác, cơn bệnh dai dẳng bám riết, đã thoáng thấy những suy tư trên vầng trán và mái tóc bạc nhanh đến không ngờ. Nghỉ hưu, ông lặng lẽ về dưỡng bệnh tại chân núi Thày, ký thác đời mình cho bàn tay chăm sóc của người vợ hiền và gia đình.
Sau những cơn đau dài, có những thời điểm đã thấy những khoảng ngày ấm trở lại trong nỗ lực chống chọi với số mệnh, trong sự gần kề như hình với bóng của người thân, xóm giềng, họ tộc..., vậy mà cuối cùng mọi sự đã buông theo quy luật nghiệt ngã như định trước từ lâu giờ phút đau đớn này...
Còn thấy đâu đây dáng vóc tao nhã, nụ cười nhẹ nhõm và ánh mắt biết nói của một vị lãnh đạo điềm tĩnh, hào hoa; của một người chồng, người ông, người cha hết mực yêu thương vun vén cho gia đình, quê hương xứ sở.
Mọi công việc, kế hoạch của cơ quan, gia đình, bè bạn, ông thực hiện một cách chu toàn, xếp đặt đâu ra đó mọi chuyện như đã định trước để sửa soạn cuộc ra đi này.
Từ một PV Đối nội, Phòng Việt Kiều - Ban Đối ngoại cho đến Phó ban, Trưởng ban Văn Hoá Xã hội, rồi Giám đốc VOV2, ông luôn tìm mọi cách bảo lưu các giá trị văn hoá, nỗ lực cùng các đồng nghiệp đưa hàm lượng văn hoá vào các tác phẩm phát thanh, coi đó là yếu tố hấp dẫn công chúng. Ông tâm đắc với các tác phẩm giàu tính biểu đạt và ôm chứa giá trị nhân văn; ủng hộ những người trẻ có cá tính và khả năng sáng tạo...
Ngoài viết báo, làm phát thanh, ông còn gắn bó với thơ. Thơ ông nhẹ nhàng như chính con người ông, lúc nào cũng rủ rỉ, chả có gì phải ầm ĩ. Mọi sắp đặt công việc, gia đình, ông xử lý đâu ra đó như đã có sự mặc định trong phúc phận.
Cả quãng dài làm lính ông chưa bao giờ thấy ông to tiếng, kể cả với một Phòng toàn những "nghịch tử" như Phòng tôi - Tạp chí truyền thanh.
Có lần, cuối một buổi chiều, chả hiểu cơn cớ thế nào, giữa ba quân, tôi đứng trước mặt ông và thưa rằng: Cháu thấy chú già rồi, chú nghỉ đi để cháu thay cho... Nói xong mới biết mình đùa quá lời. Cơn lôi đình không tới, lạ thế, ông nhỏ nhẹ: Mai cháu đến, chú bàn giao... Hôm sau sáng sớm đến phòng ông xin lỗi, ông khẽ khàng rót ra 2 chén rượu: Mày ngồi đây chào buổi sáng với chú... Và tiếng đồng hồ đầu sáng, hai chú cháu không hề nhắc tới chuyện hôm qua nữa.
Một lần khác, trong cuộc họp bồi dưỡng quần chúng vào đảng, ông đã lên tiếng bênh vực tôi khi có vị lão thành "kẻ" về tác phong, râu ria, đầu tóc. Bằng một giọng nói thật dịu nhẹ, từ tốn, ông phân tích về quan điểm đánh giá con người: Làm báo phải có cá tính, miễn là tính cách đó phải phục vụ tốt cho công việc...
... Nhà ông ở bên chùa, cái vẻ thanh nhã, an nhiên ẩn vào hành xử, mọi chuyện hanh thông, nhẹ nhàng dù bệnh tật luôn hành hạ đến đau đớn. Ông vẫn lạc quan, giao lưu bè bạn, ngâm nga chén rượu câu thơ. Ông bảo, sống ở đời cần phải mê đắm một cái gì đó. Và ông, đã mê những cuộc hàn huyên, mê những Nàng Thơ lướt qua đời và ngập ngừng ở lại trong những câu thơ của ông.
Như "Sau mưa", một bài thơ ông viết, mọi sự tinh khôi, hoàn nguyên trở lại:
"Sau mưa có con chim lại về
Hát những lời rất trong
Như núi như sông
Sạch làu cát bụi..."
Ông ở lại với ngọn gió núi quyện mùi nhang trầm ngôi chùa cổ, nơi nuôi dưỡng những điều trong lành, những ý niệm tốt đẹp mà ông luôn theo đuổi và san sẻ với mọi người.
Như tập thơ ông xuất bản gần đây "Ẩn trong cây"; như "Hoa đại núi Thày" mà ông khắc hoạ trong thơ ám ảnh những phần đời, có thăng hoa, đau mỏi, gắng gỏi và buông dừng..., từng chặng như đã được báo trước cho ngày cuối năm mất mát này.
"Thân cây gày guộc già nua
Rút từ ruột đá nắng mưa nhọc nhằn
Nở hoa hương sắc nồng nàn
Hương thơm cho đến lúc tàn vẫn thơm".
Thì đây, những người thân quý của ông tiễn đưa ông về chân núi Thày, gặp sắc hoa đại tinh khôi để mãi nhớ một người hào hoa, luôn chắt chiu cho vẻ đẹp bền bỉ của những sắc hương thầm thĩ, thanh tao...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét