Nguyễn Văn Thọ hạ gục Nguyễn Hoàng Đức
Qua bài phản biện Trần Đăng
Khoa khi bình bài thơ Bờ sông vẫn gió, Nguyễn Hoàng Đức đã "hiện nguyên
hình" là người "cực kì mậu dịch quốc doanh"!
Năm nào khi viết Chân dung và đối thoại, lão Khoa đưa ra 5 bài thơ lục bát, để người đọc nhận ra ngón tay dài nhất, đẹp nhất là bài thơ Bờ sông vẫn gió của Trúc Thông. Hóa ra những thi sĩ ghê gớm, mà ông dẫn ra, các cây đa cây đề, đôi khi làm thơ lục bát rất... dở.
Rồi Khoa lại có bài bình về bài thơ của Trúc Thông riêng biệt. Điều đáng bàn ở đây là Khoa đã chỉ ra, Trúc Thông mãi miết cách tân, thay đổi giọng điệu, song sự thành công không ở các bài thơ cách tân; sự đọng lại với bạn đọc của Trúc Thông lại là bài thơ không chịu cách tân. Trường hợp này giống như trường hợp thi sĩ Hoàng Hưng, một trong những nhà cách tân thơ số một từ đầu thập kỉ 90 khi đa phần đám hậu sinh chưa biết lí thuyết Hậu hiện đại là gì. Song oái oăm thay, nhiều bài thơ cách tân của ông lại thoáng qua rất nhanh, và bài Người về viết không cách mạng, cách tân gì lại lập tức như cơn dư chấn loang ra, cả thế giới Việt xôn xao, lay động trái tim rất nhiều người. Người ta thuộc ngay tắp lự bài thơ Người về của Hoàng Hưng, với những ý tứ sâu sắc, đau đớn được thể hiện cực kì dung dị để ai cũng giật mình. Tôi và bè bạn văn chương chùi nước mắt khi đọc bài thơ này trên băng giá tha hương. Yêu ông Hưng và thương ông lắm.
Quay lại bài thơ Bờ sông vẫn gió, tôi cũng đồng tình đánh giá của Khoa, đó là bài thơ hay đáng đọc của Trúc Thông.
Hình như khi nói về Trúc Thông, lão Khoa vẫn muốn khẳng định một chân lý trong cái cơn mê loạn của thiên hạ cố đi tìm cái mới bằng hình thức: điều quan trọng nhất của văn chương nghệ thuật cần đạt được là dầu hình thức nào, nó phải hay trước đã. Hay là nó truyền cảm xúc dữ dội hay ám ảnh cho người đọc, nó dung dị ngôn từ mà hàm ý... Với thơ là khúc chiết cô đọng nhất. Bài thơ có đề từ như nén hương vái cho linh hồn mẹ ông. Với bậc sinh thành, ở đây Trúc Thông đưa ra những hình ảnh rất quen thuộc với lời lẽ cũng cực kì dung dị mà gói ghém được cả cái sự xa xót, luyến tiếc vì mẹ ông đã ra đi. Mượn vài hình ảnh của làng quê Việt, lại lấy bờ sông làm nơi sinh tình, lấy cái ngọn gió lay động cây ruộng ngô đồng Trúc Thông và vài hình ảnh quen thuộc khác ở nông thôn Việt, Bờ sông vẫn gió tạo nên một sự xúc động sâu xa, nỗi buồn nhẹ nhàng mà tê tái của con cái với cha mẹ. Những sự chọn lựa ấy, nhất là lại lấy cảnh tình là bờ sông quen thuộc của mỗi người Việt vừa dễ đi vào lòng người, lại gợi ra cái sự chia cách đôi bờ âm dương cho mà trong triết lý phương Đông vẫn hay lấy làm hình tượng.
Gần đây khi trở lại bài thơ này Paul Nguyễn Hoàng Đức là Trúc Thông ở cái tâm thế hẹp hòi có tính cá nhân, nên bài thơ không lớn. Lại khi so sánh tình mẹ với sự thể hiện của thi sĩ Tố Hữu dẫn ra câu: “Tố Hữu xuất chưởng một cái, thơ của Trúc Thông sẽ vỡ vụn như bánh đa gặp chầy: “Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn … Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần" Người mẹ của Trúc Thông là mẹ riêng. Còn mẹ của Tố Hữu là mẹ dân tộc phổ quát mênh mông hơn?!“
Tôi rất ngạc nhiên khi Nguyễn Hoàng Đức thâm sâu về triết học lại viết ra những dòng này. Đúng quả là Tố Hữu khi viết về bầm đã riêng lại rất chung khi ông ở tâm thức của thi sĩ cách mạng. Bài thơ ấy quả là hay khi nói về các bà bầm không của riêng ai, chứ đâu hẳn nó lớn lao vì cái ý thức coi bà bầm đấy là bà mẹ - Tổ quốc. Paul Nguyễn Hoàng Đức hay nửa đùa nửa thật chê cười sự viết mậu dịch quốc doanh ở một giai đoạn lịch sử đã qua, nhưng ông cho rằng Tố Hữu nói về bà bầm chính là nói về Bà mẹ Tổ quốc là cái cách suy siễn cũ xưa cực kì mậu dịch quốc doanh, cái cách nâng quan điểm, quy nạp máy móc áp đặt.
Bầm ơi của Tố Hữu xuất sắc, thu phục rất nhiều nhân tâm, nhất là anh em binh sĩ đi theo cách mạng, khi trước hết là nói rất trúng và đúng về một bà bầm rất chung trong nhân dân, một bà mẹ của rất chung mà đời chiến sĩ ai cũng có thể có khi họ xuất thân từ nông dân.
Lại nữa, Paul Nguyễn Hoàng Đức chê ngọn gió ở bài thơ của Trúc Thông, cho là gió ở bờ sông thường mạnh mẽ chứ không lay lắt, nhẹ thổi như ngọn gió Trúc Thông lấy làm hình tượng. Tôi tủm tỉm cười với Nguyễn Hoàng Đức ở quan niệm này. Thưa ông rằng, mọi hiện thực phản ánh trong văn học đều là dị bản, tùy theo tâm tưởng của từng cá thể sáng tạo. Ai bảo là bờ sông chỉ có gió mạnh? Và cứ cho là gió sông thường mạnh thì khi biểu cảm cái nỗi buồn tê tái của Trúc Thông có cần phải: Gió sa trường ù ù thổi như trong Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi hay không? Sự nhận thức này của Nguyễn Hoàng Đức cũng rất tự nhiên chủ nghĩa, nó sa vào cái quan điểm lỗi thời, cứ phải trăng tròn mới đẹp. Sự mượn cảnh ở hiện thực chỉ hay hoặc đẹp khi nó đưa ra những hiện thực trong lòng người sáng tạo ra nó mà thôi. Ở đây, văn học không cần đúng một cách sao y bản chính của hiện thực. Cái đó dành cho các nhà báo viết phóng sự.
Quay trở lại với Bờ sông vẫn gió. Mỗi khi đọc lại bài thơ của này trong tôi vẫn thấy hiện ra một đôi bờ xa cách ly biệt, một ngọn gió đủ lay động hàng ngô buồn bã tới tê tái thức giấc một tấm lòng tiếc thương cha mẹ khôn nguôi. Nó là nỗi đau rất thấm thía của biết bao người con biết nhớ thương cha mẹ và, chính đó làm nên cái lớn lao của vấn đề khi Trúc Thông giãi bầy, đưa ra, chứ thi ca nói riêng hay văn chương nghệ thuật nói chung không cứ phải chỉ có những chủ đề lớn thuộc về đất nước, tổ quốc mới làm nên diện mạo hoành tráng của thi phẩm.
Cũng là vài lời bàn nhỏ về văn học.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Rồi Khoa lại có bài bình về bài thơ của Trúc Thông riêng biệt. Điều đáng bàn ở đây là Khoa đã chỉ ra, Trúc Thông mãi miết cách tân, thay đổi giọng điệu, song sự thành công không ở các bài thơ cách tân; sự đọng lại với bạn đọc của Trúc Thông lại là bài thơ không chịu cách tân. Trường hợp này giống như trường hợp thi sĩ Hoàng Hưng, một trong những nhà cách tân thơ số một từ đầu thập kỉ 90 khi đa phần đám hậu sinh chưa biết lí thuyết Hậu hiện đại là gì. Song oái oăm thay, nhiều bài thơ cách tân của ông lại thoáng qua rất nhanh, và bài Người về viết không cách mạng, cách tân gì lại lập tức như cơn dư chấn loang ra, cả thế giới Việt xôn xao, lay động trái tim rất nhiều người. Người ta thuộc ngay tắp lự bài thơ Người về của Hoàng Hưng, với những ý tứ sâu sắc, đau đớn được thể hiện cực kì dung dị để ai cũng giật mình. Tôi và bè bạn văn chương chùi nước mắt khi đọc bài thơ này trên băng giá tha hương. Yêu ông Hưng và thương ông lắm.
Quay lại bài thơ Bờ sông vẫn gió, tôi cũng đồng tình đánh giá của Khoa, đó là bài thơ hay đáng đọc của Trúc Thông.
Hình như khi nói về Trúc Thông, lão Khoa vẫn muốn khẳng định một chân lý trong cái cơn mê loạn của thiên hạ cố đi tìm cái mới bằng hình thức: điều quan trọng nhất của văn chương nghệ thuật cần đạt được là dầu hình thức nào, nó phải hay trước đã. Hay là nó truyền cảm xúc dữ dội hay ám ảnh cho người đọc, nó dung dị ngôn từ mà hàm ý... Với thơ là khúc chiết cô đọng nhất. Bài thơ có đề từ như nén hương vái cho linh hồn mẹ ông. Với bậc sinh thành, ở đây Trúc Thông đưa ra những hình ảnh rất quen thuộc với lời lẽ cũng cực kì dung dị mà gói ghém được cả cái sự xa xót, luyến tiếc vì mẹ ông đã ra đi. Mượn vài hình ảnh của làng quê Việt, lại lấy bờ sông làm nơi sinh tình, lấy cái ngọn gió lay động cây ruộng ngô đồng Trúc Thông và vài hình ảnh quen thuộc khác ở nông thôn Việt, Bờ sông vẫn gió tạo nên một sự xúc động sâu xa, nỗi buồn nhẹ nhàng mà tê tái của con cái với cha mẹ. Những sự chọn lựa ấy, nhất là lại lấy cảnh tình là bờ sông quen thuộc của mỗi người Việt vừa dễ đi vào lòng người, lại gợi ra cái sự chia cách đôi bờ âm dương cho mà trong triết lý phương Đông vẫn hay lấy làm hình tượng.
Gần đây khi trở lại bài thơ này Paul Nguyễn Hoàng Đức là Trúc Thông ở cái tâm thế hẹp hòi có tính cá nhân, nên bài thơ không lớn. Lại khi so sánh tình mẹ với sự thể hiện của thi sĩ Tố Hữu dẫn ra câu: “Tố Hữu xuất chưởng một cái, thơ của Trúc Thông sẽ vỡ vụn như bánh đa gặp chầy: “Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn … Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần" Người mẹ của Trúc Thông là mẹ riêng. Còn mẹ của Tố Hữu là mẹ dân tộc phổ quát mênh mông hơn?!“
Tôi rất ngạc nhiên khi Nguyễn Hoàng Đức thâm sâu về triết học lại viết ra những dòng này. Đúng quả là Tố Hữu khi viết về bầm đã riêng lại rất chung khi ông ở tâm thức của thi sĩ cách mạng. Bài thơ ấy quả là hay khi nói về các bà bầm không của riêng ai, chứ đâu hẳn nó lớn lao vì cái ý thức coi bà bầm đấy là bà mẹ - Tổ quốc. Paul Nguyễn Hoàng Đức hay nửa đùa nửa thật chê cười sự viết mậu dịch quốc doanh ở một giai đoạn lịch sử đã qua, nhưng ông cho rằng Tố Hữu nói về bà bầm chính là nói về Bà mẹ Tổ quốc là cái cách suy siễn cũ xưa cực kì mậu dịch quốc doanh, cái cách nâng quan điểm, quy nạp máy móc áp đặt.
Bầm ơi của Tố Hữu xuất sắc, thu phục rất nhiều nhân tâm, nhất là anh em binh sĩ đi theo cách mạng, khi trước hết là nói rất trúng và đúng về một bà bầm rất chung trong nhân dân, một bà mẹ của rất chung mà đời chiến sĩ ai cũng có thể có khi họ xuất thân từ nông dân.
Lại nữa, Paul Nguyễn Hoàng Đức chê ngọn gió ở bài thơ của Trúc Thông, cho là gió ở bờ sông thường mạnh mẽ chứ không lay lắt, nhẹ thổi như ngọn gió Trúc Thông lấy làm hình tượng. Tôi tủm tỉm cười với Nguyễn Hoàng Đức ở quan niệm này. Thưa ông rằng, mọi hiện thực phản ánh trong văn học đều là dị bản, tùy theo tâm tưởng của từng cá thể sáng tạo. Ai bảo là bờ sông chỉ có gió mạnh? Và cứ cho là gió sông thường mạnh thì khi biểu cảm cái nỗi buồn tê tái của Trúc Thông có cần phải: Gió sa trường ù ù thổi như trong Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi hay không? Sự nhận thức này của Nguyễn Hoàng Đức cũng rất tự nhiên chủ nghĩa, nó sa vào cái quan điểm lỗi thời, cứ phải trăng tròn mới đẹp. Sự mượn cảnh ở hiện thực chỉ hay hoặc đẹp khi nó đưa ra những hiện thực trong lòng người sáng tạo ra nó mà thôi. Ở đây, văn học không cần đúng một cách sao y bản chính của hiện thực. Cái đó dành cho các nhà báo viết phóng sự.
Quay trở lại với Bờ sông vẫn gió. Mỗi khi đọc lại bài thơ của này trong tôi vẫn thấy hiện ra một đôi bờ xa cách ly biệt, một ngọn gió đủ lay động hàng ngô buồn bã tới tê tái thức giấc một tấm lòng tiếc thương cha mẹ khôn nguôi. Nó là nỗi đau rất thấm thía của biết bao người con biết nhớ thương cha mẹ và, chính đó làm nên cái lớn lao của vấn đề khi Trúc Thông giãi bầy, đưa ra, chứ thi ca nói riêng hay văn chương nghệ thuật nói chung không cứ phải chỉ có những chủ đề lớn thuộc về đất nước, tổ quốc mới làm nên diện mạo hoành tráng của thi phẩm.
Cũng là vài lời bàn nhỏ về văn học.
Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
Chép lại từ trang Vườn nghệ thuật Sông Thương.
Nghe chữ "hạ gục" thấy kinh hãi. Cũng là một cách các phóng viên thể thao hay đưa tin đội này thắng đội kia. Nhưng tôi thích tranh luận cho ra nhẽ mà không cần dùng những từ ngữ "hiếu chiến" kiểu đấm bốc!
Trả lờiXóa