Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017

Thơ thiếu nhi của Nguyễn Hoàng Sơn



                    Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn

Th¬ thiÕu nhi cña NguyÔn Hoµng S¬n
                                    
                             Vũ Nho
NguyÔn Hoµng S¬n viÕt truyÖn, lµm th¬ cho ng­êi lín, viÕt phª b×nh, tranh luËn v¨n häc, nhưng thành tu ni bt hơn c là thơ và truyn thơ cho tr em. Không kể Trần Đăng Khoa là nhà thơ thần đồng viết về các em, cho các em, nhắc đến các nhà thơ có thành tựu, sau những tên tuổi như Huy Cn, Phm H, Xuân Quỳnh, Định Hi, người đọc thường nhắc đến Nguyễn Hoàng Sơn, Đặng Hấn, Trần Mạnh Hảo.
Nguyễn Hoàng Sơn đã in các tập thơ cho các em: Mèo con để râu, 1981; Sự tích rước đèn trung thu, 1989; Dắt mùa thu vào phố, 1992; Ù ù cạc cạc – kịch thơ hoạt hình, 1993; Bài hát trăng tròn, 1996; Bức tranh của bé Hằng, 2000.
Bút danh Nguyễn Hoàng Sơn được khẳng định khi tập truyện thơ Sự tích rước đèn trung thu được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1990.
Tập truyện thơ Sự tích rước đèn trung thu của Nguyễn Hoàng Sơn là một tập sách hay hiếm hoi. Tập thơ vừa có cốt truyện gọn gàng, chững chạc, vừa hàm súc và giàu chất thơ.
Chất thơ ấy thấm đượm trong cách giới thiệu và miêu tả nhân vật.
Người đọc thích thú vì trong thế giới truyện thơ của Nguyễn Hoàng Sơn có những nhân vật giàu cá tính và ngộ nghĩnh. Chẳng hạn, con gà, một con vật nuôi hết sức quen thuộc, nhưng trong truyện của Nguyễn Hoàng Sơn, nó hiện ra với tư cách một thím mái hoa te tái, hay một chị mái nâu cần mẫn, chăm chỉ, rất giàu tính đàn bà. Con Ngan thì thành bác ngan thạo nghề sông nước, đạo mạo, pha tí chút cao ngạo, ra dáng một đấng mày râu từng trải, lịch lãm. Một chú lợn con nhưng ngay từ những câu thơ giới thiệu lai lịch đầu tiên, đã hứa hẹn nhiều chuyện hấp dẫn:
 

                 Có một con lợn nhỏ
                 Tên chữ là Văn Choai
                 Đêm nay đêm ba mươi
                 Ngồi mơ toàn chuyện tết
Những con Cáo, con Sói trong các chuyện cổ tích loài vật hay truyện ngụ ngôn mọi người đều quen thuộc và chẳng lạ gì tính cách của chúng. Nhưng rồi ta vẫn bất ngờ khi gặp chúng trong những vai ca sĩ:
                 Cáo hát sòn la đô
                 Ngoáy đuôi theo điệu nhạc
                 Sói già không biết hát
                 Hú lên như phát rồ
Con cá sông hiền lành nhút nhát, ai nghĩ lại có thể nổi máu giang hồ tiến hành một cuộc chu du về biển lớn. Gặp Còng Gió ba hoa, cô ả đã xử sự rất chi là theo kiểu cá:
                 Cá sông nghe khiếp vía
                 Dựng đứng hết cả vây
                 Không kịp chào Còng Gió
                 Vẫy đuôi – đằng sau quay!
Nhân vật gặp gỡ với nhân vật. Kẻ tốt có, người xấu có. Người vô tình ba hoa, kẻ cố ý mưu sâu hiểm độc. Mỗi nhân vật một khát vọng, một gương mặt, một tính cách. Hoàn cảnh để các nhân vật gặp gỡ, va chạm, thử thách cũng rất đa dạng. Vì thế luôn có những bất ngờ, lí thú trong những điều tưởng chừng quen thuộc.
Điều làm cho những truyện thơ của Nguyễn Hoàng Sơn có một vẻ riêng biệt, độc đáo chính là sự tham gia của người viết vào diễn biến của câu chuyện. Tác giả vốn là người thông minh, vui tính, thích khôi hài. Thường hay bắt gặp những nụ cười mủm mỉm giấu sau những câu thơ tự sự, thấp thoáng trong các câu thơ có tí lí sự ngồ ngộ. Có khi nụ cười ấy đằm trong nhận xét sắc sảo diễn đạt bằng lối nói dân gian độc đáo.
Nhân vật trữ tình tác giả vui tính, hóm hỉnh in dấu ấn rất đậm trong từng ý thơ, tứ thơ. Anh luôn luôn có mặt kịp thời để duy trì nhịp hứng thú. Khi thì anh bắt chước kiểu kết thúc của một số truyện cổ tích châu Âu nhưng không uống rượu ướt đẫm râu như họ mà chỉ đưa ra chứng tích để câu chuyện thêm ý vị (Truyện bác Rùa biết bay). Khi thì anh cung cấp cho Còng Gió – một anh chàng mít đặc nhưng thích huênh hoang – những lời lẽ thật là độc đáo:
                 Biển chỉ là cái chảo
                 Suốt ngày đêm sục sôi
                 Nước biển là nước mắm
                 Tất nhiên mặn ra trò
                 Chị mà về dưới ấy
                 Lập tức thành cá kho!
 Anh có thể cảm thông với chú Rùa chậm chạp mà ôm mộng lớn: chí ngao du để ở bốn trời, nhưng lại cũng dễ dàng nhập vào đám trẻ con để mà tranh cãi, lí sự: Rùa nào rùa biết bay? Đến bò còn chẳng nổi!
Sự hiện diện đa dạng và biến hoá ấy làm cho câu chuyện lúc nào cũng như có ánh sáng tỏa ra từ bên trong.
Tập thơ Dắt mùa thu vào phố được tặng giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993, thể hiện một năng lực sáng tạo khác của Nguyễn Hoàng Sơn. Những bài trội trong tập này không phải là truyện thơ, mà là những bài thơ ngăn ngắn và trung bình. Bạn Chu Văn Sơn, giảng viên khoa văn, ĐHSP Hà Nội đã viết lời bạt cho tập thơ này và anh cho nét nổi bật, cái duyên hơn người của Nguyễn Hoàng Sơn là lém lỉnh và tài hoa. “Một mình làm được cả vườn bách thú, thông thạo nhiều ngoại ngữ: từ tiếng nước trâu đến tiếng nước hành mỡ, từ thổ ngữ ầm ầm của tiếng thác đến sinh ngữ ngọt ngào của loài kẹo. Xuống biển thạo muối, lên núi thạo nhà”. Tôi thấy quả là đúng. Nguyễn Hoàng Sơn đã góp cho thơ một chú Vện khá độc đáo bên cạnh chú Vàng trong Sao không về vàng ơi của nhà thơ thần đồng Trần Đăng Khoa:
                 Nhưng mà ngộ nhất
                 Là lúc nó vui
                 Chẳng hề nhếch mép
                 Nó cười bằng đuôi.
Anh lí giải rất ngộ nghĩnh về cái đuôi của chú voi:
                 Cuối cùng là cái đuôi
                 Vì ở rừng vắng vẻ
                 Voi cũng buồn một tị
                 Có đuôi làm… đồ chơi
Những câu thơ tinh tế, hóm hỉnh có thể gặp trong nhiều bài, chẳng hạn Sa bẫy, Thư, Quả thị đi chơi, Hoa sen, Đêm qua chim chích ngủ đâu, Con vỏi con voi… Điều quan trọng nhất là dù còn có ông bạn xấu, còn có các cuộc cãi nhau, có anh bạn thích tót đi chơi, nhưng thơ Nguyễn Hoàng Sơn hướng bạn đọc đến cái thiện, đến những quan hệ thân ái gắn bó, nâng đỡ quan tâm lẫn nhau. Cái cách giáo dục của thơ Nguyễn Hoàng Sơn, nói như Xuân Diệu là in cái tốt đẹp, thánh thiện lên tâm hồn các em. Thơ Nguyễn Hoàng Sơn như lời chào của anh: Là cơn gió mát/ Buổi sáng đầu ngày/ Như một bàn tay/ Chân tình cởi mở. Chính vì thế mà các bạn đọc nhỏ tuổi, và cả người lớn nữa, đều yêu thích.

31/3/2001

 Trong sách Vũ Nho -  "Thơ cho tuổi thơ" - nxb Hội nhà văn 2017

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét