HAI
CHIẾC PHONG BÌ
Hầu Phát Sơn
Vũ Công Hoan dịch
Trong
số người bệnh tôi khám chữa buổi sáng nay, có hai người mắc bệnh ung thư tuyến
vú, một người ở thành phố, một người ở nông thôn. Tôi rất lấy làm lạ, tại sao
người nhà họ không đến? Người đàn bà thành phố hình như rất tự hào nóí, chồng
chị bận họp ở đơn vị, không đến được. Người đàn bà ở thôn quê đỏ mặt cúi mày
nói, chồng chị bận gặt lúa ở nhà, chị không để anh đến. Để quan sát thêm bệnh
tình, tôi nhận hai chị vào nằm viện, cho ở chung một phòng.
Chị
nhà quê, mặt nhăn nhó, cứ khóc khóc mếu mếu. Vâng, đã mắc phải căn bệnh này, trong lòng ai chẳng buồn.
Chị thành phố khinh bỉ, liếc nhìn chị
nhà quê, vênh mặt nói với tôi:
-
Thưa bác sĩ, có thuốc gì nhập khẩu, bác sĩ cứ viết vào đơn thuốc cho em, chồng
em có tiền.
Vừa
nghe chị ấy nói, tôi đã có phản cảm. Tôi nói một cách bình thản.
-
Thuốc nào chữa bệnh ấy chị ạ, không uống liều được đâu. Mặt khác thuốc nhập khẩu
chưa chắc đã chữa trúng bệnh.
Chị người thành phố nói.
-
Ý em nói là chồng em có tiền, có thuốc gì tốt, có máy gì tiên tiến, xin bác sĩ
cứ yên tâm dùng, em không ngại tiêu tiền.
Tôi
lạnh lùng nói:
-
Nên
điều trị như thế nào chúng tôi có phương án.
Nói xong,
tôi quay sang khám cho chị người nhà quê. Chị ấy rụt rè
nói
- Thưa bác sĩ, em biết bệnh của mình… Bác sĩ đừng
chạy chữa cho em nữa.
Tôi không
hiểu, liền hỏi:
-
Tại
sao không chạy chữa? Chị phải tin vào bác sĩ, tin vào khoa học.
Chị
người nhà quê sụt sịt nói:
-
Chồng em kiếm ra đồng tiền khó khăn lắm, em không muốn kéo nhà em thêm mệt…Không thì xin bác sĩ cho em uống một ít thuốc giảm đau cũng được.
Tôi
thở dài và giải thích:
-
Chị
phải phối hợp điều trị.
Chị
người nhà quê lại nói:
-
Khi
nào chồng em đến xin bác sĩ cứ nói thẳng bệnh của em không chữa được, để anh ấy
khỏi nuôi hi vọng.
Tôi
bị chị ấy nói đâm ra lẫn cẫn. Chị liền giải thích.
-
Nếu chồng em biết bệnh em còn có hy vọng, dù có phải đập nồi bán sắt, anh ấy
cũng làm cho em xem.
Tôi
chua xót trong lòng, không biết làm thế nào hơn.
Nhà văn Vũ Công Hoan
Buổi
chiều, chồng chị người nhà quê đến phòng làm việc của tôi. Trông anh đôn hậu,
có vẻ rụt rè. Anh hỏi rất tỉ mỉ bệnh tình của vợ anh, rồi vẻ mặt buồn buồn anh
nói
-
Thưa
bác sĩ, bệnh của vợ tôi có việc gì không?
Tôi
hiểu ra nên nói ngay với anh:
-
Bệnh của vợ anh phải khẩn trương điều trị, để dây dưa sẽ nguy kiểm đến tính mệnh.
Anh
lo lắng, nói:
-
Thưa
bác sĩ, xin bác sĩ cứu cô ấy… Tôi van xin bác sĩ.
Vừa
nói tay anh vừa run run rút túi lấy ra một chiếc phong bì.
Tôi nhận phong bì bỏ vào túi, nói:
-
Xin
anh yên tâm tôi sẽ cố hết sức.
Nếu hiện
giờ tôi không nhận phong bì, người bệnh và gia đình người bệnh sẽ nghĩ khác đi,
tôi đành phải nhận trước đã, sau đó sẽ tính vào đơn thanh toán của gia đình với
bệnh viện. Tôi vẫn thường làm thế.
Hình
như anh thở phào nhẹ nhõm, Anh cười khiêm nhường nói:
- Thưa
bác sĩ, xin bác sĩ yên tâm chữa bệnh cho vợ tôi, bệnh viện mình có thuốc nào tốt,
công hiệu bác sĩ cứ cho nhà tôi uống,
tôi sẽ có cách, dù có phải bán nhà tôi cũng bán để chữa bệnh cho vợ.
Tôi thấy
ấm lòng. Tôi bảo anh:
-
Nên
dùng loại thuốc nào, trong lòng tôi biết.
Anh lại cười mất tự nhiên nói:
-
Thưa
bác sĩ, tôi van xin bác sĩ một việc,
không biết có được không a.?
Tôi đáp.
-
Không
sao, chỉ cần tôi có thể giúp được.
Anh
nói.
- Xin bác sĩ nói với vợ tôi bệnh của cô ấy
không có gì lớn, uống thuốc sẽ khỏi, không tiêu hết mấy tiền…
Trái
tim tôi run run, mũi cay cay, tôi gật đầu
đồng ý lời thỉnh cầu của anh. Bấy giờ
anh mới vội vã vào buồng bệnh thăm vợ. Chồng của chị người nhà quê vừa ra khỏi,
có một người đàn ông đứng tuổi đi giầy da, mặc comple, đầu chải bóng mượt đi
vào, qua giới thiệu một hồi, tôi mới biết, anh là chồng chị người thành phố.
Anh
cũng hỏi cặn kẽ bệnh tình của vợ. Sau cùng anh hỏi tôi một cách bí hiểm:
- Bệnh của cô ấy có nguy hiểm đến tính mạng
không?
Tôi đáp:
-
Đương nhiên có nguy hiểm, hiện đã bước sang thời kì cuối, nếu không có biện
pháp cứ để bệnh tự do phát triển, cũng chỉ được một năm.
Tôi
phát hiện, mặt anh thoáng nét cười khó hiểu. Anh gật gật đầu nói.
-
Vâng
vâng vâng, tôi hiểu.
Tôi
rất không rõ, mình nói bệnh của vợ anh
đã vào giai đoạn cuối có gì tốt không?
Anh
ta quay người khép cửa, lấy từ trong cặp
tài liệu ra một phong bì dầy, nhét vào
tay tôi. Tôi còn ra bộ đẩy trở lại môt lát mới cho vào túi. Tôi nói.
-
Xin
anh yên tâm, tôi sẽ lưu ý điều trị bệnh
cho vợ anh.
Không ngờ, anh nắm tay tôi, sau đó anh nói nhỏ:
-
Không, bác sĩ hiểu làm ý tôi… Không cần dùng thuốc tốt gì cả, cứ cho cô ấy uống
thuốc giảm đau thông thường là được. Nhưng bác sĩ đừng nói với cô ấy,
bác sĩ có thể bảo cô ấy, bệnh của
cô ấy đã di căn.
Tôi
hoài nghi mình nghe nhầm, hỏi lại.
-
Anh
nói gì?
Anh
ấy ghé sát vào tai tôi khẽ nói:
-
Nói
thật với bác sĩ, tôi chỉ mong cô ấy chết sơm sớm, còn tiêu làm gì cho phí tiền?
Tôi
bỗng há mồm trợn mắt, lâu lắm vẫn chưa hoàn hồn.
Vũ Công Hoan dịch
(Theo “Truyện ngắn” số 5 năm 2007)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét