Người Việt dịch TRUYỆN KIỀU của Nguyễn Du ra thơ lục bát chữ Hán
Vũ Nho giới thiệu
Giáo sư Đài Loan Trần Ích Nguyên đã viết
cuốn sách công phu nhan đề “Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều”. PGS TS Phạm
Tú Châu dịch, nhà xuất bản Lao Động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản
2014. Giáo sư đã nghiên cứu khá chi tiết các tác phẩm Việt Nam liên quan đến
Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ông phát hiện một bản dịch ra văn xuôi chữ Hán “Kim
Vân Kiều lục” và 6 bản dịch Truyện Kiều ra
thơ chữ Hán. Trong số đó 5 bản dịch đã có trước thời điểm 1958 là khi GS
Hoàng Dật Cầu Trung Quốc dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và công bố. Điều đáng
tiếc là các bản dịch này hầu như chỉ lưu truyền trên đất Việt và có trong kho sách Hán
Nôm. Người Trung Quốc không biết đã đành. Mà ngay người Việt, cũng rất ít người
biết đến. Một điều thú vị là ông Trần đã so sánh các bản dịch Việt Nam cùng một
đoạn thơ của Nguyễn Du, nhưng các dịch giả dịch cũng khác nhau. Chúng tôi chủ yếu
muốn giới thiệu một đoạn thơ lục bát bằng
chữ Hán mà ông Lê Dụ và Nguyễn Kiên của Việt Nam ta đã dịch. Phải nói rằng các
cụ túc nho của nước ta thật tài hoa. Dưới đây là đoạn Kim Trọng gặp gỡ chị em
Thúy Kiều. Vì không thể có phông viết được
chữ Hán, nhưng bạn đọc có thể đọc âm Hán Việt để thấy “lục bát” của chúng ta du
dương trong một thứ tiếng khác như thế nào. Tất nhiên, nếu đọc âm Bắc Kinh thì
không thể nào thấy được âm thanh trầm bổng du dương như cách đọc Hán Việt.
Thơ Nguyễn Du
|
Bản dịch chữ
Hán của Lê Dụ
|
Dùng dằng nửa ở nửa về
|
Bồi hồi xạ khứ xạ hồi
|
Nhạc vàng đâu đã tiếng nghe gần gần
|
Kim linh thanh động như lôi cổ tần
|
Trông chừng thấy một văn nhân
|
Hốt nhiên kiến nhất văn nhân
|
Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng
|
Liễu tiên phi nhất mã trần phi dương
|
Đề huề lưng túi gió trăng
|
Đề huề phong nguyệt bán nang
|
Sau chân theo một vài thằng con con
|
Quán đồng ngũ lục mã bàng tương truy
|
Tuyết in sắc ngựa câu giòn
|
Lương câu bạch tuyết như ti
|
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời
|
Ngoại y nhan sắc nhiễm kì thanh thiên
|
Nẻo xa mới tỏ mặt người
|
Dao chiêm nhân ảnh tại tiền
|
Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình
|
Thốt nhiên há mã khách tiên tự tình
|
Hài văn lần bước dặm xanh
|
Văn hài ổn bộ vân trình
|
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
|
Nhất đoàn hảo tự dao quỳnh hướng vinh
|
Chàng Vương quen mặt ra chào
|
Vương Quan diện thiện thân nghinh
|
Hai Kiểu e lệ nép vào dưới hoa
|
Nhị Kiều hoa hạ ẩn hình tị chi
|
Cùng đoạn thơ ấy hai vị khác là Nguyễn Kiên và Lê Mạnh Điềm
dịch cũng rất thú vị.
Bản dịch của Nguyễn Kiên ( Lục bát)
|
Bản dịch của Lê Mạnh Điềm (Thất ngôn)
|
Khứ quy vị định hành tung
|
Bán dục lưu trú, bán dục quy
|
Loan thanh hà xứ đinh đông tiền đồ
|
Hốt văn kim linh thanh tiệm cận
|
Dao chiêm kiến nhất văn nho
|
Dao kiến văn nhân mĩ phong tư
|
Phao câu thủ hoãn tuần đồ dung thư
|
Mã thượng hoãn bí bộ phương kì
|
Nang trung phong nguyệt bán sừ
|
Bán nang phong nguyệt xước hữu dư
|
Quan đồng lục thất tiếp dư vĩ tùy
|
Tam ngũ đồng tử hành tương tùy
|
Bạch câu tuyết sắc y y
|
Tuyết ấn bạch câu sắc hiệu hiệu
|
Liễu y tiếu tự thiên
bì nhất ban
|
Y thấn thiên phu nhiễm thanh thảo
|
Dao dao vọng kiến phương nhan
|
Dữ quan tương kiến nguyên tương tri
|
Khách tùy há mã đồ gian tự tình
|
Há mã phùng nghên thoại giao đạo
|
Văn hài lộ sấn vân thanh
|
Phiêu phiêu từ khán ngọc chi di
|
Phong tư phảng phất dao quỳnh ngọc chi
|
Uyển như ngọc thụ dữ quỳnh chi
|
Vương Quan nhận thị cố tri
|
Vương Quan quán diện xuất tương tiếp
|
Nhị Kiều ni nục hướng y hoa tùng
|
Nhị Kiều tu xát đê nga mi
|
Giáo sư Trần Ích Nguyên còn dẫn bản dịch ra thơ thất ngôn của
Từ Nguyên Mạc.
Đồng thời ông cũng khảo sát 2 bản dịch khác của hai dịch giả
người Việt gốc Hoa ở Chợ Lớn là Lý Văn Hùng và Trương Cam Vũ. Có thể nói rằng đây
là một dấu mốc quan trọng mà Trần Ích Nguyên đã
lập nên ( Lời của PGS TS Phạm Tú
Châu).
Chính nhờ công
phu của ông Trần Ích Nguyên, mà chúng ta có thể hiểu đầy đủ hơn sức lan tỏa của
Truyện Kiều của Nguyễn Du ở Việt Nam và sự du nhập của tác phẩm Nguyễn Du thành
văn học dân gian tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Công trình của Trần Ích Nguyên vì
thế rất có ích cho cả những người Việt
Nam và Trung Quốc muốn tìm hiểu sự liên quan của cô Vương Thúy Kiều Trung Quốc với Truyện Kiều của Nguyễn Du Việt
Nam. Đồng thời cho thấy mối quan hệ giao lưu văn hóa Trung - Việt. Riêng phần dịch
thơ, cuốn sách cho thấy các học giả Việt Nam rất ngưỡng mộ Truyện Kiều chữ Nôm
của Nguyễn Du, và mong muốn truyền bá nó bằng thể thơ lục bát của dân tộc, cũng
như thơ thất ngôn, nhưng viết bằng chữ Hán.
Tháng 4 năm 2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét