Về bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Vũ Nho
Theo yêu cầu của Đài truyền hình, VN đã ngồi với người dẫn chương trình khoảng nửa tiếng về bài thơ này. Nay ghi lại đây như kỉ niệm trả lời phỏng vấn.
Theo yêu cầu của Đài truyền hình, VN đã ngồi với người dẫn chương trình khoảng nửa tiếng về bài thơ này. Nay ghi lại đây như kỉ niệm trả lời phỏng vấn.
MC dẫn :Vâng thưa quý vị và các bạn, chúng ta vừa đến với bài
thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi qua giọng ngâm của nghệ sĩ ......,và
qua sự cảm nhận của riêng mình chắc hẳn
quý vị đã phần nào hiểu được vẻ đẹp và giá trị của bài thơ, tuy nhiên để
giúp quý vị có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn, chúng tôi muốn cùng quý vị
trao đổi với nhà phê bình Vũ Nho về bài
thơ “Đất nước” và tác giả của bài thơ này .
Xin
chào nhà phê bình Vũ Nho
Vũ Nho
- Xin chào bạn và chào các vị khán giả màn ảnh nhỏ.
PV :- Thưa nhà phê bình Vũ Nho, rất nhiều
người cho rằng nhà thơ Nguyễn Đình Thi
là một ngôi sao sáng trên nhiều lĩnh vực, thế còn ý kiến của riêng ông thì thế
nào?
V.N. - Tôi cho rằng không phải ngẫu nhiên mà
người ta nói như vậy. Nguyễn Đình Thi là
một nghệ sĩ đa tài. Ông là nhà thơ với những bài thơ nổi tiếng. Ông là nhà soạn
kịch, với nhiều vở có tiếng vang. Ông là nhạc sĩ, tuy viết không nhiều, nhưng
có những nhạc phẩm có thể xếp vào hàng kiệt tác. Ông còn là cây văn xuôi với các tác phẩm như Xung
kích, Vào lửa, Mặt trận trên cao, Vỡ bờ,…Ngoài ra ông còn viết phê bình,
tiểu luận với nhiều ý kiến sắc sảo và
xác đáng. Cũng có ý kiến cho rằng Nguyễn Đình Thi dàn trải, không nổi trội.
Nhưng theo tôi, ở lĩnh vực nào, Nguyễn Đình Thi cũng có những tác phẩm nổi bật,
xuất sắc. Có lẽ một trong các lĩnh vực nổi
bật nhất là thơ. Về thơ, ông có cả một chủ trương đổi mới thơ từ những năm
kháng chiến chống Pháp và những thành tựu về thơ của ông với các tập thơ : Người
chiến sĩ, Bài thơ Hắc Hải, Dòng sông trong xanh, Tia nắng, Trong cát bụi, Sóng reo là không thể phủ nhận.
PV:
- Ông có cho rằng chính bài thơ “Đất nước”
đã góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực thơ ca không ?
V.N.
- Tất nhiên bài thơ Đất nước góp phần
làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Thi trong
lĩnh vực thơ ca. Nhưng cũng phải kể đến nhiều bài thơ khác nữa. Đặc biệt
là bài Nhớ. Đây là một bài thơ cách tân đầu tiên trong lĩnh vực thơ tình của
Việt Nam
( cũng là một trong vài bài thơ tình hiếm hoi trong tuyển tập thơ Việt nam
1945-1956). Rồi bài thơ dài Bài ca Hắc
Hải có những câu bình dị mà vô cùng cảm động :
Việt
Nam
đất nước ta ơi
Mênh
mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh
cò bay lả rập rờn
Mây
mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê
hương biết mấy thân yêu
Bao
nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất
vả in sâu
Gái
trai cũng chỉ áo nâu nhuộm bùn…
Cảm
hứng về đất nước là cảm hứng dào dạt và mãnh liệt ở Nguyễn Đình Thi, nó hội tụ
sâu sắc và tập trung trong bài Đất nước.
PV:-
Thực ra để hiểu được bài thơ không thể
không nhắc tới hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Trong bài thơ tác giả nhắc đến thu xưa và thu nay, như thế
nếu không biết hoàn cảnh lịch sử của đất
nước khi đó chắc sẽ không thể cảm đựoc một cách trọn vẹn tinh thần của bài thơ
cũng như cảm xúc của người viết ? Ông có thể nói qua về hoàn cảnh ra đời
của bài thơ này?
V.N.-
Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
như mọi người đã biết không phải là một bài thơ viết liền mạch. Ban đầu nhà thơ
viết bài thơ Sáng mát trong như sáng năm
xưa vào năm 1948. Nghĩa là ba năm sau ngày cách mạng mùa Thu tháng Tám
thắng lợi, hai năm sau ngày lực lượng vũ trang non trẻ của chúng ta rời Hà Nội
lên Việt Bắc kháng chiến. Một năm sau, năm 1949, nhà thơ viết bài Đêm mít tinh cũng ở chiến khu Việt Bắc.
Rồi nhà thơ tiếp tục suy nghĩ về đất
nước và trên chất liệu hai bài thơ đó, bổ sung những chiêm nghiệm về cuộc kháng
chiến của dân tộc, năm 1955 nhà thơ mới
hoàn thành bài thơ Đất nước. Như vậy,
bài thơ được viết và suy ngẫm trong thời gian gần 7, 8 năm. Chắc chắn những câu
thơ như :
Súng
nổ rung trời giận dữ
Người
lên như nước vỡ bờ
Nước
Việt nam từ máu lửa
Rũ
bùn đứng dậy sáng lòa
có
âm vang của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hình ảnh người lên như nước vỡ bờ phản ánh một khí thế mạnh mẽ, ào ạt của
một đất nước, một dân tộc mà không một thế lực thù địch nào có thể ngăn cản.
Sau này, chắc không phải ngẫu nhiên, Vỡ
bờ được nhà thơ đặt tên cho tiểu thuyết viết về giai đoạn trước, sau cách mạng tháng Tám của đất nước.
PV:-
Theo ông thì bài thơ ra đời như một thôi thúc tự nhiên của cảm xúc người viết,
hay nó là những chiêm nghiệm và những
gửi gắm được dồn nén?
V.N.
- Theo tôi là cả hai. Như thế có thể nói
bài thơ ra đời vừa như là kết quả của một thôi thúc mãnh liệt của cảm xúc người
viết, vừa như kết quả của một chiêm nghiệm, suy tư về đất nước. Có thể nói đó
là sự tổng hợp của cảm xúc và lí trí, của tình cảm và trí tuệ. Vì thế nó vừa
dào dạt, vừa lắng sâu. Có những câu thơ tràn đầy tình cảm lãng mạn :
Mỗi
bước đường mỗi bước hi sinh
Trán
cháy rực nghĩ trời đât mới
Lòng
ta bát ngát ánh bình minh
Có
những câu thơ như là chân lí khái quát sự trường tồn của đất nước:
Nước chúng ta
Nước những
người chưa bao giờ khuất
Có
những câu thơ như tượng đài về sự quật khởi của đất nước:
Nước
Việt Nam
từ máu lửa
Rũ
bùn đứng dậy sáng lòa
PV:- Bài thơ đầy chất hào khí nhưng vẫn đậm chất
trữ tình? Vậy xin hỏi ông sự kết hợp hai
yếu tố này được thể hiện trong bài thơ như thế nào và hiệu quả của chúng ra
sao?
V.N.- Đúng như bạn vừa nhận xét. Mấy câu thơ tôi
vừa dẫn trên tràn đầy hào khí của đất nước đã làm nên Điện Biên chấn động địa
cầu. Bài thơ cũng đậm chất trữ tình. Hai câu mở đầu tràn đầy ánh sáng và hương
thơm:
Sáng
mát trong như sáng năm xưa
Gió
thổi mùa thu hương cốm mới
Giả
như bớt đi từ “mới” thì cái chất tươi
nguyên và hương cốm thơm sẽ giảm đi khá nhiều. Hương cốm là của cốm mới. Cả thiên nhiên như cũng tươi mới : Trời
thu thay áo mới. Trong biếc nói cười thiết tha. Có thể hiểu là trời thu
trong biếc, nhưng cũng hoàn toàn có thể hiểu rằng tiếng nói cười thiết tha trong
biếc.
Những câu thơ đọc lên vừa mềm mại, vừa tràn đầy niềm
tự hào, kiêu hãnh về tư thế của con người, của dân tộc có chủ quyền:
Trời
xanh đây là của chúng ta
Núi
rừng đây là của chúng ta
Những
cánh đồng thơm mát
Những
ngả đường bát ngát
Những
dòng sông đỏ nặng phù sa.
Những câu thơ thể hiện sự đối lập và sức sống mãnh liệt của
dân tộc trước kẻ thù:
Xiềng
xích chúng bay không khóa được
Trời
đầy chim và đất đầy hoa
Súng
đạn chúng bay không bắn được
Lòng
dân ta yêu nước thương nhà
Hào
hùng nhưng trữ tình đằm thắm đó là đặc điểm của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam. Bài thơ đã phản ánh được nét
cơ bản đó.
PV:-
Rất nhiều người nói rằng bài thơ “Đất nước”
có nhạc và có cả hoạ? Ông có cảm thấy điều này không?
V.N.
- Điều đó là hoàn toàn đúng. Người xưa nói thi trung hữu họa và thi trung hữu
nhạc. Và một khi thơ có họa, kết hợp với thơ có nhạc thì sức gợi của thơ sẽ gồm
cả sức gợi của hội họa và âm nhạc, sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Chỉ lấy khổ thơ
tôi đã dẫn để minh họa cũng thấy rất rõ.
Trời
xanh đây là của chúng ta
Núi
rừng đây là của chúng ta
Những
cánh đồng thơm mát
Những
ngả đường bát ngát
Những
dòng sông đỏ nặng phù sa.
Màu xanh trời, màu xanh rừng, xanh núi, màu
xanh mơn mởn của cánh đồng thơm mát, màu đất nâu những ngả đường bát ngát, màu đỏ
phù sa… đã làm nên bức tranh đa sắc màu tuyệt
vời về đất nước. Những từ điệp “ đây là”, “đây là”, “của chúng ta”, “của chúng
ta”, những, những, những như những nốt
nhấn của bản nhạc quê hương ngân nga mãi trong lòng ta.
Hoặc
trong hai câu thơ khác :
Ôi
những cánh đồng quê chảy máu
Dây
thép gai đâm nát trời chiều
Viết
như thế là tràn đầy màu sắc của hội họa, người đọc như nhìn thấy quê hương với
cánh đồng chảy máu, với dây thép gai đồn giặc đâm nát trời chiều. Bầu trời
thường có ráng đỏ bầm như máu ứa từ những vết dây thép gai đâm nát…
PV:-
Liệu có thể coi “Đất nước” như một
trường ca thu nhỏ không thưa ông?
-
Theo tôi, bài thơ hay là bài thơ hay, không cần phải gắn cho nó cái mác “
trường ca thu nhỏ” làm gì. Bởi
lẽ, nếu là trường ca dở thì để to (dài) cũng dở mà thu nhỏ cũng không tránh
được dở.
Bài
thơ nhỏ mà hay thì tốt hơn là bản trường ca dài mà dở. Riêng tôi không muốn có
một đánh giá như thế về bài Đất nước.
PV:-
Vậy có hay không sự ảnh hưởng của “Đất
nước” với chính những bài thơ sau đó của các tác giả khác? (với thể loại trường
ca hoặc thể loại thơ tự do)
V.N.
- Chắc chắn là các nhà thơ có chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng sự ảnh hưởng đó
thật khó chứng minh. Cần lưu ý rằng không chỉ một mình Nguyễn Đình Thi viết về
đất nước. Cùng thời với bài Đất nước
của Nguyễn Đình Thi có thể kể đến Ta đi
tới, Việt Bắc của Tố Hữu, Tình sông
núi của Trần Mai Ninh, Bên kia sông
Đuống của Hoàng Cầm. Muộn hơn một chút có Cửu long giang ta ơi của Nguyên Hồng. Thời chống Mĩ có Quê
hương của Giang Nam, Mặt đường khát
vọng của Nguyễn Khoa Điềm… Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng cảm hứng đất nước
là cảm hứng chung của những nhà thơ Việt
Nam.
Cảm hứng đó ảnh hưởng đến chính tác giả Nguyễn Đình Thi trong những bài thơ sau
của ông. Tiêu biểu nhất là trong Bài thơ
Hắc Hải mà bên trên tôi có nhắc đến mấy câu. Xin dẫn ra những câu khác mà
tôi nghĩ là rất hay về đất nước:
Việt
Nam
đất nắng chan hòa
Hoa
thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt
đen cô gái long lanh
Yêu
ai yêu trọn tấm tình thủy chung
Đất
trăm nghề của trăm vùng
Khách
phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên
tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Và các bài thơ Chia tay trong đêm Hà Nội, Lá
đỏ… của Nguyễn Đình Thi cũng là những bài thơ trong mạch cảm xúc thiêng
liêng về đất nước.
Riêng về thơ không vần thì Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận
đúng và tiên lượng đúng. Hàng loạt các tác giả viết câu thơ dài, câu thơ không
vần ( nhưng vẫn có nhịp điệu nội tại), mang âm hưởng của lời nói thường sau này
chắc chắn là có ảnh hưởng quan niệm thơ và thực tế sáng tác thơ của Nguyễn Đình Thi./.
MC dẫn :Vâng xin cám ơn nhà phê bình Vũ Nho , thưa quý vị và các bạn bây giờ
chúng tôi muốn cùng quý vị thưởng thức lại bài thơ qua chính sự thể hiện của tác
giả -nhà thơ Nguyễn Đình Thi , bài thơ đã được thu âm tại Tiếng nói VN.
1- Thơ, tiểu thuyết, Nguyễn đình thì nhiều người đọc. Nhạc Nguyễn Đình Thi nhiều người nghe
Trả lờiXóa2- Kịch Con Nai đen, Thành Đông quan, Rừng Trúc chưa được công diễn... Đổi mới rồi vẫn không thấy diễn???
3- Nguyễn Đình Thi thực sự lắm tài nhưng ông bị phân thân giữa lãnh đạo và nghệ sỹ nên cả hai đều bị hạn chế.
4- GS Nguyến Đăng Mạnh nói thẳng trong hồi ký, Nguyễn Đình Thi sinh thời quá sợ Tố Hữu.
Tiếc!!
Bác Bulukhin à! Không biết Nguyễn Đình Thi có sợ thật không. Nhưng nếu ông sợ cũng phải thôi. Thời của các cụ không giống như bây giờ!
XóaCám ơn bác ghé thăm và chia sẻ!
Cảm ươn Vũ Nho, bài hay quá.
Trả lờiXóaMình cứ ngĩ bao giờ có cảnh này ...Nguyễn Đình Thi khiến Tố Hữu sợ
Chắc chả bao giờ huhu
Nhưng mà làm sao ngược lại được thời gian hở ông bạn Cương. Bác Thi thời ấy đã nhận : " Chúng ta là những hạt bụi...Những hạt bụi mang ánh sáng của Đảng" ( Mình không nhớ nguyên văn). Vậy thì ông Thi sợ ông Tố Hữu là chuyện thường ngày ở huyện...He he he. Bây giờ thì các cụ chả sợ ai nữa, kể cả thời gian...
Xóa