Nhà văn Vũ Công Hoan
GIỚI
THIỆU SÁCH MỚI
LẠI MỘT TIỂU THUYẾT MỚI CỦA NHÀ VĂN DIÊM LIÊN KHOATRUNG QUỐC RA ĐỜI VÀ ĐI RA THẾ GIỚI
Tháng 12 năm ngoái với truyện dài “TỨ THƯ”, nhà văn nổi tiếng
Trung Quốc Diêm Liên Khoa đã sang Pháp tham dự chung kết giải thưởng văn học
Phéc mi na. Tuy cuối cùng không trúng giải,
nhưng tác phẩm “Tứ Thư” đã xuất bản hàng loạt và gây xôn xao dư luận cả nước
Pháp yêu chuộng văn học. Rồi từ đó, “Tứ Thư” được lần lượt xuất bản ở Đài Loan,
Hồng Kông,Hàn Quốc, Nhật Bản và thế giới tiếng Anh, thế giới nói tiếng Tây Ban
Nha. Tại Việt nam cũng được Vũ Công Hoan dịch và đang chờ xuất bản.
Tháng 10 năm nay 2013, nhà văn tài hoa Diêm Liên Khoa lại vừa
cho ra đời cuốn tiểu thuyết mới mang tên “TẠC LIỆT CHÍ”. Cuốn truyện dài này vừa
được Nhà xuất bản văn nghệ Thượng Hải liên hợp cùng Hãng xuất bản 99 Thượng Hải
xuất bản lần đầu mười lăm vạn cuốn. Sách đựơc tiêu thụ và có tiếng vang rất tốt
trong cả nước Điều này khiến tác giả có thêm nhiều lòng tin đối với tình hình đọc
sách và xuất bản tại Trung Quốc.Vì sách mới tung ra thị trường chưa đầy một
tháng, rất đông người đang viết phê bình, nhưng tác giả chỉ đựơc đọc có vài
bài. Còn báo chí và tạp chí thì tới tấp đưa tin và phỏng vấn tác giả.
Riêng việc dịch và xuất bản,vì sách của Diêm Liên Khoa đều phải
dịch ra tiếng Pháp trước rồi mới có thể giới thiệu sang ngôn ngữ khác. Cho nên
hiện nay tác giả vừa ký xong hợp đồng Pháp ngữ trao vào tay dịch giả. Còn ở
châu Á thì vẫn là Hàn Quốc và Nhật Bản vừa
ký xong hợp đồng phiên dịch. Riêng Việt Nam thì tác giả đã ưu ái giành bản quyền
cho dịch giả quen thuộc Vũ Công Hoan.
Vũ Công Hoan cầu xin Đức Chúa Trời ban cho luôn luôn mạnh khỏe
bình an, chiến thắng bệnh tim mạch, hen suyễn thường xuyên tái phát, để mau
chóng dịch xong cuốn sách này.
“TẠC LIỆT CHÍ” là tên tắt của cuốn sách mang tựa đề đầy đủ “Lịch sử địa chí địa phương Tạc Liệt”. Tạc liệt
là nứt nổ, bùng nổ hay nổ tung. Khi vùng núi Bả Lâu tỉnh Hà Nam, ngày xưa bị
núi lửa bùng phát, dân cư vùng núi lửa đã sơ tán ra các nơi xung quanh lập thôn
ấp mới. Nên thôn ấp này được mang tên Tạc Liệt.
“TẠC LIỆT CHÍ” gồm 29 chương. Nội dung chính là miêu tả quá
trình bùng nổ như vũ bão của Tạc Liệt, phát triển vùn vụt từ Thôn, lên Xã. lên
Thị trấn, lên Huyện lên, lên thành phố và Thành phố trực thuộc bằng mọi thủ đoạn,
chủ yếu là Tiền, Quyền và sự kết hợp giữa tiền bạc và quyền lực để giữ cho bằng
được vị trí lãnh đạo độc tôn. Mọi tình tiết xin các bạn chờ xem nội dung cụ thể
câu truyện sẽ đựơc dịch.
Dưới đây là nội dung một trong những bài bình luận về cuốn
sách tác giả vừa gửi cho dịch giả.
THỜI ĐẠI “TẠC LIỆT”
Lương Hồng
Trước đương đại, một nhà
văn nên đối mặt như thế nào? Làm thế nào để bày tỏ lô gic nội tại của hiện thực
và tinh thần đương đại? Nhất là trước hiện
tại phát triển như vũ bão mà chúng ta gọi là “ba mươi năm cải cách mở cửa”? Đây
gần như trở thành thước đo quan trọng khảo nghiệm nhà văn, cũng là một thách thức
nhà văn phải đối mặt. “Ếch”của Mạc Ngôn, “Đới đăng” của Giả Bình Ao,”Nhật dạ
thư”của Hàn Thiếu Công, “Ngày thứ bảy” của DưHoa, “Hoàng tước ký ”của Tô Đồng vân
vân đều là những tác phẩm đang công phá chính diện mạnh mẽ hiện thực.Ý vị nhất
là những tác phẩm này đã gây nên sự tranh cãi khá lớn. Việc này khiến cho vấn đề
quan hệ giữa nhà văn và hiện thực lại một lần nữa trở thành điểm nóng trong
nghiên cứu thảo luận.
Quả thật, tiểu thuyết
“Tạc Liệt Chí” vừa xuất bản là tác phẩm “đương đại ”của Diêm Liên Khoa. Từ “Nhật
quang lưu niên”, “Kiên ngạnh như thủy”, “Thụ hoạt”, “Đinh trang mộng”, đến “Tứ
Thư”, thời gian trong tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa càng ngày càng tiếp cận “đương
đại” và “hiện tại”, đồng thời định phác họa thế giới tinh thần và hình thái nội
tại của “đương đại.”
Để tìm ngôn ngữ và kết cấu độc đáo cho mỗi cuốn tiểu thuyết
chính là dã tâm hết sức rõ ràng của Diêm Liên Khoa.
Từ “thể tìm nguồn” của “Nhật quang lưu niên”, “thểvăn cách” của
“Kiên ngạnh như thủy”, “thể tự ngữ”(lảm nhảm lải nhải) của “Thụ Hoạt”, đến “thể
tứ thư” của “Tứ thư”, chúng ta có thể cảm nhận sức mạnh của kết cấu tiểu thuyết
và tính ăn ý giữa câu truyện. Đọc “Tạc liệt chí” cứ yi như phải chịu một cuộc nứt nổ với cường độ mạnh.
Vỏ ngoài của lý tính nứt biến ra bản chất
của lý tính, cũng khiến cho chân tướng của
lịch sử không có nơi đào thoát. “ Tạc liệt” trong sách này không chỉ là danh từ
- Thôn Tạc Liệt, cũng là một động từ, có thể truy tìm đến hàm nghĩa vật lý của
nguồn từ --- một qúa trình vận động hóa học vô qui tác không gò bó, bành trướng
nhanh, nguy hiểm cao. Chỉ có từ “tạc liệt ” nứt nổ,bùng nổ, nổ tung mới truyền
đạt nổi thôn Tạc Liệt từ một thôn nghèo xơ xác nhanh chóng phát triển thành thị
trấn, huyện. thành phố và thành phố trực thuộc, tốc độ của nó, quá trình, thủ
đoạn, lô gíc và phương thức biểu hiện của nhân tính. Nhưng tác giả không chỉ dẫn
chúng ta vào thế giới trong bùng nổ này bằng phương thức ngông cuồng, trái lại
“Tạc Liệt chí”đựợc tiến hành kể lại trong một khung giá kết cấu cực kỳ nghiêm cẩn
và khoa học.
Như tiểu phần đệm tiểu thuyết đã nói, “Tạc Liệt chí”là “Địa
phương chí”được viết theo lời mời. Chí, “thức, ký, ký thuật, ký tải”tức là văn
hiến thư tịch, theo thể lệ nhất đinh ghi chép toàn diện tình hình các mặt tự
nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế văn hóa của một khu vực nào đó,một thời kỳ
nào đó. Đây là một hình thức lịch sử khách quan,chân thực. Nhưng tính không ổn
định và tính cộng thời của“Tạc Liệt ”sẵn sàng đột phá khung giá lịch sử, làm
cho tính khách quan và tính thời gian trở thành một thứ phản trào phúng và cộng
mưu. “Tạc liệt chí” giống như một loại kết
cấu phỏng chân, lấy hình thái chân thực của lịch sử làm tiền đề bày trò, lại
làm cho giữa chân thực và đối tượng bày
trò trông nhau, sự tương phản của chúng hình thành phong cách ẩn dụ mạnh mẽ.Bắt
đầu viết từ chương “Lịch trình thay đổi phát triển” trở đi hết sức cẩn thận
theo các nguyên tố cơ bản của “Địa phương chí” như lịch sử phát triển, chính trị,
nhân vật, phong tục,đại sự ký của thôn Tạc liệt để sắp xếp tình tiết. “Chí”
càng bao gói “tạc liệt” một cách làm như
có việc ấy thật,thì “Tạc Liệt”càng hiện rõ dã
tính thoát dây cương và bản chất hư ảo của nó. Hai thứ cùng kể lại và
trình bày, kết cấu tức ý nghĩa, chúng đan xen nhau, hình thành một quả cầu lửa,
lấy tăng tốc độ đi đến nổ tung và hủy diệt cuối cùng. Giữ hình thái cơ bản
trong rùng rùng sắp đổ. Đây tức là kết cấu của tiểu thuyết, phạm vi tổng thể,
cũng là hình tượng cơ bản của tinh thần đương đại.
Khi phát triển, giầu mạnh và tham vọng cá nhân xuất hiện với
lô gíc “bùng nổ” sẽ là một cảnh quan xã hội và cảnh tượng đời sống như thế nào?
Ai ai cũng ở trong trạng thái điên cuồng, dã tâm hừng hực,bền cứng vô cùng,có
thể truy tận hàm nghĩa vật lý của nguồn từ -- Một quá trình vận động hóa học
không qui tắc,không gò bó, phình to nhanh, nguy hiểm cao. Chỉ có từ “tạc liệt”
mới có thể truyền đạt nổi thôn Tạc Liệt từ một thôn nghèo kiết phát triển nhanh
chóng thành thị trấn, huyện, thành phố và thành phố trực thuộc, tốc độ, quá
trình,thủ đoạn, lôgíc và phương thức biểu hiện nhân tính của nó. Nhưng lại đóng
kín cô độc, ngông nghênh, lạnh lùng tàn khốc.Khổng Minh Lượng có tư duy kỹ lưỡng,
một lòng một dạ tạo dựng thần thoại mới của nước cộng hòa, đối với hắn ta mà
nói, mọi cản trở thôn Tạc Liệt phát triển
đều đáng nhục và lạc hậu , mọi thứ có thể phát triển thônTạc Liệt đều vô cùng
vinh quang.Để phát triển thôn Tạc Liệt hắn có thể đánh cược thân thể, tình
yêu,tôn nghiêm,đương nhiên dân chúng thôn Tạc Liệt đánh cuộc càng triệt để hơn
hắn. Hắn là kẻ tạo dựng thần thoại thời đại mới, một siêu nhân hoàn mỹ,( ngoài
việc hắn vẫn không bỏ được thói quen ăn cắp), có vỏ ngoài toàn kim loại, lương
tâm,tình cảm, đạo đức, trật tự đều bị xem là biểu hiện tâm linh mềm yếu, không
thể thành việc lớn.Nhân vật trong tiểu thuyết ở mức độ khác nhau đều có triệu
chứng điên khùng, Khổng Đông Đức, Chu Dĩnh. Không Minh Diệu vv, kẻ nào cũng cố
chấp, ngoan cố, độc đoán chuyên quyền,không ma mãnh không thành cuồng, không cuồng
không thành việc lớn.
Một vấn đề cần phải nghiên cứu thảo luận là “điên cuồng đến từ
đâu? “Tạc Liệt” thành khả năng như thế nào? Cơ sở lý luận và chỗ dựa của nó là
gì? Đúng như Diêm Liên Khoa đã hỏi, “Chúng ta đi lên từ con đường nào? Tại sao
chúng ta được như hôm nay?
Mọi lịch sử đều là lịch sử đương đại, ngược lại, mọi lịch sử
đương đại cũng đều là lịch sử.Thật ra, chúng ta đâu có xa lạ gì đối với dũng
khí nổ tung “thay trời đổi đất”, nó cũng là động lực cơ bản và khởi nguồn của
chuyển đổi hiện đại Trung Quốc, “Mặt trời chiều trên sông Tang can” thời kỳ đầu
Diên an của Đinh Linh, cảnh tượng cải cách ruộng đất trong “Giông tố” của Chu Lập Ba đã thấp
thoáng hiện ra khát vọng và quyết tâm bành trướng đối với “biến thiên” Trong “Hồng
kỳ phổ”, “Hồng Nham ”(đá đỏ), “Sơn hương cự biến” thời kỳ đầu dựng nước, khí
phách cứng rắn của nước cộng hòa càng tràn ngập trời đất, “thay trời đổi đất”
không chỉ là khẩu hiệu và tinh thần, mà là tinh thần hy sinh và hành động chính
trị cần phải có để xác lập tính hợp pháp của nước Trung Quốc mới, hay nói một
cách khác, nếu không “thay trời đổi đất”không thể hoàn thành tính hợp pháp của
nó. Đến đây, sự đeo đuổi của tính hiện đại bị chuyên quyền sai khiến, biến
thành một cuộc du hýcách mạng chiếm lĩnh trận địa. Quyền lực và bạo lực hợp mưu
thành điều kiện cơ bản nhất sáng tạo nên “thay trời đổi đất” .Tiểu thuyết “Kiên
ngạnh như thủy” (thể văn cách) câu truyện tình yêu đã được kể một cách có hình
tượng, những ca khúc cách mạng và lời dạy của Mao Trạch Đông đã chiếm lĩnh và
khống chế tâm linh và tinh thần con người như thế nào, đồng thời đã lấy đó để
thay đổi hình thái cơ bản của xã hội. “Nhật quang lưu niên” đã phát hiện một
cách nhậy cảm những thất bại và cái áo ngoài che phủ của “thay trời đổi đất” ở
thời kỳ đầu đương đại, “đào đất sâu”, “ trồng cải dầu”, “dẫn nước mương”...vv
không có cái nào là không hư ngông và đáng cười. Chí khí kiên cường cứng rắn biến
dị thành tội lỗi tàn ác, dũng khí sa sút thành hư không, “Thay trời đổi đất” trả
giá bằng sinh mạng đã chảy ra thứ nước mương tanh bẩn hôi thối, loáng thoáng
khiến chúng ta nhìn thấy sự mờ ám của đầu nguồn tính hiện đại và sự che đậy uổng
công vô ích của hình thái ý thức.
Khi Khổng Minh Lượng tạo nên cao trào làm giàu ở thôn Tạc Liệt,
Không Minh Diệu, khuếch trương quân đội của mình ở khe núi đóng kín, động lực
và lô gíc của họ là gì? Không hề nghi ngờ,vẫn là “thay trời đổi đất”, chúng vẫn là thứ lô gíc tâm lý cơ bản phát
triển nước cộng hòa. “Cải cách mở cửa” chỉ là một lối nói tương đối uyển chuyển
của nó.Nó dựa vào ý thức cách mạng và ý thức quyền lực cứng rắn.”Hy sinh là cần
thiết”(Câu này quen tai hiểu kỹ, đã là một trong những lô gíc lịch sử). Hơn nữa
quyền lực càng tập trung, phát triển sẽ càng dễ dàng. Do đó,ở ngã tư thônTạc Liệt
càng ngày càng nhiều mộ chỉ là trạng thái biểu hiện tất nhiên của sự“trả giá”.Từ
thôn, đến thị trấn, huyện, thành phố,Khổng Minh Lượng nắm chắc quyền lực,Đàn
bà, người già, ruộng đất, tình cảm đều là công cụ có thể trao đổi. Kỳ thực, đây
không cần nói là một ý thức quyền lực có tính cướp đoạt,con người cá thể bị coi
nhẹ, bị vật hóa, trở thành lá bùa giao dịch, nhằm đổi lấy một mộng tưởng “tập
thể” hư ngông. Phương thức nhận biết quyền lực của Khổng Minh Lượng vừa đến từ vô thức tập thể trong nền văn minh
Trung Quốc cổ xưa, cũng đến từ chế độ đương đại tạo dựng cho hắn.Hắn cứ tiến
lên một bước, đều có vô số hoa tươi, những tràng vỗ tay và cổ vũ,chế độ từng bước,
từng bước dung túng hắn, o bế hắn và ủng hộ hắn, mặc cho đằng sau hắn lũ lụt tầy
trời như thế nào.Chỉ cần Khổng Minh Lượng động lòng, hoa thảo bỗng chốc nở rộ
hoặc khô héo vì hắn, nhà lầu mọc lên, thời gian và không gian cũng biến cải vì
hắn.
Nếu Khổng Minh Lượng lấy tưởng tượng quyền lực làm chỗ dựa,
thì Khổng minh Diệu lấy tưởng tượng cách mạng làm cơ sở, xây dựng đế quốc khổng
lồ của mình. “Cách mạng” là âm hồn của nước cộng hòa xưa nay chưa bao giờ tiêu
tán. “Phương Tây” là kẻ thù tuyệt đối của hắn. Chúng ta đang phát triển thành
phố và GDP trong ý thức “địch giả tưởng” này, đang xây dựng ý thức đấu tranh
trong tư duy yếu đuối không tự tin này và bằng cách bóp méo nhằm khoa trương sự
thiếu thốn của mình.
Nhìn xa hơn chút nữa con đường hầm lịch xa xưa, sẽ có thể
nhìn thấy, cái ảo tượng “Trung Quốc phương đông” yếu nhược lại chuyên chế ứng
chiếu dưới tầm nhìn của phương Tây vẫn đang khống chế chặt chẽ đời sống Trung
Quốc. Hơn một trăm năm nay, chúng ta luôn luôn thử tìm cách thoát ra khỏi ảo tượng
này, khao khát “lớn mạnh”, “tôn nghiếm” và giầu mạnh” và lấy đó để đi vào con
đường chuyển đổi hiện đại. Song chúng ta càng lún sâu vào ảo tượng này. “Phương
Đông” xưa nay chưa bao giờ như mấy chục năm nay in sâu như vậy trong đời sống
và tinh thần của chúng ta.- Tính đế quốc,
tính chuyên quyền, tính cách mạng của nó, còn cả ý thức tiện dân rõ rệt nữa,
cái trước được xây dựng trên nền tảng hoàn thành cái sau.
Mấy chục ngôi mộ ở ngã tư thôn Tạc Liệt không đủ tiếc, bởi
chúng đã đổi lại “thùng vàng” đầu tiên. Các cô gái ra đi kiếm tiền để đổi về
nhà ở. Đồng tiền quan trọng hơn tất cả. Bời vì chúng chống đỡ cho Tạc Liệt mỗi
ngày một rực rỡ. Những lão nông khóc lóc vì mất ruộng đất quả thật đã khiến Khổng
Minh Lượng ớn ghét, bọn họ yếu đuối quá! Vì nhân dân, cho nên phải hy sinh nhân
dân. Nhân dân hầu như là chủ thể, nhưng là những ký hiệu vô danh và vật phầm
tùy ý thay thế.
“Bần cùng”bị bắt cóc,
bị là vũ khí và cái cớ để kiếm lấy tất cả. Nó bị biến thành một thứ đạo đức, trả
lời một cách thẳng thừng câu hỏi đến từ nội bộ chúng ta và toàn thế giới.Nó
không chỉ là lý do để nhà nước tiến hành phát tiển một cách có tính chất bùng nổ
- “ Để nhân dân thoát khỏi nghèo nàn,
chúng ta phải như vậỵ”, cũng là lý do khi người nghèo phản đối không công bằng
– “Ta đã một nghèo hai trắng, ta chỉ có lấy răng trả răng”. Cái gọi là “lấy
răng trả răng” thật ra là làm giầu thục mạng, mà thân thể là tư bản duy nhất của
nó. “Giấc mơ phú cường”bị co lại thành giấc mơ giầu có”, nhu cầu của thời kỳ
chuyển đổi hiện đại lúc này tỏ ra sự thiếu hụt cố hữu nội bộ của nó, đồng thời
loáng thoáng chỉ đến đổ vỡ suy sụp trong tương lai.
Mà khi mọi sự phát triển xã hội và lòng người đều xoay quanh
đồng tiền và quyền lực hư ngông, thì cơ cấu hữu cơ và năng lực cân bằng đã có
trong văn minh hương thổ và xã hội hương thôn cũng bị phá hoại.Nó là ung nhọt
là khối u xã hội phải được cắt bỏ mới thay được xã hội ảo tượng. Ở đây, cơ thể
và kết cấu tổ chức nội bộ của nó và “hương thôn”đã thuộc vật quá khứ, trên một
kết cấu lich sử tuyến tính. Hơn nữa, vật quá khứ này càng ngoan cố, quyết tâm cắt
bỏ càng lớn, kết cấu lịch sử bị bỏ đi càng nhiều. tương lai sẽ càng tươi mới.
Đồng thời, nếu “kết cấu lịch sử” không được phân tích và baỏ
lưu có tính chất tuyển chọn, chế độ hiện thực rất dễ vứt bỏ lịch sử mà bị nhu cầu
của “hiện tại”khống chế. Thế là “thành” biến thành một quái vật kết cấu không
trật tự khổng lồ, vô lịch sử, không ngừng sinh sôi nẩy nở. Nó chỉ dựa vào nhiệt
tình, phi lý tính và chuyên quyền, chứ không có cơ sở lý luận, nền tảng đạo đức,
qui tắc kết cấu cần phải có của một thể cách mạng hoàn chỉnh, giống như “thành
phố Tạc Liệt” “trong sách , trong phút chốc trở thành thành phố chết, “ sự sắc
sảo phồn hoa của một đô thành cũng từ đó trở thành cùn lì quặt quẹo.”
Khổng Minh Huy là một người lương thiện ôn hòa nhu mì duy nhất
trong sách. Nhưng cũng là người thiếu thực cảm nhất. Anh ta cố gắng tìm ẩn dụ số
phận trong sách Hoàng lịch cổ, hình như nhìn thấy một kết cục của số phận.
Nhưng bởi tham vọng nung nấu không một ai nghe được tiếng nói yếu ớt của anh ta
“Lịch sử nhất định bị lãng quên,về dụ ngầm của nó, giống như cuốn hoàng lịch rách nát tàn khuyết không
đầy đủ, bản thân đã mờ nhòa không rõ, ý nghĩa không minh bạch, không thể đem lại
gợi mở nào. Trong sức mạnh cuả nổ tung, Minh Huy và thương cảm nẩy sinh chắc chắn
sẽ bị bỏ rơi.
Nội dung trong văn bản “Tạc Liệt” có ẩn dụ song quan (hai cửa),
tức là lịch sử phát triển kiểu bùng nổ của thôn Tạc Liệt, hiển thị lô gíc phát
triển cảnh quan và chế độ chính trị đương đại Trung Quốc, cũng là tạc liệt chí
của lòng người. Nó khiến chúng ta nhìn tính năng tác dụng bành trướng mạnh mẽ và tính sinh sôi
nảy nở đáng sợ tự thân của chế độ và quyền lực không gò bó. Mà khi nhân tính cơ
bản bị bóc ra, như tình yêu, bình đảng,tôn nghiêm và tín nhiệm chỉ là vật phụ
thuộc có cũng được không cũng xong, mà không phải song song tồn tại cùng một
lúc với hành động của nó, nhân gian sẽ thất cách, kết cấu và lô gíc quốc gia
cũng sẽ mất thăng bằng.
Diêm Liên Khoa gọi sáng tác của mình là “Chủ nghĩa thần thực”
để phân biệt với yêu cầu cứng nhắc của chủ nghĩa hiện thực, tức lấy nội chân thực,
chứ không phải chân thực khách quan để biểu đạt đến sự biểu đạt chân thực. Các
tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa như “Nhật quang lưu niên”, “Thụ Hoạt”, “Tứ Thư”
vân vân đều có thể nhìn thấy sự tìm tòi phong cách thẩm mỹ và không ngừng xây dựng
này. “Tạc Liệt chí” đã bác một nhịp cầu vững chãi giữa chân thực cuồng tưởng và
chân thực hoang đường quái đản.Nó động chạm đến lô gíc và kết cấu lịch sử đương
đại ẩn dấu đằng sau đời sống rối ren lộn xộn, đồng thời cho ta một sự biểu đạt
hình tượng mà chuẩn xác,một từ ngữ sẽ là một thế giới hoàn chỉnh, soi tỏ toàn bộ
chân tướng của lịch sử, quá khứ và tương lai. Nó miêu tả sự hoang lạnh bên
trong và lô gíc thời đại trong trạng thái đi lên, “Tham vọng” lấy phương thức
bùng nổ phá hủy tin và yêu của thế gian, qui tắc xã hội và hạn độ của văn minh,
cuối cùng phình to thành một một vùng đất giầu nhân gian dị dạng quái thai mà
hư không.
Quả cầu lửa này còn có thể đi xa bao nhiêu?Sự bùng nổ cuối
cùng bao giờ sẽ đến? Trời , đất và nhân gian sẽ như thế nào? Khổng Minh Diệu dẫn
đội quân không thành lũy kiên cố nào mà không đạp đổ được của hắn tỏa khắp nội
bộ đại lục Trung Quốc, giống như một bóng đen đang hau háu nhìn bám theo chúng ta, Nó là nguyên nhân tham nhũng và bạo
lực sẵn sàng xuất hiện, tồn tại trong máu của chính chúng ta. Đối với nó chúng
ta vừa khiếp sợ trong lòng lạị vừa ngấm
ngầm thần phục nó, hy vọng lấy đó có thể đạt tới mục đích đen tối nham hiểm nhất.
hoặc là chúng ta là một phần tử trong đội quân ấy!
Vũ Công Hoan dịch ngày 14 tháng 11 năm 2013
Huhu. Bao giờ mình cũng dịch êm ru được như bác Hoan nhỉ. Có một tản văn 2 trang giấy mà mình ghi chú thích từ ngũ đỏ cả trang giấy rồi huhu. bác Nho ơi. Nhà cháu mần răng đây hầy
Trả lờiXóaCòn nhiều thời gian lắm cho dịch giả tương lai nếu quyết tâm. Khi TNX bằng tuổi của bác Hoan thì chả phải chú thích gì, dịch cứ băng băng. Tôi tin thế!
Xóa