"Buổi sáng" của Lê Thị Kim với lời bình Trần Trung
BUỔI SÁNG
Lê Thị Kim
Buổi sáng như
khuôn mặt trinh nữ sau làn sương
Mờ tỏ che nét
cong nét thẳng
Trong suốt hơn
Tinh khiết hơn
Gọi chân em bước
ra đường.
Buổi sáng tinh
khôi như giọt nước mắt người con gái đang yêu
Đóa tình bung nụ
trên những mầm cây búp chồi mới nhú
Buổi sáng kiêu
kì bước vào lòng ta
bằng tiếng chim
hót
Tiếng huýt sáo đột
ngột
Không có khuôn mặt
nào đẹp, dịu dàng
bằng khuôn mặt
tình yêu
Buổi sáng cười vỡ
tim
Khi ta tìm gặp
nhau
(1990)
TÌNH YÊU – VẺ THANH TÂN, HUYỀN DIỆU
Trần Trung
Lấy
cảm hứng từ buổi sáng thanh tân – buổi lê minh trinh nữ của đất trời, Lê Thị
Kim đột khởi trong câu thơ đầu của bài “Buổi sáng” với một hình ảnh so sánh trực
tiếp. Trong con mắt thơ của nữ sỹ, có một “Buổi sáng” thật đáng yêu và cũng quyến
rũ đến lạ lùng. Ấy là khi nhà thơ bất chợt và ngỡ ngàng đối diện với khuôn mặt
thiếu nữ thanh khiết và cũng diệu huyền tựa “làn sương sớm” của đất trời hé lộ.
Kim có cách cảm nhận đất trời và con người thật ý nhị, thật tình tứ: “Buổi sáng
như khuôn mặt trinh nữ sau làn sương”.
Chuyển
từ khoái cảm trinh nguyên của trời đất và con người, “Buổi sáng” của Lê Thị Kim
lại tìm đến cách lí giải căn nguyên quyến rũ của khuôn mặt trinh nữ “sau làn
sương”.
Quả
là, “sau làn sương” mờ tỏ mới “mở khói động đào” cho những kẻ đang si mê trong
cõi yêu khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của con gái; vẻ mê hoặc ắp đầy nữ tính. Và,
cũng là sức thôi miên của khói – sương – tình - ái. Đấy là vẻ hấp dẫn mời gọi của ánh sắc “mờ
tỏ”, đấy là sự cảm nhận của hình vẻ, đường nét với “nét cong nét thẳng”, đấy cũng
là cái “trong suốt” và “tinh khiết”. Có một so sánh ngầm nâng tầm vóc của vẻ đẹp
rất con người – thiếu nữ.
Trong
bài thơ lãng mạn của thi sĩ Xuân Diệu, bài “Vội vàng”, nhà thơ cũng từng hơn một
lần lấy vẻ đẹp của thiếu nữ làm chuẩn mực cho tất thảy. Xuân Diệu như thốt lên
tiếng reo vui của khách thơ lãng mạn, đa tình khi xuân về:
“…
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này
đây lá của cành tơ phơ phất
Của
yến anh này đây khúc tình si
Và
này đây ánh sáng chớp hàng mi.”
Còn,
với “Buổi sáng”, Lê Thị Kim đang thả ra những bước đi của đất trời đồng hành, đồng
điệu với bước chân thanh nữ. Dịu dàng quá đỗi và cũng kiêu sa lạ lùng:
“Mờ
tỏ che nét cong nét thẳng
Trong
suốt hơn
Tinh
khiết hơn
Gọi
chân em bước ra đường
Buổi
sáng tinh khôi như giọt nước mắt người con gái đang yêu”
Những
giọt nước mắt của thiên nhiên trong buổi sớm mai “tinh khôi” trong con mắt thơ
run rẩy, đa tình của Lê Thị Kim như đồng hiện và nhập hòa với “giọt nước mắt
người con gái đang yêu”. Những câu thơ của Kim chợt chạm đến nỗi xúc động chân
thành và thánh thiện của những trái tim đang yêu; đang yêu, cũng là đang thổn
thức. Bởi, nhà thơ đã tượng hình lên và cũng thăng hoa lên từ những “giọt nước
mắt người con gái đang yêu”.
Chuyển
hóa cảm xúc và cũng là chuyển hóa của tứ thơ, khi Lê Thị Kim vừa chiếu sáng, lại
vừa bật sáng vẻ đẹp rạng rỡ của buổi sáng đất trời và buổi sáng rạo rực, thắp –
lửa – yêu của lòng người.
“Đóa
tình bung nụ trên những mầm cây búp chồi mới nhú
Buổi
sáng kiêu kì bước vào lòng ta
bằng
tiếng chim hót”
Bài
thơ hay và chấn động, nhiều khi nằm ở sự đột khởi, đột biến – tất nhiên vẫn nằm
trong chuỗi lôgic của cảm hứng tâm tình.
“Buổi
sáng” của Lê Thị Kim cũng bất chợt nhập hòa thiên nhiên và con người. Tình giao
hòa của đất trời và nét cười “vỡ tim”, khi những cặp tình ríu ran trong niềm
vui gặp gỡ. Khi có nhau. Khi trong nhau.
Thế
là, tiếng “chim hót” hợp hòa và cộng hưởng với “tiếng huýt sáo đột ngột” của
người yêu tìm đến với người yêu:
Tiếng
huýt sáo đột ngột
Không
có khuôn mặt nào đẹp, dịu dàng
bằng
khuôn mặt tình yêu
Buổi
sáng cười vỡ tim
Khi
ta tìm gặp nhau
Lê
Thị Kim cất lên tiếng – lòng – yêu trong bài thơ tình “Buổi sáng”, hóa ra cũng
là tiếng reo ca muôn đời của tình yêu cuộc sống. Đấy, phải chăng mới là vẻ đẹp
tuyệt vời, muôn thưở của thơ ca – nghệ thuật.
Hà
nội, 27/4/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét