HAI MƯƠI CÂU TRÍCH CỦA NHÀ TRIẾT HỌC ĐỨC
Vũ Nho dịch từ tiếng Nga
Nhà triết học nổi tiếng người Đức thế kỷ XIX Arthur
Schopenhauer được biết rộng rãi là kẻ yếm thế, một kẻ độc thân thâm căn cố đế
và người yêu tự do. Ông nghiêng về chủ
nghĩa lãng mạn Đức, rất thích thần bí, đánh giá cao các tác phẩm của Immanuel Kant, gọi chúng là
"hiện tượng quan trọng nhất, mà triết
học trong hai ngàn năm biết được",
ông đánh giá cao những ý tưởng triết học của Phật giáo.
Arthur Schopenhauer gọi thế giới hiện có là "điều tồi tệ nhất của tất cả thế giới có thể," bởi thế mà ông được mệnh danh là "nhà triết học của chủ
nghĩa bi quan". Nhưng điều này không ngăn cản ông khám phá bản chất con người trong mọi biểu hiện
của nó, động lực và khát khao của nó một cách sâu sắc. Phong cách tác phẩm của ông được coi như là cách ngôn -
nhiều câu trích của ông
xứng đáng để học thuộc lòng:
• Trong cô đơn, mỗi người đều nhìn thấy trong mình những gì anh ta có
trong thực tế.
• Chúng ta hiếm khi suy nghĩ về những gì chúng ta có, nhưng
luôn luôn lo lắng về những gì chúng ta
không có.
• Mỗi người thấu suốt ở người khác chỉ những gì có ở
chính mình.
• Sự độc lập của kết luận - một đặc quyền của số ít: những người còn lại được dẫn dắt bởi quyền uy
và tấm gương.
• Tính cách thật của một người
thể hiện chính ở trong những chuyện lặt vặt, khi anh ta ngừng theo dõi bản thân mình.
• Giữa thiên tài và kẻ điên rồ có chung một điểm rằng cả hai đang sống trong
một thế giới hoàn toàn khác biệt so với tất cả những người còn lại.
• Đối với mỗi người, vật gần gũi là - tấm gương, từ đó anh ta
nhìn thấy lỗi lầm của chính mình; nhưng anh ta lại hành động chẳng khác nào con
chó sủa vào gương khi tưởng rằng nhìn thấy
trong đó không phải nó mà là con chó khác.
• Sức khỏe có thể cân lại mọi phúc lợi còn lại của cuộc đời, tới mức gã
ăn xin khỏe mạnh hạnh phúc hơn nhà Vua ốm yếu.
• Từ quan điểm của
người trẻ, cuộc sống là tương lai vô hạn, từ quan điểm của người già - cuộc sống là một quá khứ vô cùng ngắn ngủi.
• Ai độc ác với động
vật, kẻ đó không thể là một người tốt.
• Chỉ có một sai lầm
bẩm sinh - đó là khẳng định dường như chúng ta được sinh
ra để hạnh phúc.
• Khuôn mặt của người thể hiện những thứ nhiều hơn và thú vị hơn so với
miệng: vì miệng chỉ bày tỏ suy
nghĩ của con người, còn mặt - thiên tính của con người.
• Thường xuyên sẽ tự
nhủ chính mình một cách thông minh: "Thay đổi điều đó tôi không thể làm, đành hưởng lợi từ nó."
• Bạn không thể làm bất cứ điều gì với sự
ngu dốt xung quanh bạn ! Nhưng đừng
lo lắng vô ích, bởi vì một hòn đá ném vào một đầm lầy, không làm ra những vòng tròn.
• Sự giàu có cũng giống như nước muối: bạn càng uống , càng khát nhiều hơn nữa.
• Mọi người một ngàn lần nhặng xị thêm về sự giàu có hơn là
sự hình thành của trí tuệ và trái
tim của mình, mặc dù hạnh phúc của chúng ta đó là điều con người có, tất nhiên,
quan trọng hơn là những thứ của cải có ở con người.
• Sự tầm thường quan
tâm tới làm thế nào để giết thời
gian, còn với tài năng -
làm thế nào sử dụng thời gian.
• Ai không thích sự cô đơn - người
ấy không thích tự do.
• Đôi khi có vẻ như chúng ta khao khát về một nơi xa xôi nào đó, trong khi trên thực tế
chúng ta khao khát thời gian mà chúng ta đã dùng ở đó, là trẻ hơn và tươi tắn hơn bây giờ. Vì vậy, thời gian lừa dối
chúng ta dưới vỏ bọc của không gian ...
• Mỗi đứa trẻ trong chừng mực
nào đó là một thiên tài, và mỗi thiên
tài trong chừng mực nào đó là một đứa trẻ.
• Đừng nói với bạn của
bạn rằng không cần phải biết kẻ thù của bạn.
• Một trong những trở ngại lớn cho sự phát triển của nhân loại
cần được xem xét là người ta không lắng nghe những người thông minh hơn người
khác, mà nghe người nói to nhất.
• Có thể lắng nghe mỗi người , nhưng không cần phải nói chuyện với từng người.
20 цитат «философа пессимизма» Артура Шопенгауэра
Известный немецкий философ XIX века Артур
Шопенгауэр был известным мизантропом, закоренелым холостяком и любителем
свободы. Он тяготел к немецкому романтизму, увлекался мистикой, высоко оценивал
работы Иммануила Канта, называя их «самым важным явлением, какое только знает
философия в течение двух тысячелетий», ценил философские идеи буддизма.
Артур Шопенгауэр называл
существующий мир «наихудшим из возможных миров», за что получил прозвище
«философа пессимизма». Но это не помешало ему глубоко исследовать человеческую
природу во всех ее проявлениях, её мотивацию и желания. Его стиль письма
прозвали афористичным – многие его цитаты стоят того, чтобы их выучить
наизусть:
- В одиночестве каждый видит в себе то, что он есть на самом деле.
- Мы редко думаем о том, что имеем, но всегда беспокоимся о том, чего у нас нет.
- Каждый усматривает в другом лишь то, что содержится в нем самом.
- Самостоятельность суждений — привилегия немногих: остальными руководят авторитет и пример.
- Истинный характер человека сказывается именно в мелочах, когда он перестает следить за собой.
- Между гением и безумным то сходство, что оба живут совершенно в другом мире, чем все остальные люди.
- Для каждого человека ближний — зеркало, из которого смотрят на него его собственные пороки; но человек поступает при этом как собака, которая лает на зеркало в том предположении, что видит там не себя, а другую собаку.
- Здоровье до того перевешивает все остальные блага жизни, что поистине здоровый нищий счастливее больного короля.
- С точки зрения молодости жизнь есть бесконечное будущее, с точки зрения старости — очень короткое прошлое.
- Кто жесток к животным, тот не может быть добрым человеком.
- Есть одна только врожденная ошибка — это убеждение, будто мы рождены для счастья.
- Лицо человека высказывает больше и более интересные вещи, нежели его уста: уста высказывают только мысль человека, лицо — его природу.
- Разумно было бы почаще говорить себе: «Изменить я этого не могу, остается извлекать из этого пользу».
- Ты не можешь ничего поделать с окружающей тебя тупостью! Но не волнуйся напрасно, ведь камень, брошенный в болото, не производит кругов.
- Богатство подобно соленой воде: чем больше ее пьешь, тем сильнее жажда.
- Люди в тысячу раз больше хлопочут о наживании себе богатства, нежели об образовании своего ума и сердца, хотя для нашего счастья то, что есть в человеке, несомненно, важнее того, что есть у человека.
- Посредственность озабочена тем, как бы убить время, а талант — как бы время использовать.
- Кто не любит одиночества — тот не любит свободы.
- Иногда нам кажется, что мы тоскуем по какому-нибудь отдаленному месту, тогда как на самом деле мы тоскуем о том времени, которое мы там провели, будучи моложе и бодрее, чем теперь. Так обманывает нас время под маской пространства…
- Каждый ребенок в какой-то мере гений, и каждый гений в какой-то мере ребенок.
- Не говори своему другу того, что не должен знать твой враг.
- Одним из существенных препятствий для развития рода человеческого следует считать то, что люди слушаются не того, кто умнее других, а того, кто громче всех говорит.
- Каждого человека можно выслушать, но не с каждым стоит разговаривать.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét