Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân

  

Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
Tác giả Lại Quảng Nam có trao đổi với nhà thơ Nguyễn Khôi sau khi đọc bài giới thiệu nhà thơ Quách Tấn viết về bài  "Qua đèo Ngang". Bác Phu Doan có gửi cho chúng tôi bức thư gửi nhà thơ Nguyễn Khôi và bài viết  của tác giả Lại Quảng Nam. Nhận thấy viết về văn học cổ là một việc cực kì khó khăn vì chúng ta thiếu những cứ liệu chính xác về thời điểm sáng tác bài thơ, hoàn cảnh cụ thể việc thành thơ, những tư liệu liên quan đến  người viết; bởi vậy chúng tôi giới thiệu bài viết có nhiều điểm "mới và khác" với những điều mà những người trước đã viết. Chúng tôi sẽ có vài nhận xét sơ bộ về bài viết này. Nhưng xin có nhời trước là  khi thảo luận trao đổi, mọi người hãy tôn trọng nhau và tôn trọng bạn đọc. Trao đổi học thuật không có chuyện thắng thua, nhất là vấn đề học thuật phức tạp mà tư liệu lại không đầy đủ. Chủ trang vunhonb.



Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
*
II-Trường hợp thứ nhất, bài thơ danh tác : 
Qua Đèo Ngang (2)
Laiquangnam
-o0o0o-

I-Tổng quan
II-Trường hợp thứ nhất ,bài thơ danh tác : Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan .
III-Trường hợp thứ hai ,bài thi kệ danh tác : Ngôn hoài  của Không Lộ thiền sư

II-Trường hợp thứ nhất, bài thơ danh tác : Qua Đèo Ngang (2)
1- Đã gặp rắc rối và Giải mã bài thơ Qua Đèo Ngang.
Một bài thơ cổ văn của tiền nhân ta, một khi được đưa vào bậc học phổ thông lý ra là một bài thơ mà mọi vấn đề liên quan đến nó nay đã được văn giới giải quyết dứt điểm. Tiếc thay!. Việc ông nói gà bà nói vịt, chín người mười ý, văn chương từ xưa đến vốn là vô bằng cớ, là thủ pháp ngụy biện của người bình thơ khiến cho một vấn đề văn học tưởng chừng quá đơn giản lại trở thành bế tắc. Theo tôi nghĩ cần phải phân tuyến. Lẽ nào,người lười biếng lại đóng góp tiếng nói có tính cách quyết định cuối cùng.
Tuyến học đường ở bậc học phổ thông rất cần minh bạch, còn tuyến trà dư tửu hậu thì tùy. Có nên chăng, người góp một tay chấm dứt thói quen của văn giới xưa nay ,"nhai dập dập rồi bỏ mứa ,lớp sau lại phải "dọn dẹp". "Ai đó" đã bình thơ Qua Đèo Ngang , " Bà trên đường vào Huế nhận nhiệm sở, " , xin hãy đưa ra lời phản biện khả tín,lý do nào bạn đã đi đến kết luận như thế. Giúp tuổi teen lớp 7 ,và giúp thầy cô chúng nhẹ cái đầu ,âu lo . Con trẻ cần lấy điểm trong lớp, thầy cô cần đở nhọc nhằn khi soạn bài thao giảng thi đua , trả nợ " cô hồn" .
Người Việt phân dòng thơ Đường thất ngôn bát cú có tám câu,chia làm bốn cặp, Đề , Thực ,Luận và Kết . Theo sát bố cục này rất khó làm thơ. Người không quen thấy bó và khó. Người tài hoa dùng quen, thì đâu vào đó, nó tạo ra một lâu đài kiên cố, lung linh và kỳ ảo.Thơ càng hay thêm .Bà Huyện Thanh Quan là một kiến trúc sư tài hoa, tuy rằng bà xây dựng không nhiều bài thơ . Ba bài là đã quá đủ . Người tài hoa, chọn điển từ, điển tích, địa danh, cho chúng xuất hiện trong câu để " nống ý " trong câu và nống ý văn bản. Chúng ta linh hoạt hiểu điều ẩn dụ mà tác giả muốn nói, muốn gởi gấm. Viết và giảng theo hướng lợi nhất, tích cực nhất,Tiền nhân ta được tiếng khen mà lý ra họ đã được hưởng, cháu con ta được hưởng xái. Đã có vô số các lời bình về bài thơ này trong gần một thế kỷ nay. Người tham gia rất đa dạng, đủ mọi trình độ, mọi thành phần.
Wikipedia có trích lại lời bình đại diện mà hơn sáu mươi năm qua sách Giáo khoa đã dùng : "Với phong cách trang nhã, bài thơ "Qua Đèo Ngang" cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thê hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả" . Lời bình " trớt quớt" đầy cảm tính. Lời lẽ kết tinh bằng ngôn ngữ quy ước mà người học trò vốn ngán ngại văn chương ham chơi năm xưa đã ghi vào sổ tay để học thuộc lòng,để làm bùa lấy điểm.
Văn là người , "Ở nơi những nhà văn danh tiếng, rất dễ dàng nhận ra lối văn đặc biệt của họ. Cho nên tìm hiểu một nhà văn là tìm hiểu cái đặc biệt, độc đáo trong lối nhìn đời của họ và tìm hiểu cái đặc biệt, độc đáo đó ngay trong lời văn, lối văn, hay nói một cách rộng hơn, trong bút pháp vì bút pháp gắn liền với con người của họ. Chúng tôi cho rằng một phê bình văn học chính đáng phải lấy chính tác phẩm làm khởi điểm và đứng vào quan điểm nghệ thuật của chính tác giả để rút ra những tiêu chuẩn của nghệ thuật." "... Ði vào tác phẩm văn chương là phải bám sát vào bút pháp, vì tất cả ý nghĩa, tư tưởng, con người tác giả ta muốn tìm hiểu đều ở trong bút pháp." (tr. 198). NVT ,LKVH ,
Gần một trăm năm nay, đọc bài thơ này đã có nhiều lời bình, tuy nhiên lời bình lạ nhất vẫn là lời bình của giáo sư triết học và dạy phân tích văn học Nguyễn văn Trung. Qua cách nhìn toàn cục của một triết gia chỉ với 56 từ trong bài thơ Qua Đèo Ngang, ông nhận xét về cách dùng tính từ của Bà Huyện Thanh Quan, ông kết luận, Bà mang một tâm lý chán sống bởi đời nào có gì vui .
2- Giải mã xuất xứ và xác định thời điểm ra đời .
2.1 Xuất xứ và chủ đề

Xuất xứ không rõ ràng ắt sẽ dẫn đến các lời bình giải văn bản thiếu sự tường minh, từ đây xuất hiện lời bình "có cánh". Lời bình có cánh là cội nguồn của thói điêu ngoa sáo rỗng trong ngôn ngữ học sinh ngày nay. Lời bình " tàm xàm" là bịa ra cảnh sắc không có thật trong bản văn. Bài thơ Qua Đèo Ngang đã sản sinh ra nhiều "Giảng văn gia" giỏi bịa, rằng Bà Huyện Thanh Quan nhờ đã nghe tiếng chim cuốc cuốc kêu, tiếng con chim đa đa, gà gô gáy vọng về hai âm gia gia. Âm này lọt vào tai tác giả vào đúng thời điểm mà bà đang " chập chờn " tìm ý . laiquangnam tôi không hiểu bọn chim gà này từ đâu mà xuât hiện vô cùng đúng lúc như thế. Ba là lời bình "tàm xàm" quen lối Ngụy biện" lá bùa". Dán lá bùa Vọng Hán tộc, quy Hán tộc để giải quyết một vấn đề mà mình chưa tìm được lời lý giải tường minh. Lối bình kiểu quy Hán đã làm nhiễm bẩn và đầu độc con em của chúng ta trong nhiều thế hệ, khiến cho bọn trẻ quen kiểu tư duy quy Hán tộc là giải pháp tối ưu mỗi khi bí về một lời giải khó liên quan đến thuộc tính dân Lạc Việt .
2.2-Tiểu sử tác giả vắn tắt
Bà là ái nữ của một vị danh Nho thời Lê mạt, sinh vào năm 1805. Chồng bà là Lưu Nghị, sinh năm 1804. Vợ chồng bà đều sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hà Đông, nay là thuộc về Hanoi. Lưu Nghị học giỏi. Ông đỗ cử nhân vào năm Minh Mạng thứ hai,1828 và được bổ làm tri huyện Thanh Quan. Sau đó, vì phạm một tội nhẹ nên bị cách chức, trở thành viên thư lại thuộc Bộ Hình. Về sau,Vua Minh Mạng ân xá .Vợ chồng ông có thời cùng làm việc tại kinh thành Huế. ( *) Nguồn Wikipedia
2.3-Vài chi tiết tối cần thiết,Chuyện gì đã xảy ra vào năm 1847 ?
Tư liệu chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của bà quá hiếm. Nay chỉ còn vết. Dựa theo nguồn của nhà biên khảo Phí ngọc Hùng trên Chim Việt Cành Nam (*) , chúng tôi được biết việc "khai quật" về thi ca của bà. Sách vở chính thống của nhà Nguyễn không ghi lại. Điều này cho ta thấy rằng người phụ nữ đoan trang và rất kín kẻ này " dè dặt" trong việc phổ biến sáng tác của mình. Tuy nhiên với ba bài có phần chắc là của bà là các bài thơ Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long Thành Hoài Cổ và Qua Đèo Ngang. Có lẽ thứ tự diễn tiến được sắp xếp qua ba giai đoạn. Bài thứ nhất, Chiều hôm nhớ nhà, khi bà lần đầu vào kinh thành Huế nhận việc, câu kết " Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.". Bài thứ hai, Thăng Long Thành Hoài Cổ , nữ sĩ đã chứng kiến việc xây dựng kinh thành mới ồ ạt. Bà kịp nhận ra trong số ngói gạch gỗ,văn bia xây dựng nay có được là do việc gở bỏ đền đài lăng miếu của các Tiên triều, Lý Trần Lê tại kinh đô Thăng Long cũ mang về Huế với câu kết " Cảnh đấy người đây luống đoạn trường." Bài thứ ba,Qua Đèo Ngang, ưu tư về việc nước, lo âu về việc nhà trên đường trở về quê hương cũ với tâm trạng chán sống. Câu kết " Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!." . Tuy ít, nhưng cũng đã quá đủ cho bộ sưu tập thể hiện đầy đủ sự diễn biến trong một tâm hồn người phụ nữ Hanoi năm xưa.Thái độ kẻ sĩ khi nhận một chức quan với đồng lương ít oi của nhà Nguyễn ban cho , trước Bà đã là thi hào kẻ sĩ Nguyễn Du. Ông đã chọn con đường , dừng uống thuốc như là một cách quyết tâm tự sát để thoát khỏi cảnh làm tôi cho nhà Nguyễn mà mang nỗi ô nhục suốt đời. Bà thì sao ? .Đọc dòng nhật ký Qua Đèo Ngang khách thơ sẽ gặp. Bà có 4 người con, gồm hai trai hai gái. Hai trai là Tuân và Cung, hai gái là Chính và Lương (*).
Năm 1847 chồng bà mất, 43t .Năm 1848 đến phiên Bà mất, cũng vào độ tuổi 43. Năm 1847 lịch sử dân tộc ta có nhiều biến cố. Tại kinh thành Huế, Pháp bắn chìm tàu của nhà Nguyễn tại cửa Thuận an. Điềm báo cho toàn dân tộc này cùng chia sẻ, rằng ngày tàn của vương triều Nguyễn sắp đến. Quốc nạn, mất nước!.
Bài thơ này có thể giải mã được hoàn toàn những ẩn ngữ phù hợp với tâm tư tình cảm của Bà, nếu như khách thơ cùng đồng ý với laiquangnam rằng đây là thời điểm hợp lý nhất để bài thơ ra đời. Ngoài ý kiến trên, tôi không thấy luận cứ nào có thể giải mã được ngôn từ và tư tưởng của Bà Huyện Thanh Quan qua từng câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang. Bạn phản biện xin dẫn chứng , chúng tôi đang lắng nghe các bạn.
Nguyên nhân nào khiến Lưu Nghị chồng Bà phát sanh đau ốm? Một là vì lo âu cho người vợ yêu của mình. " _không biết ngày giờ này,1847, tại kinh thành Huế, người thiếp yêu của ta liệu nàng có được an toàn? ". Lòng đầy lo âu và quá yêu thương nữ sĩ là lời lý giải khả tín nhất. Năm 1847 là năm có cơ hội tốt nhất để bà quay về ,ông nghĩ?. Năm này Vua Thiệu Trị mất.Tự Đức là vì vua hèn lên ngôi. Một bất hạnh cho dân tộc này. Triều đình rối như tơ vò. Điều này khớp, bởi sau khi ông bà mất thì chừng 15 năm sau, Tự Đức dâng ba tỉnh miền Đông Nam Bộ cho Pháp. Vợ chồng bà may mắn không sống để chứng kiến cảnh tủi nhục mất nước kể từ 450 năm độ̣c lập liên tục đến nay. Nếu lấy cột mốc năm 938 là năm mà đất nước này tự chủ được gần 1000 năm , tuy cũng bị gián đoạn chỉ có 20 năm do giặc Hồ cướp ngôi của vua Trần, thì đây sẽ là lần ghê gớm hơn ,lâu dài hơn?. Kẻ sĩ bó tay .
2.4-Vài chi tiết cần biết về cảnh quan Đèo Ngang
Đèo Ngang có gì đặt biệt?
Đèo Ngang là một đoạn đèo thấp, dài khoảng 6 km và cao khoảng 250 m.Thời xa xưa nó là địa phận phân chia Việt – Champa. Vào năm 1833, Vua Minh Mạng cho xây trên đỉnh đèo Ngang cổng Hoành sơn quan theo chiều đông tây. Cổng rộng 6m15 , cao 6m30, bề dày 5m60, tại cửa bắc có viết ba chữ Tàu là Hoành sơn quan. Cảnh sắc Đèo Ngang ra sao?.Nếu đứng từ đỉnh đèo có thể thấy vịnh Hòn La sóng vỗ, trong vịnh có đảo chim. Bà không có một chữ nào nói về cho cảnh sắc chim bay, sóng vỗ trong bài thơ của mình , điều này chứng tỏ, Bà Huyện Thanh Quan không mấy quan tâm đến cảnh quan phong cảnh xung quanh nó . Ngoài ra ta cũng cần biết tại chân Đèo Ngang có một con suối rất đẹp chảy quanh ôm lấy ngôi đền Vân Hương Thánh Mẫu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh,vào thế kỷ thứ 18 nằm ở bờ Bắc. Nếu tức cảnh sinh tình thì ngôn từ bài thơ đã khác.
3-Vài điểu cần biết về Kỹ thuật hành văn thuộc dòng thơ thất ngôn bát cú qua tay Bà Huyện Thanh Quan
Trong cuốn Lược khảo văn học, tập 1, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1963 (Xuân Thu in lại tại Hoa Kỳ, 1990), Nguyễn Văn Trung đã dành một phần khá dài trong chương "Viết thế nào" để nói về phong cách (ông dùng chữ "bút pháp") và vai trò của phong cách trong phê bình văn học. 
Giáo sư ĐHVKSG ,1963 Nguyễn Văn Trung đã viết:
"Ở nơi những nhà văn danh tiếng, rất dễ dàng nhận ra lối văn đặc biệt của họ. Cho nên tìm hiểu một nhà văn là tìm hiểu cái đặc biệt, độc đáo trong lối nhìn đời của họ và tìm hiểu cái đặc biệt, độc đáo đó ngay trong lời văn, lối văn, hay nói một cách rộng hơn, trong bút pháp vì bút pháp gắn liền với con người của họ. Chúng tôi cho rằng một phê bình văn học chính đáng phải lấy chính tác phẩm làm khởi điểm và đứng vào quan điểm nghệ thuật của chính tác giả để rút ra những tiêu chuẩn của nghệ thuật." "... Ði vào tác phẩm văn chương là phải bám sát vào bút pháp, vì tất cả ý nghĩa, tư tưởng, con người tác giả ta muốn tìm hiểu đều ở trong bút pháp." (tr. 198). (1)
3.1 Chủ đề & Thể thơ :
Với nhiều thi sĩ tài hoa thì tại câu đề thứ nhất của dòng thơ thất ngôn bát cú họ đã nêu rõ toàn bộ chủ đề bài thơ ,bí quyết nào ? Họ dùng điển từ, điển tích, địa danh .Với Bà Huyện Thanh Quan,bài thơ Qua Đèo Ngang ,tại câu đề thứ nhất bà viết "Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà" . Địa danh "Đèo Ngang" xuất hiện . Điều gì xảy ra cho dân tộc này trong vài ngày tới. Đại danh' Đèo Ngang " nhắc nhớ "Chiến tranh,mất mát "đè lên lương dân và có khi mất nước không chừng . Sự kiện lịch sử dồn dập vào năm 1847 tại kinh thành Huế là điều có thể .Từ đây dẫn đến hai tử tưởng chủ đạo 2b1 và 2b2 cho toàn văn bản .2b1-Quê hương,bài học từ di sản. Vết thương chiến tranh trong quá khứ chưa kịp lành miệng. Địa danh , 2b2- Nỗi nhà, và sự thương nhớ sâu xa . "Bóng xế tà" ,thời gian thương nhớ ước lệ bàng bạc qua ca dao Việt.
Chính thể thơ thất ngôn bát cú buộc thi nhân phải chọn từ và đặt rất đúng vào vị trí của nó. Mỗi từ đều giữ một vai trò đặc biệt của nó. Con chữ được chắt lọc một cách tinh tế , đặt đúng vào là đạt yêu cầu. Khác nhau giữa các bậc thầy về thể thơ này là đây. Với một bố cục quy ước gồm 4 phân đoạn chính,đề, thực, luận, kết. Giỏi hay dở cũng chừng ấy từ và tám câu mà thôi. Ý thơ thật nhiều, viết bố cục bài thơ theo sát sườn khuôn định sẳn . Khó nhưng khi đạt được thì sẽ có ngay lập tức một viên ngọc hoàn bích. Bà Huyện Thanh Quan là tài hoa bậc nhất . Khen sự mực thước và khéo léo cho một cô giáo người HANOI năm xưa liệu có thừa không?. "Tài hoa vốn sẳn tính trời " /"Kiều"
3.2-Giải mã từng câu
Để có thể có được một bản văn F2 kỷ hơn,mới hơn một bản văn F2 đã được phổ biến với trong học đường xưa nay thuộc lớp chúng ta ; con em chúng ta ngày nay đã phải học qua văn bản F2 của Hanoi, xuất hiện trong sách ngữ văn lớp 7, như khách thơ đã đọc tại phần thứ nhất. U ám . Nay là lúc chúng ta cần giải mã từng câu F1 và làm lại từ đầu. Mục đích gì ?
3.2.1- Cặp đề (1,2)
Vai trò của Cặp đề (1,2)
Chủ đề bài thơ Qua Đèo Ngang nằm gọn trong câu này theo quy định của dòng thất ngôn bát cú. Câu đề thứ nhất "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà" đã gói trọn nội dung của chủ đề.
Địa danh "Đèo Ngang" xuất hiện. Nhắc nhớ Chiến tranh tự người Việt làm khổ dân Việt. Thời Minh Mạng đã có sự kháng cự của dân chúng vì việc vét sức dân, huy động tài nguyên xây dựng lăng tẩm, xây dựng kinh thành mới khi đất nước này cho dù tổ quốc mới vừa qua một cuốc chiến tranh dài. Năm xưa ,sau khi chiến thấng quân Nguyên ,về lại kinh đô ,lăng miếu nhà Trần bị giặc phá tan hoang , "Ai đó" đề nghị vua Trần nhân Tông bỏ sức người sức của "xây dựng lại bằng mười lần xưa". Quay sang hỏi cha vợ mình , nay là Đức Thánh Trần,ngài gạt ngang , đất nước này vừa qua cuộc chiến tranh , dân cần nghĩ ngơi, trẻ con cần được sắn sóc người phụ nữ cần được bớt nhọc nhằn , nương sức dân làm kế bền gốc , Nhà vua nghe theo.Sang đời Nguyễn Gia Long không vậy. Linh tính nguy cơ làm biến mất giống nòi Lạc Việt khi Pháp bắn thị uy tại của Thuận An. Sự kiện lịch sử dồn dập vào năm 1847 đã nêu ở đoạn trước là điều có thể dẫn đến " nỗi buồn chán " trong lòng người thi nhân. Quả vậy ý thơ bàng bạc trên toàn văn bản. Bài học từ lịch sử quay lại. Vết thương chiến tranh trong quá khứ chưa kịp lành miệng khi Bà Huyện Thanh Quan đi xuyên qua địa danh này. Cảnh quan trước mắt.
"Bóng xế tà" , thay cho từ ước lệ "Chiều" lộ liễu. Từ ước lệ chiều dùng cho thời gian thương nhớ bàng bạc qua ca dao Việt. "Chiều tà", hàm ý ngày sắp tàn .Với nữ sĩ là nhớ người yêu dấu, nhớ bốn con, nhớ người hồng đang đau ốm, nhớ quê nhà ... ,
Nỗi nhớ bàng bạc trong ca dao Việt với ước lệ "Chiều'
1-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai
Người quân tử là người chồng, người đàn ông yêu dấu của mình,
2-Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè
Nhớ lúc mẹ con mình, nhớ lúc vợ chồng con cái mình, quây quần bên nhau quanh cái nồi đồng chia nhau chút cơm nguội và cháy đáy nồi. Nhớ vào các bửa ăn vét cơm cháy , khi trời trưa vừa lại nồm . Quá ngon và quá nhiều kỷ niệm trào về .
3-Chiều chiều đứng tựa ngỏ sau
Nhóng về quê mẹ ruột đau chín chiều .
Đến đây tôi tin rằng Bà Huyện Thanh Quan đang trên đường quay về nhà nơi đó có chồng và bốn con đang mong đợi bà về .
Câu đề thứ hai có thể dùng hoặc là , câu F2DQH, "Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"., hoặc là ,câu F2LQN, "_Cỏ cây chen đá, _lá chen hoa!." . Câu hỏi , Cỏ cây này là cỏ cây nào, ở đâu?. Cảnh sắc quanh đèo Ngang phải không?. Tôi không tin điều ấy. Xin đọc đoạn nhận xét này của giáo sư Nguyễn Văn Trung "... trong bài thơ Qua Đèo Ngang không hề thấy hình dung từ. Nhìn sự vật, bà chỉ kể tên mà không chú ý tới vẻ bề ngoài của nó; bà lãnh đạm với màu sắc, thanh âm, hình dáng của sự vật. Bà nói tới cỏ cây, hoa lá, núi, nhà, hoàng hôn, trời, nước, nhưng không xác định cây xanh hay lá vàng, hoặc trời đẹp, non cao. Bà không chú ý tới cái vẻ bề ngoài của sự vật, nên không tả nó và không chú ý vì không thèm buồn nhìn ngắm, không thích thú gì mà nhìn, không muốn hưởng thụ cuộc đời, vì cuộc đời chẳng có cái gì được đáng hưởng thụ." (Rải rác từ trang 205 đến trang 211). (*) .NVT,LKVH ,tập I ,
Ngay trong câu đề thứ nhất tâm lý bi quan đã dấu kín khéo léo qua cụm từ " bóng xế tà". Vận nước,nỗi nhà sắp bước vào thời " khốn cùng " ,Tà! , Xin khách thơ đọc lại phần đầu cảnh sắc dọc quanh Đèo Ngang, cảnh chùa, cảnh suối còn không làm bà động lòng huống gì cảnh sắc trên dốc đèo , "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" , "Kiều" . Cảnh sắc này ở đâu?
_Cỏ cây chen đá, _lá chen hoa!. F2lqn
Cỏ cây là cỏ cây nào? . Đó là cỏ cây, là lá hoa , mầm sống mọc lún phún,cây nho nhỏ, còi cọc , chỉ có chút mầm xanh trên " sinh động . Chúng "CHEN "trên một cái nền đất vôi khô cằn, chen vào vửa vôi kết dính bằng mật ,đất vôi len giữa các viên đá , dựng nên cửa Hoành Sơn Quan. "Cỏ cây chen đá" một làn nữa nhắc cho biết , trên cái nền đá thô ráp của cửa ải đồ sộ, cố vươn lên và vượt qua số phận nghiệt ngã, lá nơi nầy đâu có được tươi tốt như được những cây cỏ có được sống đời bình thường trên nền đất ruộng. Hoa nơi đây không lớn, nền " khô khốc " không hề có chút nước hồi sinh. Đá và đá, đất là bụi thời giando gió đưa vào bám lên đó. Cây cỏ sống nhờ bụi thời gian. Thi nhân tinh tế.
http://chimviet.free.fr/baivo/laiquangnam/lqnn_TimGiaiPhapKhac/Image1.jpg
Xem hình .
Lúc này bà đang đứng núp nắng đâu đấy cận cửa ải , tùy hướng nắng chiều , sau khi vượt nửa cái dốc .Thấm mệt . Tranh thủ lúc nghĩ mệt, vô tình đảo mắt thấy cảnh sắc này .. Thế nên,
_Cỏ cây chen đá!, _lá chen hoa!.
F2lqn
Tìm cái sống trên một nền tưởng chừng như đất chết
3-2.2 Cặp thực (3,4)
Vai trò của Cặp thực (3,4) giữ phần triển khai bằng sự mô tả khi câu đề thứ hai hoàn thành nhiệm vụ . Nó là câu mô tả về cảnh sắc ngoại quan . Cảnh sắc sắc thấy được ,sờ được ,nghe được ,quanh ta nhưng phải chịu sự " đóng gói " theo một chủ đề đã được vạch ra trong câu đề thứ nhất một cách nhất quán .
Lom khom , hàm ý khom lưng vì sức nặng của tuổi tác, vì cuộc sống kham khổ .
Lác đác ven sông , đời sống sông nước lý ra phải sung túc mà nay cũng xác xơ.
Những gì mắt thấy tai nghe ở câu đề số hai , chuyển từ cây cỏ nay đã được phóng đại , nhìn sang cảnh sắc con người đang sinh hoạt,xác xơ và khốnkhó . cỏ cây còn thế huống gì người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
F2DQH
_Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
_ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà "? & !".
F2lqn
Thảm quá với hai từ "lom khom", xác xơ quá với hai từ "lác đác".
 Đến đây tạm dừng đôi phút. Văn bản của giáo sư  Dương Quảng Hàm viết "Lác đác bên sông, chợ mấy nhà". Rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn lấn cấn,Chợ hay là rợ?. Rợ mới đúng?, câu thứ tư phải là " Lác đác bên sông, rợ mấy nhà". Lý do sự lấn cấn này duy nhất chỉ dựa vào mỗi lập luận , vì phép đối câu ở cặp thực (3,4 ) buộc nó phải là như vậy, bất chấp việc giáo sư  Dương Quảng Hàm đã đọc đúng từ bản gốc . 
Lom khom dưới núi, tiều vài chú, 
Lác đác bên sông, ?ợ mấy nhà.
Vì tại câu 3 , chữ thứ 5 , tiều là người nên ?ợ phải là người. Rợ chính là người miền núi thiểu số.
Nếu cho là Rợ đúng thì tại câu 3, 4 , chữ thứ 7 , "chú "/người  vs ,đối với "nhà"? vật thì sai  Bà Huyện Thanh Quan  không non tay như thế .  Bà đối ý lẫn đối từ . "tiều vài chú" ( người & người ),   vs  "chợ mấy nhà" ( vật và vật ).Cách đối của Bà Huyện Thanh Quan vừa đúng cho cả hai trường hợp, dọc (tiều / chú , chợ /nhà ) ,và ngang trong chính câu đó , khi mà cặp ba tiều vài chú,  ( người ,người )/chợ mấy nhà ( vật , vật )  . Ngoài ra  từ " chợ "còn đáp ứng cả ngữ cảnh cảnh sắc thiên nhiên phía bắc bờ sông Gianh .Vậy câu dưới đây là câu đúng . 
Lom khom dưới núi, tiều vài chú, 
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Và quay lại bài viết . Chợ là nơi hội tụ sinh hoạt của xã hội. Trên đường về, nhìn về hướng bắc là bờ Bắc của Sông Gianh, nơi đây có ba trại đóng quân của nhà Trịnh, mỗi trại có một chợ, nơi đây người nhà trong các gia đình binh sĩ mua sắm thức ăn và mua bán vật phẩm cần thiết. Chợ bên sông là nơi biểu thị sự sung túc nay cũng xác xơ. Nghèo quá đổi. Loạn khắp nơi. Câu thực (3,4) nhất quán tư tưởng với câu đề thứ hai. Tài hoa do chặt chẻ. Ngôn ngữ và thủ pháp bậc thầy!.
3-2.3. Cặp luận (5,6 )
Vai trò của cặp luận (5,6) là mô tả " xúc cảm thực của nội tâm " do từ sự thúc đẩy trước đó của cặp đối thứ nhất , cặp thực (3,4 ) mở lỗi cho cám cảnh ngoại quan tác động vào tâm thức, lúc này các từ mà Bà Huyện Thanh Quan dùng đôi khi "câu từ hổ tương nhau" ở các câu kế tiếp nhau. Câu chữ ở cụm sau bổ sung cho câu chữ ở cụm từ trước, và câu chữ trước dẫn dắt để đi đến câu chữ ở phía sau. Tài tình. Cặp luận( 5,6 ) nhờ trớn từ cặp thực (3,4). Cặp luận nén lại những gì mắt thấy tai nghe thực tế đã được câu thực bày ra trước đó, nay biến thành cảm xúc nội tâm. Tính thống nhất và liên thông dòng tư tưởng của toàn văn bản phải được tuân thủ nghiêm túc . Giá trị của hai cặp đối này đối với người xử dụng bậc thầy như Bà Huyện Thanh Quan thì cặp thực ( 3,4 ) được ví là các cánh hoa và cặp luận( 5, 6) chính là nhụy hoa. Để rồi đam hoa kết trái ở cặp kết(7,8 )
Tìm câu F2 cho cặp này
Từ F1 ,Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.Dương Quảng Hàm dùng lại chính hai câu thơ của F1 làm thành câu F2 cho mình.
Gặp rắc rối tại cặp luận( 5,6)
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thuong nhà mõi miệng cái gia gia
Do câu F1 các từ không được cắt ra như khi câu này biến thành câu F2, buộc lòng chúng ta phải Giải mã từ vai trò từ "Con và cái trong cặp luận. Con tùy theo ngữ cảnh,hoặc nó có thể là mạo từ,hoặc nó có thể là đại từ.
Nếu con là mạo từ,
'Thì F1 , Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
==> F2 , F2 , Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
1-Lúc này con quốc quốc là loài chim quốc quốc.
Chim quốc quốc là chim gì?. Có phải là chim cuốc cuốc không?. Không, bởi chim cuốc là loài chim hèn, loài chim này bất nghĩa, bất hiếu đối với mẹ cha trong tâm thức người Việt. Tâm thức đại chúng nay còn lưu vết qua câu tục ngữ ca dao. Tâm thức đại chúng chính là tâm thức dân tộc, luôn luôn được coi là chính thống, thế nên một vài ý kiến lạc điệu của một vài người, nhất là khi họ sinh vào trước năm 1915, thế hệ này bị Văn Hóa baTàu đè rất nặng thế nên phát biểu của họ trở nên lạc điệu.
Bài đồng dao các trẻ ca rằng
Cuốc cuốc cụt đuôi
Ai nuôi mày lớn?
Cha mẹ cuốc già,
Cuốc lủi cuốc đi!.
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có câu " Lủi như cuốc". Điều này chỉ rằng, cuốc là một từ hàm nghĩa xấu xa. Thế nên từ này phải bị loại ra khỏi ý thơ.
2- Nếu "Ai đó" cho chim quốc quốc là chim quốc của Tàu, là chim Đỗ Quyên. Điển tích chim Đỗ Vũ bên Tàu lại càng không đúng. Quan niệm Tàu về tổ quốc trước thể kỷ 20 ,họ khác, ta khác. Người Việt không chấp nhận.Chim quốc của trong tâm thức người Tàu là sự hóa thân của vì vua lấy vợ thuộc lạ (xin xem bài đọc thêm về chim quốc trong tâm thức Việt và Hoa ngay cuối bài này). Vì Tâm thức người Việt khác xa tâm thức Tàu là luận cứ khiến tôi bác bỏ câu F2 của sách Ngữ Văn lớp 7 HANOI đã viết như ở phần I. "Ai đó" dựa vào thủ pháp Ngụy biện" lá bùa" đội Hán để chống lại với tiền nhân ta, với tôi đều là vô giá trị. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu. Tôi cho rằng lớp người xưa này, họ bị hạn chế tầm nhìn bởi ngày ấy sách vở khan hiếm. Họ đã không có một điều kiện tiếp cận văn bản tốt như chúng ta ngày nay. Sự áp đặt vào cách hiểu của cá nhân mình, do từ chính mình ôm học thứ văn hóa Tàu Hán ấy để mong chút công danh, đó là điều hoàn toàn đi ngược lại tâm thức người Việt trong thế kỷ 21. Với tôi,ý kiến này chỉ có tính cách trà dư tửu hậu, chuyện ngồi lê của các người dở hơi.
3 - nếu "Ai đó" tiếc câu F2, "nhớ nước đau lòng, con quốc quốc" và cho rằng "con quốc quốc "là chim quốc theo tâm thức Việt, con chim gắn liền với âm quốc, gợi nhớ nước non, cội nguồn, thì điều này sẽ dẫn đến điều nghịch lý ở câu luận số 6 tiếp sau nó. Theo luật thơ thất ngôn bát cú, cặp luận( 5, 6), phải gồm hai vế đối rất chỉnh, thế nên: "Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc sẽ dẫn đến câu "Thương nhà mõi miệng,cái gia gia". Con quốc quốc, là loài chim, con là mạo từ, thì "cái gia gia" phải là loài chim và cái là mạo từ. Bà Huyện Thanh Quan đã viết "gia gia" với ký tự nôm là '[ ] chỉ được đọc là âm gia hay da mà thôi,không có ĐA gì trong này. Trong ngôn ngữ Việt không có một loài chim nào có tên là gia gia hay da da cả. Vậy cái gia gia không tồn tại, lúc ấy cách hiểu "con quốc quốc" cũng không tồn tại. Nếu cho rằng, gia gia là một âm Tàu tiếng gáy của loài gà gô, theo lỗ tai của người Tàu,Tàu nghe ra là "gia gia" , điều này càng sai.Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu. Tai người Việt không nghe giống như người Tàu. Họ không sao nghe được âm gia gia khi gà gô kêu. Hai tố chất khác với hai tâm địa quá khác nhau, hai tính cách dẫn đến hành xử khác nhau. Một khi hai ngôn ngữ nói khác nhau, thì không thể, hay quá hiếm, để họ cùng hiểu như nhau được một âm thanh do cùng một giống chim rừng kêu. Như đã nhắc bên trên, tâm thức đại chúng Việt áp đảo tâm thức của một vài anh đội Hán. Quảng Nam quê tôi có câu hát ru con
"Con chim đa đa
Đậu nhánh cây da
Lắc la lắc lẻo
Con chim chèo bẻo
Đậu nhánh măng dòi " .
* măng dòi (âm đọc là măng vòi, âm viết ). vòi là vật có dạng cong cong như cái vòi voi.
Vậy là chim đa đa của Việt Nam là một loài chim rừng bay được, khá dữ,không e dè ngay cả với loài chim dữ, chim chèo bẻo. Chim đa đa Quảng Nam không như con gà gô như của Tàu đi lạch bạch và làm ổ dưới đất. Gà gô Tàu gáy "gia gia" và chim đa đa Việt thì gáy "Bát cát, quả cà", hót liền bốn âm rất nhanh, "Bát cát ,quả cà! Bát cát .quả cà! Bát cát, quả cà!" khi từ cành đa với đôi mắt láo liên ,chim vụt bay qua không gian ngang đầu. "Bát cát ,quả cà" nhắc lại câu chuyện thương tâm mà thằng bé mất cha sống với người mẹ,bà đã bước thêm bước nữa. Bà mẹ trẻ đã không bảo vệ được đứa con mình. Bà đã để anh chồng sau dở trò mất dạy. "Bát cát ,quả cà" là lời tố cáo của trẻ thơ bị hại khiến bố dượng phải đền tội. Tâm thức Tàu quá nhiều đau khổ bởi lòng người bọn đại Hán quá nhiều mưu sâu hịa người,thế nên Gà gô Tàu kêu hai tiếng "gia gia" nhớ nhà buồn bả. Một khi không am hiểu tình tự dân tộc thì dựa Hán là thuộc tính của bọn người có học Hán. Bọn ĐẠI HÁN vô ơn đang được nước ta cưu mang từ đây xuyên tạc. Bọn trẻ mất dạy ùa theo. Văn hóa Việt lại bị nhiễm bẩn. Vậy là cả trong hai câu trong cặp luận( 5,6) , câu 5 đã không tồn tại cụm "con quốc quốc" thì câu 6 sẽ không tồn tại cụm "cái gia gia ," . Hiểu sai, giải bậy, ngoan cố không chịu sửa là một tội ác với trẻ thơ Việt,tội đầu độc tư tưởng trẻ.
Kết luận "Con' mang vai trò "mạo từ" của trong cụm "con quốc quốc" đã bị loại, câu F2Hanoi phải bị loại.
Nếu con không là "mạo từ" thì phải là đại từ
Một khi "con" là đại từ thì "cái" cũng là đại từ . Con là tôi,ngôi thứ nhất. Và Cái cũng là tôi. Cái là từ chỉ có người mẹ Việt Nam dùng. Tục ngữ Việt Nam có câu "Con dại, Cái mang .".Từ đó Câu luận ( 5,6 ) được viết thành dạng F2 LQN là
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
Câu F2LQN, Có dấu chấm câu ở ngay sau từ "con" và "cái". Và quốc quốc, gia gia nay lại mang hai khái niệm hoàn toàn phù hợp với cặp đề (1,2 ) với một bố cục chặt chẻ và ngôn từ "tinh lọc" Bà Huyện Thanh Quan là nhà thơ nằm ở đẳng cấp khác. Qua xuất xứ đã khảo sát, xét bối cảnh lịch sử dân tộc và bối cảnh gia đình của tác giả, cộng với chủ đề đã được xác định ở câu đề thứ nhất, Bà Huyện Thanh Quan đã cố tình chọn lựa bối cảnh chạm mặt Đèo Ngang vào lúc bóng chiều đã ngã về tây. Độc thoại nội tâm cặp đề (1,2 ) , " _Nhanh nhanh lên e mình không còn thời gian cứu vãn, " đổ vở " rồi ". Thêm vào đó ý thơ được triển khai ở câu thực (3,4), rõ ràng Nữ sĩ đã bảo vệ thành công "hệ tư tưởng "của mình thống nhất trên toàn văn bản. Đây là bài thơ ưu tư về tổ quốc lẫn thương nhớ gia đình nhỏ của mình, chồng và bốn con. Câu luận số 5 với dạng F2LQN hổ trợ câu luận F1. Câu thơ nay đã rõ ý, không cần phải chắp thêm lời có cánh cho câu nguyên tác.
Giải mã câu luận 6 .
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
Cái là đại từ dành cho "người mẹ, đại từ "thậm xưng. Gia gia là từ Hán Việt biến thành từ Việt Hán tùy ngữ cảnh. Gia là nhà ,trong nghĩa thứ nhất. Gia còn có nghĩa thứ hai, nó được hiểu là "người lớn nhất trong gia đình", Gia là người chủ gia đình ,Việt ngữ có từ "gia chủ" ; Bà hướng đến, chính là người chồng yêu thương bà từ quê nhà đang ngày đêm thương nhớ Bà. Gia Gia còn là tiếng vợ gọi chồng,từ khẩu ngữ của một vài gia đình có học thời xưa. Vậy , gia là gia đình, là mái ấm gia đình ta. Câu "Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia!". Hàm ý, mẹ đây luôn nghĩ về, luôn luôn nhắc đến gia đình ta. Mẹ luôn nhớ đến bốn con của mẹ. Rất tinh tế, than thầm và khóc thầm, lo âu cho vận nước trước khi tỏ rõ lời thương nhớ gia đình nhỏ của mình ,nơi đó có chồng và bốn con. Chuẩn bị cho ý thơ của cặp kết(7.8 ) .Tuyệt hảo! .Tài hoa !
Xin đọc lại và so sánh hai câu F2, F2DQH ,không có dấu chấm câu.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Với âu F2LQN, có dấu chấm câu ở ngay sau từ con và cái
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
Mỗi F2 có một độ cảm xúc khác nhau.
3-2.4 .Cặp kết(7.8 ) ,Vai trò của cặp kết?.
Câu kết là câu kết thúc bài thơ. Người đọc còn nhớ bài thơ hay tác giả là từ cột mốc nơi đây. Cặp kết (7.8 ) luôn để lại dư vị sau cùng.Trong dòng thất ngôn bát cú ,câu số 7 gọi là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối cùng là "hợp". Người làm thơ thất ngôn bát cú đầy kinh nghiệm ,hạng siêu sao, thường khi làm câu kết trước khi gieo vần câu đề. Hai cặp thực (3,4 ) luận( 5,6) làm sau cùng bời người Việt mình có thói quen thích đọc cặp đối đầy kỹ thuật. Được kỹ thuật thì mất ý. Người làm thơ với hai cập đối này đạt cả hai rất hiếm. Chơi chữ cần nhiều thời gian, ý đạt mới là điều quan trọng. Như mọi cặp khác, câu đầu là câu dẫn đường vào.Với riêng cặp kết(7.8 ) là làm sao cho ý thơ của sáu câu trước câu số 7 lan tỏa ra một lần nữa như một sự nhắc nhở và trước khi khách thơ được thi nhân dẫn ra từ một khung cửa hẹp đày hoa khiến khách thơ ngoái nhìn lần cuối.Câu thơ này đẹp quá, Cặp kết (7,8)
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta.
F1BHTQ
Bà Huyện Thanh Quan đã đạt đến đỉnh cao mô tả bên trên. Để chia sẻ cùng khách thơ, laiquangnam xin khách thơ dừng lại và cùng ngẫm về các ẩn dụ qua từ mà nữ sĩ đã dùng
Dừng chân đứng lại trời non nước,
Trong câu trên có hai đông từ đều chỉ động tác kéo thời gian ngừng lại.Đó là một sự níu kéo, trì kéo vô cùng tinh tế của người xưa.
Dừng chân đứng lại trời non nước,(F1BHTQ)
"Dừng chân đứng lại", hay "Dừng chân; đứng lại".hay "Dừng chân; đứng lại!" ,và "Dừng chân đứng lại" để làm gì?, mục đích gì ? . "Dừng chân đứng lại ",theo F2 của Dương Quảng Hàm "Dừng chân đứng lại: trời, non. nước,",Bà Huyện Thanh Quan " Dừng chân đứng lại" để ngắm cảnh sắc quê hương nơi đây lần nữa chăng?. Đẹp quá ! .?. Từ đây mà 60 năm qua, nhiều người bình bình bài thơ này cho rằng Bà Huyện Thanh Quan đang trên đường vào kinh thành Huế nhận nhiệm sở. Suy nghĩ như thế sẽ phải giải quyết điều nghịch lý theo sau , vì cặp luận (5,6)
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia!
Nhận nhiệm sở, lẽ ra lòng nữ sĩ phải phấn chấn, bởi Bà vừa mới ra đi chưa được bao lâu, lẽ nào lại như thế. Hai nữa, trong toàn văn bản không hề có lấy một từ ngợi ca cảnh sắc Đèo Ngang, toàn văn bản chỉ có các từ buồn đến rơi nước mắt. Giáo sư Nguyễn Văn Trung ghi nhận bài thơ này với tổng kết, đại ý như sau "... một nỗi lòng, một thái độ chán sống, bởi đời này đâu có gì vui" .
Một suy nghĩ khác về cặp kết(7.8 )
"Dừng chân đứng lại", hay "Dừng chân; đứng lại". hay "Dừng chân; đứng lại!" ,và "Dừng chân đứng lại " để làm gì?, mục đích gì ? . F1 "Dừng chân đứng lại ", ==> F2LQN, "Dừng chân; đứng lại!" .
Tại cặp đề (1,2 ),nội dung bài này là nước nhà qua phân, dân chịu cảnh nồi da xáo thịt, đời sống dân đen không sao khá nổi và không sao kham nỗi sức đòi hỏi của triều đình của các đời trước . Nhìn xưa nghĩ nay và cảnh nhà chồng đau, bốn con đang chóng chọi với cuộc đời, tất cả đều xảy ra vào thời điểm 1847,như đã nêu . Tuồng như , ....? , ! , " ...nước mắt nữ sĩ cứ mãi tuôn trào ": . Mắt mờ lệ. Lệ chảy cần lau khô. Quê hương nay nhìn qua màn "sương khói ". Vong quốc sử!. Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan lúc này là:
"Một bước chân đi, một bước dừng,
Lau làn lệ chảy mãi khôn ngưng,
Chàng ơi!, gắng gượng qua cơn sốt,
Đất nước ngàn năm !, sắp khốn cùng !".
Điều mà laiquangnam mô tả trên đầy chất bi quan và chán sống chăng? Phi thực tế chăng?. Khách thơ đọc lại bản văn. Ngôn từ thể hiện trong 8 câu thơ của bài thơ Qua Đèo Ngang đều phù hợp với bối cảnh lịch sử của đất nước này vào năm 1847 cũng như với gia đình bà. "Dừng chân đứng lại trời non nước" F1BHTQ Được hiểu, nước mắt rơi theo từng bước chân thi nhân, vừa chậm dòng nước mắt tuôn trào, trời ơi , trời ; " trời !" ; "_ non nước" tươi đẹp này, sẽ còn hay mất, khi mà giặc Pháp vừa bắn chìm hai tàu đồng tại cửa Thuận An; mà nhà vua ta, một ngày lâm triều, một ngày bỏ triều chính vào hầu hạ mẹ. Bọn quan lại, quan văn, quan võ nhắm đui con mắt lại "bưng bợ " mong vua được hài lòng, cỏ súy kế hoạch xây Khiêm Lăng của ông vua Tự Đức. Rằng cần có một chỗ cho nhà vua ra đây tìm thi tứ ", trời ! _ non nước ! ",sẽ về đâu. Nỗi niềm này biết ngỏ cùng ai. Chàng ơi chàng, con ơi con, "Thương nhà mỏi miệng cái , gia, gia" câu luận (6) .Lúc này đây, nước non và cảnh nhà nào biết cùng ai chia sẻ. Cô đơn tuyệt đối.
_Dừng chân, _đứng lại!, trời! _ non nước?,
Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!.
F2lqn
Nước mắt rơi,mờ lệ trên đường về ....
Rùng mình vì tương lại đất nước thân yêu này trong vài ngày tới. Chạnh lòng nhớ đến "Người chồng yêu nay đang đau tại quê nhà". Thế nên chúng ta thấy ngay trong 56 từ được dùng trong bài thất ngôn bát cú này hoàn toàn không có một hình dung từ nào mang âm sắc "tích cực", đó đây chỉ là nhuốm một màu "tiêu cực ", "tiều tụy" , lan tỏa gần như suốt chiều dài của bài thơ, đúng như những gì mà giáo sư Nguyễn Văn Trung, với cái nhìn của một triết gia, một giáo sư phân tích văn học ở bậc đại học, ông đã phát hiện qua 56 từ. Trong giáo trình dành cho sinh viên Đại học Văn Khoa ,SaiGon, nhận xét về bài Qua Đèo Ngang :"... trong thơ Thanh Quan, không hề thấy hình dung từ. Nhìn sự vật, bà chỉ kể tên mà không chú ý tới vẻ bề ngoài của nó; bà lãnh đạm với màu sắc, thanh âm, hình dáng của sự vật. Bà nói tới cỏ cây, hoa lá, núi, nhà, hoàng hôn, trời, nước, nhưng không xác định cây xanh hay lá vàng, hoặc trời đẹp, non cao. Bà không chú ý tới cái vẻ bề ngoài của sự vật, nên không tả nó và không chú ý vì không thèm buồn nhìn ngắm, không thích thú gì mà nhìn, không muốn hưởng thụ cuộc đời, vì cuộc đời chẳng có cái gì được đáng hưởng thụ." (Rải rác từ trang 205 đến trang 211). (1* )
Người Việt Nam, Người làm thơ và bình thơ, đọc bài thơ này với cách chia dòng thơ thất ngôn bát cú, tám câu thành bốn cặp với bốn chức năng theo một quy ước chặt chẻ, đề,thực luận và kết. Hiếm có bài thơ nào của Việt Nam và Tàu được sáng tác một cách khéo léo như thế, thơ Tàu đời Đường e cũng khó gặp. Người làm thơ và bình thơ,nay thường đọc bài thơ thuộc dòng thơ thất ngôn bát cú qua kiểu bình thơ Đường của Kim Thánh Thán, phân bài thơ thành hai khổ ,tiền khổ và hậu khổ, thì bài thơ càng thêm hay. Danh tác là vậy .
Tiền khổ
Bước tới..."Đèo Ngang"!,_ bóng xế tà!
_Cỏ cây chen đá, _lá chen hoa!.
_Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
_ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà "? & !".
Hậu khổ
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
_Dừng chân, _đứng lại, trời! _ non nước?, & !
Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!.
 
 
Kịp về đến quê nhà vào năm 1847, gặp chồng không được bao lâu, ngay trong năm này chồng mất, năm sau 1848 bà mất. Cả hai người đều đang ở độ tuổi chín muồi tình vợ chồng. Lệch nhau một tuổi, đều ở lứa tuổi 43-44. Nếu thời gian ngừng trôi thì nữ sĩ cùng chồng đều cùng tuổi đời 43 gặp nhau tại cõi vĩnh hằng .
Có lẽ nỗi đau mất chồng làm bà suy sụp và quá buồn phiền. Bài thơ Qua Đèo Ngang chính là trang nhật ký đầy nước mắt, nỗi buồn kéo dài trên từng bước lữ hành của nữ sĩ
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
_Dừng chân, _đứng lại, trời! _ non nước?, & !
Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!.
Từ lý do đó, Bà Huyện Thanh Quan đã ra đi nhanh đến như thế. Niềm an ủi lớn nhất cho họ, bởi cả hai vợ chồng người gốc gác ThăngLong này đã không chứng kiến cảnh đau lòng vì Việt Nam vào giờ "vong quốc sử". Năm 1862 mất ba tỉnh miền đông (nếu ông bà sống thì vào thời điểm này họ (58 tuổi). Năm 1874 mất ba tỉnh miền Tây, (nếu ông bà sống thì vào thời điểm này họ (70 tuổi ). Năm 1884 thì Việt Nam bị vong quốc hoàn toàn ( nếu ông bà sống thì vào thời điển này họ 80 tuổi). Sống lâu mà sống trong trong ô nhục mất nước thì liệu sống lâu có là đáng sống . " sống lâu là kẻ có phước có phần ", Hai Kẻ sĩ hẳn quyết liệt lắc đầu.
Đọc lén trang nhật ký vào năm 1847 gồm 200 từ của Nữ sĩ Hà thành .
Chạm măt Đèo Ngang, ta bước vào Hoàng Sơn quan trú nắng vào lúc cuối chiều.
Trên nền đá thô ráp của ải quan, ta thấy từng ngọn cỏ chen nhau sống; vậy mà, cũng có những bông hoa nhỏ khoe màu trên kẻ đá. 
Dưới chân Đèo là vài người tiều phu lom khom làm việc. Đau lòng ta. Đưa mắt nhìn về phía bờ bắc sông Gianh, vài ba ngôi chợ của do nhà Trịnh xây cất. Xưa là nơi thị tứ, nay cũng đà nhuốm vẻ hoang sơ. 
Chạnh lòng, ta nhớ đất nước này, tổ quốc này vào thời xa xưa.Tổ quốc ấy đã cho ta đã những ngày vui và an bình. 
Lòng ta như lửa cháy. Không biết giờ này chồng ta đang đau ốm ra sao. Bốn con ta không biết đói no thế nào?. Cha con họ liệu có đở đần cho nhau chu đáo?. 
Lòng bồn chồn. Ta phải dừng bước nhiều lần. Lau nhiều lần mà không sao làm khô được dòng nước mắt ràn rụa khi nghĩ về tổ quốc mình sắp đến hồi lâm nguy,vong quốc vì nay giác Pháp đã đến tận cửa rồi. 
Vận nước, nỗi nhà, nỗi lòng này nào có ai chia sẻ được với ta.
Và F2lqn
Bước tới..."Đèo Ngang"!,_ bóng xế tà!
_Cỏ cây chen đá, _lá chen hoa!.
_Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
_ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà "? & !".
Nhớ nước đau lòng con!, _quốc !quốc!,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ gia !gia! .
_Dừng chân, _đứng lại, trời! _ non nước?,
Một mảnh tình riêng, _ ta với ta!.
4- Thay lời kết
Một là
Danh tác Qua Đèo Ngang của nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan đã gói gọn trong tám câu bằng chữ nôm, thứ chữ quốc ngữ, âm sắc Việt 100% đã bị chìm khuất trong hơn 70 năm qua với nhiều lời bình có cánh. Nhiều giả thuyết " sai trái " được đặt ra, làm bài thơ danh tác Qua Đèo Ngang bị vấy bùn khi "Ai đó" GOOGLE SEARCH trên mạng internet nhận ra ngay, bởi nó không được giải mã một cách rạch ròi, chỉ cần ' kỹ hơn trước một chút ", sao bấy nhiêu lâu nay lại không chịu làm .
Đã có nhiều cách chèn kín đáo, đầu độc tư tưởng con trẻ Việt từ nhiều cái đầu đội Hán của ta có ăn học lẫn từ bọn đại Hán mang quốc tịch Việt . Các "học giả" đội Hán nặng nề này hoặc đã vô tình hoặc đã cố ý chèn văn hóa Hán tộc vào đây. Mọi sự lý giải đều đi mỗi lối mòn, vọng Hán tộc. Họ đã phạm lỗi khi chèn vào đầu con trẻ hiểu sai các câu thơ (5,6 ) . Họ biến các từ thiêng liêng đối với sắc dân Lạc Việt, "quốc, quốc , gia, gia" thành các con chim theo tư tưởng Tàu Hán. Chính các từ quốc quốc gia gia , nước nhà này đã làm cho tổ quốc này đứng vững ngàn năm trước sự đe dọa và xâm lăng dai dẳng của sắc dân Hán, trong khi 99 dòng Việt khác đã diệt vong hay đã bị sáp nhập vào Hán từ ngàn năm trước.
Tư tưởng và văn hóa Tàu Hán đã len vào từ đây, từ bài thơ danh tác này, kéo dài từ thế hệ trước chúng tôi đến thế hệ sau chúng tôi. Sách Giáo khoa ở bậc lớp 7, hiện nay đang là nơi chứa nọc độc này. Hiện tượng này, sự ô nhiễm này được xóa sạch khi có các bản văn F2 tốt song hành bên bản văn F1 của tiền nhân ta .
Hai là
Giá trị lớn thứ nhất của bài thơ Qua Đèo Ngang là giúp chúng ta tìm gặp được phong cách qua câu hỏi , "Hồn người phụ nữ Hanoi muôn năm cũ" đâu rồi. Chúng ta nay đã biết sợ với câu hỏi quá " rùng mình": "Tại sao cái hồn Việt vô cùng đẹp của người người phụ nữ Hanoi năm xưa nay lai không còn một chút dấu vết gì trong đời sống hiện nay?". Nói một cách kém bi quan hơn là " quá khó " để tìm gặp "Hồn người Hanoi muôn năm cũ" vào năm 2016 này tại Việt Nam.
Ba là
Mục đích khi giải mã bài thơ Qua Đèo Ngang này là nhằm giúp cho các em học sinh ở bậc học phổ thông hiện nay có thêm một tí một hành trang đủ trọng để vào đời. Giúp bọn trẻ tự tin rằng, khó ai trả lời được câu hỏi của bọn trẻ , chắc gì đã có một bài trong số 15 bài thơ Đường dòng thất ngôn bát cú mà bọn trẻ phải học trong bậc học phổ thông có được một bài thơ có "nội hàm sâu sắc" về tư tưởng lẫn ngôn từ rất đỗi tài hoa và bố cục " đẹp và chặt" đến thế này. Bài thơ Qua Đèo Ngang đã minh họa dòng thơ thất ngôn bát cú kiểu Việt nam, nay được bố cục như thế nào, và cách mà nữ sĩ đã " nén " ý thơ rất sâu về hai chủ đề, một là tình tự dân tộc, nhắc người lớp sau đọc lại lịch sử nội chiến, hai là tình gia đình luôn réo gọi trong tim, bài thơ Qua Đèo Ngang đã thể hiện được tình nhà đến độ "quá mẫu mực và rất giáo khoa "đến như thế. Giúp bọn trẻ cũng cố lòng yêu nước, cũng cố miềm tin rằng, mình "dư sức kháng cự "lại tư tưởng "hèn " mà thầy cô trong nước hiện nay hàng ngày đang cố nhét vào đầu mình tư tưởng vọng Hán, quy Hán do vì một lý do hắc ám, phát lệnh từ cấp trên, mà ngay cả chúng ta cũng không hề được biết, hay được giải thích một cách tường mình huống gì bọn trẻ.
Cuối cùng ,
Tạo niềm tin ,rằng đã có chân lý , " Việt ngữ chúng ta quá lung linh và kỳ ảo" mà rất nhiều người Việt có học ,đầy người bằng cấp cũng không làm sao am hiểu Việt ngữ được hết tính đa dạng của nó. Tàu ngữ trong họ cho dù rất giỏi, họ cũng 'âù ơ ví dầu', ú ớ , bình bậy, chú nghĩa bậy.
Từ yêu thơ, yêu tiếng Việt đến yêu tổ quốc là bước đường vô cùng ngắn. Nó chính là cái neo phải ném xuống nước trước tiên khi con thuyền Việt Nam đang tứ bề thọ địch,có khả năng chìm hẳn như hiện nay thế hệ chúng ta đã thấy. Người thủy thủ tuổi teen phải vững tay chèo với lòng đầy phấn khích,tự cứu mình, bởi lúc ấy,lớp chúng ta đã thành người thiên cổ mất rồi. Thương thay thế hệ 70,80 với cái nhìn đầy bất lực. 70 tính từng tháng , 80 tính từng giờ. Ngậm ngùi.
Những ngày ngột ngạt cuối tháng năm, 2016,
Laiquangnam
----0o0o0--
5- Nguồn link tham khảo
*NVT,LKVH ,tập I ,NVT là Nguyễn văn Trung; LKVH là Lược Khảo Văn Học
(1 ) Nguồn Wikipedia đúc kết từ nhiều sách uy tín nhất của VNCH lẫn Hanoi ,
Có từ nào không hiểu ,xin đọc lại bài thứ nhất, phần thứ nhất ,cùng tiêu đề
(2 ) từ bài viết của Nguyễn Tôn Hiệt đăng trên trang talawas tại link (1 ) http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14440&rb=0106
Nguyễn Văn Trung , Lược khảo văn học, tập 1, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1963 (Xuân Thu in lại tại Hoa Kỳ, 1990),
(** Dùng hình dung từ nghĩa là chú ý tới sự vật và tin vào cái vẻ bề ngoài của nó để nhìn ngắm, lĩnh hội.....NVT ,LKVH .
(3) Thỉnh thoảng thử đọc lại, nghe rất đổi ngậm ngùi .Thử nghe và cố nhận ra sự lung linh với âm sắc Việt ngữ của người thầy giáo có cội nguồn xuất phát từ miền Trung eo gió cát đầy "màu sắc "
Nhớ nước đau lòng con!, _quất!, quất! ,
Thương nhà mỏi miệng cái! , _ da !da!
_ quất!, quất! , là âm thanh của làn roi quốc vào người nô lệ mất nước.
_ da !da! là tiếng kêu đua thương của người người phụ nữ Đại Việt , phải cam tâm cắn răng nằm trân mình chịu trận khi bị giặc phương Bắc hãm hiếp. Họ đang cố mà chịu đựng,người phụ nữ cần sống sót để nuôi con và nuôi mẹ già. Bọn đàn ông Việt nay đang ở đâu. Trong một câu truyện , nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết , .... " khi thằng TâyđenGạch (bọn lính Lê Dương người Phi) mặt kéo lê người người vợ mình vào ổ rơm để thỏa mãn thú tính ,người đàn ông từ căn hầm bí mật lén nhìn ra. Người đàn ông Việt này không nghe tiếng rên và sự vùng vẫy tuyệt vọng của vợ mình mà vì lòng ghen . y chỉ nghĩ đến sự kiện "như là một sự đồng tình " . Xong việc ,tây kéo đi . từ căn hầm ,y nhảy lên tát vào mặt vợ ,kèm theo lời mắng cay độc , bộ sướng lắm sao mà hẩy hẩy hở con kia . " . Cha mẹ làm thinh trước giờ vong quốc sử đã khiến con gái mình phải trả giá khi làm người mất nước .
4) Vào GOOGLE SEARCH gỏ từ khóa , "Cái gia gia là con chim gì?" , bạn sẽ giật mình đọc được nhiều bài viết . Tại sao lại có kẻ lếu láo như thế đối với tiền nhân ta.
==========0o0===========
Kỳ tới xin mời đọc Laiquangnam giới thiệu phần III nằm trong loạt bài
Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân
Laiquangnam giới thiệu phần III
III-Trường hợp thứ hai ,bài thi kệ danh tác :
Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư
Bài thi kệ thể hiện nét độc đáo của dòng Thiền Đại Việt . laiquangnam giải mã kỹ để xóa sạch vết bẩn do đám ruồi bọ tấn công tư tưởng của tiền nhân ta. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu. Làm sao mà một câu thơ F1,"Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh" của Không Lộ thiền sư lại giống y chang một câu thơ Đường của một thi nhân Tàu Hán "Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh" cho được. Từ sự thiếu am hiểu này, "cácthầy" giáo sư tiến sĩ hoặc là đang dạy tại trường ĐHkhoa Văn hoặc đang làm việc tại Viện Hán Nôm nhất định đòi bóc bài thơ này ra khỏi chương trình phổ thông hiện nay vì Không Lộ thiền sư là người "đạo văn". Trời đất!
 
. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành) 
 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư. 



 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét