Nhân đọc thơ nịnh vợ của Nguyễn Khôi
Nguyễn Đăng Khôi
Ngày hôm nọ tôi
nhận được thư của anh Nguyễn Khôi về Hạ Lũng, một làng hoa sắp mất.
Qua thư này anh chia xẻ hai bài thơ nịnh vợ của anh ấy với bạn bè.
Thành thực mà nói, tôi thấy hai bài thơ này cũng bình thường thôi, không
gây cho tôi nhiều ấn tượng đáng chú ý. Nhưng ta hãy dẹp chuyện bình
thơ sang một bên nhé vì như anh Nguyễn Khôi đã thấy và có kinh
nghiệm gần đây, việc bình thơ thường đưa đến nhiều chuyện cãi vã bá
vơ không đâu vào đâu nhức cả đầu. Trở lại việc anh Nguyễn Khôi làm thơ
nịnh vợ, tôi có vài nhận xét như sau. Thứ nhất đây là một việc làm rất
đáng khen. Hành động này chứng tỏ anh Nguyễn Khôi là người rất tân
tiến, ga lăng, biết nịnh đầm. Quý anh chị và các bạn thử ngẫm lại mà
xem, trong đám anh em chúng mình có mấy ai đã làm thơ nịnh vợ? Khi còn
trong giai đoạn cua bồ thì có thể ta còn chịu khó làm thợ thơ mà rặn ra
vài câu nịnh nọt để chứng tỏ ta đây cũng tình tứ lãng mạn một bầu thơ
phú. Nhưng một khi ván đã đóng thuyền rồi thì thôi chứ, sức người có
hạn chả lẽ ta cứ đóng vai thợ thơ hoài? Đâu phải ai cũng đầy một bầu
thơ như anh Tâm Hàn, có phải thế không nào. Nhưng nói cho cùng dường
như anh Tâm Hàn cũng chỉ làm thơ nịnh những ai đâu đâu thôi chứ chả bao
giờ anh ấy làm thơ nịnh vợ cả. Thế có chết không. Nếu tôi nói sai thì
xin anh Hàn cải chính dùm ... hi hi. Tôi xin nói thêm cho rõ. Câu "chả
bao giờ làm thơ nịnh vợ cả" phải được hiểu là "chả bao giờ làm thơ
nịnh vợ gì cả" chứ tôi hoàn toàn không có ngụ ý chuyện vợ cả với vợ lẽ ở
đây đâu nhá. Xin quý anh chị và các bạn chớ cố tình hiểu nhầm. Thành
thử so với anh em chúng mình anh Nguyễn Khôi có hai bài thơ nịnh vợ thì
đấy là một điều rất đáng khen, không phải ai cũng làm được. Đáng khen
nhưng cũng hơi ... đáng chê, vì đã ga lăng thì ta ga lăng cho trót
luôn, ta nịnh vợ mỗi ngày chứ cớ sao anh ấy chỉ có vỏn vẹn hai bài thơ
nịnh vợ thôi. Không những thế anh Nguyễn Khôi lại ... hơ hơ ... hơi bủn
xỉn trong việc ga lăng của anh ấy. Làm xong được bài đầu, hơn bốn muơi
năm sau anh ấy mới có bài thứ hai! Thế có chết không! So với thi sĩ
Tú Xuơng tôi thấy anh Nguyễn Khôi chưa tân tiến, ga lăng bằng. Vì tuy
thi sĩ Tú Xuơng mới 37 tuổi đã mất nhưng trong khoảng thời gian này ông
đã nhiều lần nhắc tới vợ trong thơ của tác giả. Giọng điệu có vẻ bỡn
cợt, tự mỉa mai mình, nhưng đằng sau câu thơ khôi hài, trào phúng là một
sự tri ân thuơng sót vô bờ cho người vợ đảm đang đã lấy nhầm một anh
chồng chẳng làm nên công cán gì. Để làm sáng tỏ điều tôi vừa nói, tôi
xin mời quý anh chị và các bạn đọc bài tiểu luận Mối Tình Tú Xương của
Cô Tư Sài Gòn dưới đây. Mấy ảnh minh họa và vài lời chú thích trong bài
viết của Cô Tư Sài Gòn là do tôi thêm thắt vào cho bài viết thêm mắm
muối:
(nguồn: https://vietbao.com/a262385/moi-tinh-tu-xuong)
Đẹp nhất trong thơ Tú Xương là gì? Hãy thử suy nghĩ về điều này… Đó là một hình ảnh rất nữ quyền, rất thơ mộng… khi một cụ Tú của thế kỷ thứ 19 làm thơ tặng vợ. Hãy hình dung, đó là một thời quý bà phải ngồi dưới bếp, trong khi quý ông ngồi ngâm thơ và uống rượu khề khà với nhau. Chỉ có cụ Tú Xương mới tôn vinh hình ảnh vợ tới mức độ phải làm văn tế sống vợ… Trang trọng tới thế là cùng.
Và năm nay, năm 2017, là đúng 110 năm... tính tới năm cụ Tú Xương ra đi.
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870, ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907. Ông thi nhiều lẫn nhưng chỉ đỗ Tú tài (nên có bút hiệu Tú Xương), và luôn sống trong cảnh thiếu thốn. Tuy vậy, ông được xem là một trong những Đại thi hào của dân tộc, như Xuân Diệu viết về ông:
Ông nghè ông thám vô mây khói
Đứng lại văn chương một tú tài
Tự điển Bách khoa Mở ghi rằng Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5-9-1870 (tức 10 - 8 AL) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời Nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng. Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh, nhưng dáng hình cụ Tú được người bạn học là hạc phong Lương Ngọc Tùng viết trong bài thơ "Nhớ rõ hình dung..."
Cùng làng, cùng phố, học cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú Xương,
Trán rộng, tai dày, da tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng, mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu thư hương.Chú thích 1: tác giả Cô Tư Sài Gòn viết "Trong tất cả các tài liệu nói về Tú Xương đều không thấy có ảnh" nhưng nếu Cô Tư chịu khó lục lọi trên mạng thì sẽ thấy hình chân dung thi sĩ Tú Xuơng như sau. Tú Xuơng thực sự có giống như trong hình không thì tôi không dám quả quyết:Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: "Đình tiền ngũ sắc hoa" (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: "Lung trung bách thanh điểu" (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài "đời thằng bé lại luẩn quẩn như chim nhốt trong lồng". Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở thành Nam.
Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh nam kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh sục sôi và bi thương đó.
Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.
Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885).
Bà Phạm Thị Mẫn sinh cho ông được 8 người con, trong đó có 6 trai và 2 gái. Bà Tú là một phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam xưa ở nhiều phương diện như tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại quên mình. Công việc kiếm sống cho gia đình của bà là buôn bán nhỏ (tiểu thương). Điều đặc biệt là chính bà đã đi vào thi phẩm của ông chồng như một nhân vật điển hình hấp dẫn.
Khi mất ngôi nhà số 247 phố Hàng Nâu của ông nội và bố để lại. Gia đình ông Tú chuyển đến nhà số 280 cùng phố mà sau này địa phương đã xếp hạng là di tích lưu niệm Tú Xương chính là do mẹ vợ nhà thơ (bà Hai Sửu) chia cho con gái.
Chú thích 2: đây là nhà vợ chồng Tú Xuơng...Tú Xương rất trân trọng vợ mình. Cuộc đời ông chỉ sống được có 37 năm, nhưng học hành thi cử đến 8 lần mới đỗ Tú Tài, mọi việc ở nhà đều là một tay của bà Tú gánh vác. Chính vì vậy, ông viết về vợ như một sự tri ân.
Thương vợQuanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Chú thích 3: đây là cảnh một bến đò đâu đó ở Việt NamSự trân trọng, tri ân ấy còn được ông nâng lên đến mức làm hẳn một bài "Văn tế sống vợ" như sau.
Văn tế sống vợ
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ
Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu
Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?
Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?
Thôi thôi
Chết quách yên mồ
Sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ.
Hình như chưa nhà thơ nào làm thơ tặng vợ trân trọng như thế? Tới mức tự trách mình là “hờ hững” và tới mức làm văn tế sống… Đầu năm, đọc lại chữ nghĩa một thời, mới biết cụ Tú Xương có mối tình thơ mộng với vợ như thế, rất là nữ quyền.Chú thích 4: Làm bài văn tế sống tặng vợ trân trọng như thế nên hẳn sau đó thi sĩ mới bị bà Tú dùng nữ quyền mà ... tế cho một vài trận. Sử sách không nói rõ nữ quyền này là Thái Cực Quyền hay Hồng Gia Quyền, vân vân nhưng mới 37 tuổi mà thi sĩ Tú Xuơng đã tếch hạc quy tiên:Tớ bỏ tớ đi, tớ không dám ởChẳng nói chẳng rằng, không than không thởChết quách yên mồ, sống càng nặng nợHình trên là ảnh chụp ngôi mộ thi sĩ trong công viên Vị Xuyên thuộc thành phố Nam Định. Không thấy nói mộ bà Tú nằm ở đâu
Chưa đọc hết bài thơ của nhà tôi mà mắt tôi đã hoa lên ... tôi choáng váng mặt mày ...Ối ối ối ... chết tôi rồi quý anh chị và các bạn ơi !!!! Nhà tôi đanh đá thế này thì có chết tôi không!!!????Bà đây nhà dòng, lấy chồng kẻ chợMặt chồn mày chuột, rằng chồng hay chớ?Đầu râu nhẵn nhụi, mặt trơ như thớt, chẳng béo cũng chả lùnTính tình lông bông, ăn nói ba hoa, đã gàn lại thêm dởĐầu đường xó chợ, chữ nghĩa thánh hiền học một quên mườiTrong làng ngoài phố, tài cao học rộng tưởng thầy té thợGần xa biết tiếng, dại gái mặt chaiSớm tối khoan thai, dáng thầy như tớ......
Phụ lục : hai bài thơ "nịnh" của Nguyễn Khôi
2 bài thơ về Quê Vợ xưa/ nay
*1- HẠ LŨNG - MỘT LÀNG HOA
SẮP MẤT . Tặng : Tiểu Hè*1- HẠ LŨNG - MỘT LÀNG HOA
-----
mỗi hè về nghỉ phép
lại xuống thăm vườn nhà...
Đồng Hạ Lũng ngợp hoa
Mẹ tưới chăm tần tảo
- Em gái, sớm tinh mơ
- Em gái, sớm tinh mơ
đã gánh hoa lên phố...
Này Thược Dược rạng rỡ
Này "Đồng Tiền" long lanh
Này hoa "giơn" (lay ơn) tươi mới
đám cưới thêm đượm tình...
Thấm thoắt năm chục năm
Làng tưng bừng lên phố
Đồng thành khu Cao tầng
Vườn xây đầy Biệt thự...
Những mảnh vườn thu nhỏ
Em gái đã lên Bà
mở quán "hoa Đà Lạt"
thương mảnh vườn ngày xưa ?
Quê Hạ Lũng 15/3/2017- NK
*
*
*2-MẢNH VƯỜN QUÊ NGOẠI
(viết cho Tiểu Hè)
Lời
thưa : Tiểu Hè (1947), Bố đi Bộ đội Việt Minh 19/8/1945- chiến sĩ Điện
Biên Phủ...mẹ ở hậu địch đi lấy chồng khác, bỏ lại cho ông bà ngoại
nuôi, 1959 Bố về đón lên Sơn La ở theo Đơn vị Bộ đội , được cho đi học =
"Người con gái viên Đại Úy"...rồi yêu chàng Kỹ sư Nông Nghiệp NK , nghỉ
hè năm ấy (1964) đưa nhau về quê thăm ông bà ngoại :
Mảnh vườn xưa ôm ấp tuổi thơ em
Vẫn thắm đượm hương hoa, sắc lá
Bé thơ : ông bà ngoại nuôi em
Hôm nay thăm lòng anh bồn chồn lạ...
Đâu là lối ngày xưa em đùa nghịch ?
Ẩn trong hoa chơi "dấu" với bạn làng
Đâu là chỗ tủi thân em ngồi khóc
Có ai hay nước mắt cảnh lìa tan ?
Ông có hay đến dỗ em ngoan nín
Thương Bố, thương em...ông nước mắt lưng tròng
Có phải ao kia đã từng soi bóng em ẩn hiện
trên cành cây em tựa, em rung...
Đâu là đường Bố về đón em lên Tây Bắc ?
cho em lớn lên đi học, hiểu làm người
cho em gặp anh yêu nhau tha thiết
cho ngày về thăm quê ngoại vui tươi...
Cho em đưa anh dạo chơi vườn cũ
Nhìn lá hoa mới lại ngỡ ngàng
Hoa lá tốt tươi như tình ta rạng rỡ
Xưa lìa tan, nay chỉ có họp xum.
Mảnh vườn xưa thân thiết tuổi thơ em
Nay anh dạo cùng em thân thiết
Ngậm ngùi chuyện xưa Bố lỡ làng đáng tiếc
Nhưng lại mừng chuyện ta nay tươi sáng đẹp bền...
Ông bà ngoại đã già tóc bạc
Nhưng tình yêu thương vẫn đằm thắm sâu nồng
Cho đôi ta như cây xanh tươi tốt
Đời đời lắm quả trĩu sai bông.
tại Hạ Lũng sáng 26/6/1964
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét