Tác giả ở đền thờ Ngọc Hân
Tuổi
học trò
Tâm Dung
Trường
của con mỗi đứa một quê hương
Hà Nội,Thái
Bình, Bắc Ninh, Móng Cái
Con
gái, con trai gọi nhau bằng . . . “ấy”.
Bài vở
ngập đầu, nghịch nhất quỷ, nhì ma . . .
Mái
trường ơi, học trò lớp ngày xưa
Có giống
chúng con thích trêu nhau đến khóc
Có ăn
lén ô mai ngay cả trong giờ học ?
Lúc
thầy kiếm tra có thon thót giật mình ?
Tuổi
học trò của các chị các anh
Có nhắm
mắt mơ màng ngỡ mình là . ...cô Tấm
Gặp
ông bụt hiền hiện trên bục giảng
Viên
phấn nhiệm mầu cả lớp hóa sinh viên !
Lời bình của Vũ Nho
Những kỉ niệm tuổi học trò thường là những kỉ niệm đi theo mỗi
người suốt cuộc đời. Vì cái thời được xếp sau Quỷ và Ma ấy là cái thời hồn nhiên,
trong sáng và cũng có chút “ngu ngơ” nhất trần đời. Trong hồi tưởng của tác giả thì họ gọi nhau
không phải bằng “bạn” mà cũng chẳng phài “mày –tao”. Cái từ “Ấy”
là một sáng tạo của học trò để gọi nhau dùng chung cho cả nam và nữ.
Nghịch ngợm,
trêu nhau phát khóc, ăn lén ô mai trong giờ học, giật thót mình khi kiểm tra (
dĩ nhiên là hôm trước mải chơi, bài chưa thuộc)…là những kỉ niệm nổi bật của cái
lớp học “mỗi đứa một quê” đó. Người viết liên tưởng sang tuổi học trò của những
đàn anh đàn chị trước mình. Câu hỏi nhưng là để nói về cải tuổi của lớp mình.
Con gái thì “mơ màng” tưởng tượng mình là cô Tấm. Thoắt cái, thầy giáo đã hóa
thành ông Bụt ( như ông Bụt đã bao lần giúp đỡ Tấm) trên bục giảng. Có điều ông
Bụt này chỉ dùng viên phấn nhiệm màu…để biến cả lớp nghịch ngợm kia thành…sinh
viên. Không phải là Hoàng Tử, Công Chúa hay Nàng Tiên. Sinh viên là mơ ước của
tất cả nhưng cô bé, cậu bé cắp sách đến trường.
Bài thơ nhẹ
nhàng, vừa kể về đặc điểm của “tuổi học trò”, vừa nói điều mơ mộng và nhất là nói
được tinh thần biết ơn thầy cô “ông Bụt
hiền hiện trên bục giảng”.
Hà Nội tháng
12 năm 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét