TRẦN TRUNG
Tận
cùng
(Thái Thăng
Long)
Hãy
yêu tận cùng những gì có thật
Hãy
đau tận cùng nỗi đau dao cắt
Hãy
đam mê tận cùng như chưa có đam mê
Hãy
giả dối tận cùng những điều giả dối
Hãy
lừa lọc tận cùng những điều lừa lọc
Cơn
bão mạnh tận cùng rồi trở lại bình yên
Cơn
mưa tận cùng là trời hửng nắng
Cái
đẹp tận cùng thành ra trống vắng
Trái
đất rồi đây liệu có tận cùng
Bao
nhiêu triết lí viển vông
Đẩy
kiếp đời chan đầy nước mắt
Hãy
đến tận cùng đó là sự thật
Rồi
tâm hồn ta lại thấy ước mơ.
ĐẾN
VỚI TẬN CÙNG GẶP THẬT VÀ MƠ
(TRẦN TRUNG)
Đọc bài thơ “Tận cùng” của Thái Thăng Long, trong tập
“Đồng hành thế kỉ” – NXB Thanh Niên –
Hà Nội – 2009), tôi thích cái chất của tứ thơ. Đó là một kiểu lập tứ, dựng tứ
trong sự kết hợp hai tố chất: ma quái mà dung dị; sắc sảo mà chân thành…Và, đấy
là sự tạo lập đa chiều thực - ảo trong thơ.
Trong cuộc sống, nhiều khi ta phải biết chấp
nhận, biết sống chung với nhiều thái cực của cuộc sống nhân sinh. Điều ấy, hình
như các cụ ta từng nói, từng dạy: “Dĩ hòa vi quí”; “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”;
“Ung dung tự tại”…
Thế nên, tôi sửng sốt –
vừa lạ, vừa khoái chá Thái Thăng Long ngay từ bốn câu thơ đầu của anh:
“Hãy
yêu tận cùng những gì có thật
Hãy
đau tận cùng nỗi đau dao cắt
Hãy
đam mê tận cùng như chưa có đam mê
Bốn câu thơ, nếu xét ở
góc độ cú pháp, có tới bốn mệnh lệnh thức: “Hãy yêu”(1); “Hãy đau”(2); “Hãy đam
mê”(3) và “Hãy giả dối”(4). Những mệnh lệnh thức ấy hối thúc người ta, giục giã
người ta hướng tới những trạng thái, động thái và hành vi trong ứng xử nhân
sinh.
Hình như Thái Thăng
Long đang trao gửi tâm – tình – sống với người đời mà cũng là cách tự bạch một
quan niệm sống của anh: Hãy sống thành thực hết mình. Cái giá của sự sống con
người phải chăng cũng là ở đấy!?
Trong bốn câu thơ của
khổ thơ đầu này, tôi thấy niềm sửng sốt, thú vị ở câu thơ thứ tư: “Hãy giả dối
tận cùng những điều giả dối”. Đấy là một câu thơ, một tuyên ngôn bạo và lạ! Người
có cảm thức cạn cợt, sẽ vội cho rằng: nhà thơ đang khuyên người ta sống “giả dối”;
sống chà đạp lên đạo đức con người. Thực ra, chiều sâu và tinh tế của câu thơ
trên vẫn gắn với quan niệm sống trong đời(mà cũng là quan niệm sống trong thơ nữa
chứ!). Đó là, trong cuộc hiện diện nhân sinh, khi con người ta sống và đối mặt
với bao nhiêu phức tạp đan cài: thật – giả; tốt – xấu; hay – dở…thì điều đáng
quan tâm vẫn là: hãy đem sự chân tâm, thành thực ra mà sống, mà giao đãi!
Và, câu thơ đầu trong
khổ thơ thứ hai của Thái Thăng Long cũng nằm trong tiếng tâm tư và trường liên
tưởng ấy: “Hãy lừa lọc tận cùng những điều lừa lọc”.
Nhận biết về qui luật khách quan của tự
nhiên mà liên tưởng tới qui luật khách quan của sự sống nhân sinh, nhà thơ Hồ
Chí Minh từng chí lí: “Sự vật vần xoay đà định sẵn; Hết khổ là vui, vốn lẽ đời”(Trời hửng – Nhật kí trong tù)
Thái Thăng Long trong “Tận cùng” có cách chuyển dịch, chuyển
hóa tứ thơ khá thú vị. Ấy chính là khi anh chuyển tứ thơ từ sự tâm tình, nhận
biết khi người ta yêu, đau, đam mê, giả dối…sang một khoảng không gian vật chất
và hàm chứa cả không gian tâm tình:
“Cơn
bão mạnh tận cùng rồi trở lại bình yên
Cơn
mưa tận cùng là trời hửng nắng
Cái
đẹp tận cùng thành ra trống vắng”
Những câu thơ được diễn
tả trong những trạng thái tương phản, đối cực trên của Thái Thăng Long bên cạnh
sự tâm tình, còn mở ra những chiều khoáng đạt, sáng tươi. Tôi cảm nhận đấy là
những câu thơ gieo lửa, thắp lửa tim yêu cho con người và sự sống. Trong cuộc sống,
trong sự sống, con người ta phải biết sống chung, biết chấp nhận sự thật và đồng
thời cũng rất cần “thấy những ước mơ”. Chấp nhận “sự thật” với bao nhiêu thử thách nghiệt ngã từ những “cơn bão” tự
nhiên và xã hội. Chấp nhận “sự thật” với biết bao điều viển vông(cả phù phiếm nữa!);
với bao nhiêu “nước mắt” của “kiếp đời” thậm chí phải biết chấp nhận cả những dự
báo hủy diệt:
“Trái
đất rồi đây liệu có tận cùng
Bao
nhiêu triết lí viển vông
Đẩy
kiếp đời chan đầy nước mắt
Hãy
đến tận cùng đó là sự thật”
Với “Tận cùng”, nhà thơ Thái Thăng Long đã
đưa ra cách cảm, cách nhìn của con người – nghệ sĩ về đời sống nhân sinh. Anh
đưa ra cách nhìn chân thành, tâm huyết. Và, tôi thích cách nhìn người và nhìn đời
sắc sảo mà không áp đặt. Tôi cũng thú vị
câu thơ kết của anh mà theo tôi, nên tách ra, đứng riêng một khổ:
“Rồi tâm hồn ta lại thấy ước mơ.”
Hà
Nội, tháng 11/2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét