Nguyễn Hoàng Sơn
NGUYỄN
HOÀNG SƠN VÀ NHỮNG CÁI CHAI…THƠ
Đọc Đợi mắt nhìn mới nở, tập
thơ của Nguyễn Hoàng Sơn, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2010.
Vũ
Nho
Tập thơ người lớn đầu tiên của Nguyễn Hoàng Sơn, một
tác giả viết cho thiếu nhi nhiều thành tựu là một tập thơ dày dặn với tổng số
118 bài. Tác giả chia thành ba phần với tên gọi Mùa xuân khó khăn, Ba tiếng và Tele
Café. Mùa xuân khó khăn có nội
dung thơ thế sự, đời thường; Ba tiếng
gồm những bài thơ tình và phần còn lại đúng như cái tên “tây” của nó, là những
bài thơ viết nhân các chuyến đi nước ngoài. Nhìn chung thì sự phân chia nào
cũng có tính tương đối mà thôi. Ví như thơ ở phần thứ ba, vẫn có thể chia hai để đưa gọn vào hai
phần trước.
Ấn tượng trước hết là sự nhận thức đúng đắn về thơ ca
và về vai trò của người viết. Tôi thích sự điềm tĩnh và tỉnh táo khi anh viết
về thơ mình, về công việc của mình và của những người bạn viết:
Nhưng dù thế
nào thì mỗi bài thơ
Cũng là một
cái chai ta thả vào năm tháng
Cái biển lớn
cuộc đời dẫu chẳng bao giờ cạn
Và không phải
cái chai nào con cháu cũng vớt lên!
Nhưng tôi
tin: dù nổi, dù chìm
Những cái
chai thơ
Cũng nói được
một điều đáng nói
Những
cái chai
Các bài trong phần Mùa xuân khó khăn đều
được ghi rõ thời điểm sáng tác ở bên dưới. Bắt đầu là bài Đi trong đêm thị xã với năm 1973, kết thúc bằng bài Đồng nghiệp với ngày tháng năm cụ thể
30/6/2005. Các bài trong phần Ba tiếng không ghi thời gian. Các
bài ở phần thứ ba viết trong chuyến đi Đức, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc
với thời hạn cuối là 4/10/2005. Như vậy có thể nói từ 1973 đến 2005, hơn ba
mươi năm nối nhau, có năm viết nhiều,
năm viết ít, có năm không viết bài nào, nhưng Nguyễn Hoàng Sơn đã cần mẫn, kiên trì thả vào biển văn chương,
biển lớn cuộc đời những cái chai thơ…
Có thể thấy dấu vết
thời gian lịch sử rất rõ qua những vần thơ của anh. Chẳng hạn thị xã Hòa
Bình năm 1973 có diện mạo :
Núi và núi
nhiều hơn nhà gác
Thị xã chạy
dài như không có bề ngang
Quán chợ
Phương Lâm dăm bảy cửa hàng
Sang phố Đúng
con đò đang đợi khách
Còn ít ỏi màu
tươi vui của gạch
Vách nứa mái
tranh- tặng vật của rừng
Đi
trong đêm thị xã
Và đây, Bưu điện ngã ba thị xã cũng rất chi là cụ thể,
ấn tượng trong khu phố nhà tranh:
Khu phố nhỏ,
dãy nhà tranh thân mật
Hoa gạo hoa
xoan nở báo chuyển mùa
Ta làm lụng
đợi chờ và trang thư chợt đến!
Bưu
điện ngã ba
Cài
thời khó khăn đó khi mà đài báo hiếm
hoi, trang thư được mong đợi đến bất ngờ là cả một niềm vui lớn.
Thơ Nguyễn Hoàng Sơn những ngày này
nhập trong không khí thơ thời ấy: kể nhiều, tả nhiều, bám sát các sự kiện đời
sống, giàu tính thời sự: Em về từ Trường Sơn, Bác Hồ về làng, Thợ cầu biên
giới, Phiên tòa, Tặng một ông “vua mực”,…Rất may là trong một loạt những chuyện
kể, tả và bình luận ấy, Nguyễn Hoàng Sơn viết bằng sự chân thành, trân trọng
“yêu mến những gì ta đã có” và anh đã
tạo được một số câu thơ ấn tượng. Chẳng hạn với những người dân làng Vạn Phúc,
anh khâm phục rồi tự bạch:
Những
người quanh năm rách áo đói cơm
Dám
nghĩ đến những gì xa hơn bát cơm tấm áo
Cha
mẹ sinh tôi nuôi tôi bằng hạt gạo
Mà
suốt đời chưa hiểu hết mẹ cha
Vạn Phúc
Với
phiên tòa người kĩ sư thiết kế rạp Nguyễn Trãi ( Hà Đông), anh nhìn thấy sự sụp
đổ đằng sau ngôi nhà đổ, thấy mất tất cả
ước mơ, danh dự, tiền của đổ theo. Những câu thơ trần thuật mà nghe đanh thép
hơn lời buộc tội của quan tòa :
Đồng tiền sẻ từ bát cơm mẹ anh
Đồng
tiền bớt từ viên thuốc người bệnh
Đồng
tiền cắt từ màu áo các em
Đồng
tiền rút từ khẩu phần người lính
Phiên tòa
Với
chuyện ông vua mực mà báo chí ca ngợi rầm rộ một thời, Nguyễn Hoàng Sơn cũng có
được một cách nhìn vượt ra ngoài sự kiện mang tính khái quát:
Thế
kỉ này quá nhiều điều kì quặc
Tin
nhau đã khó rồi nói gì đến phục nhau
Và
nhân nghĩ về mực, anh nghĩ về chữ nghĩa : “ Chữ
nghĩa là quan tài trong mộ địa thời gian” ( Tặng một ông “vua mực”).
Trong thời kì đất nước khó khăn ấy mà
biết bình tâm “Ta làm lụng đợi chờ” là một thái độ công dân nghiêm túc. Cũng
như thế, Nguyễn Hoàng Sơn không hướng về quá khứ, không ước ao quá khứ mà tỉnh
táo khẳng định:
Ngày
xưa
Không
đối lập với bây giờ
Quá
khứ ấy khởi nguồn cho hiện tại
Cái
quả đắng chúng mình đương hái
Hạt
giống nào cũng gieo tự ngày xưa
Ngày xưa
Không
thấy kiểu làm dáng với nỗi buồn, coi nỗi buồn như đặc sản tâm hồn của những cây
bút khác. Nguyễn Hoàng Sơn tự phân tích nỗi buồn của mình : “ Tôi không có gì
để buồn… Sao tôi vẫn buồn?”. Thì ra đấy là nỗi buồn của người cả nghĩ :
Những
vạt trứng tình yêu đêm nay
Nở
làm sao giữa bốn bề sỏi đá?
Chúng
ta yêu nhau trong những cái tổ bê tông
Có
thông minh hơn lũ ếch kia không?
Đêm vùng Bưởi
Cũng
là nỗi buồn của người hay lo. Lên Tam Đảo, Nguyễn Hoàng Sơn viết câu thơ về ý
tưởng thì không có gì mới so với câu tục ngữ, nhưng nó vẫn làm chúng ta giật
mình vì cái hiện thực trớ trêu:
Trạm
kiểm lâm chung sân với nhà hàng thịt chó
Trong
bát rựa mận bốc thơm liệu có lẫn thịt rừng?
Điều
chắc chắn là chúng được hầm bằng củi nỏ
Tam
Đảo thấp dần sau mỗi bữa ta ăn!
Lo xa
Thăm
nghĩa trang Dân chủ ở Kwang Ju Hàn Quốc, tác giả đã có những cảm nhận thật sâu
sắc về Dân chủ và cái giá của nó ở trên đời:
Cổng
Dân chủ không rộng thế này
…
Đường
Dân chủ không êm thế này
…
Hạt
Dân chủ không treo cao thế này
Hạt
Dân chủ vùi trong đất
Âm
thầm mục nát
Nước
mắt tưới đã nhiều chưa dễ mọc thành cây
Thăm nghĩa trang
Dân chủ ở Kwang Ju
Có
thể thấy sự sắc sảo của nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn trong những câu
thơ thế sự.
Về mảng thơ tình yêu, tác giả cũng có những đóng góp
riêng. Cũng như bất cứ người si tình nào, nhà thơ sẵn sàng đóng vai hiệp sĩ:
Mọi
tội lỗi thế gian anh sẵn sàng đón nhận
Nếu
biết mình không có lỗi với em
Anh có lỗi gì
không?
Và
đây là lời nói chân thành:
Niềm
vui vốn dĩ không nhiều
Đến
như nỗi nhớ cũng ngèo lắm em
Thở dài
Cứ tin
vào cái đẹp/ Giữa cuộc đời bán mua (
Tự trách), nên tác giả trân trọng nâng niu những gì mình có, mình yêu. Những
bài thơ hay về tình yêu của Nguyễn Hoàng Sơn là bài viết về tình yêu gia đình. Nhưng quả thực, Tiễn em, Tiễn con gái lớn về nhà chồng là những
bài thơ cảm động được nhiều người yêu thích.
Nguyễn
Hoàng Sơn từng khâm phục và ca ngợi những nghệ sĩ đàn anh khi “tuổi dù xế” vẫn
loay hoay mong muốn góp thêm nét đẹp cho đời. Giờ thì đến lượt anh “nhọc lòng đeo đuổi mấy vần thơ”. Vẫn
biết những cái chai thơ anh thả không phải cái nào cũng được vớt lên. Nhưng anh
có lí khi tin và khẳng định:
Những cái
chai thơ
Cũng nói được
một điều đáng nói
Còn tôi thì tin rằng trong số những cái chai thơ của
các nhà thơ ta được con cháu sau này vớt lên, sẽ có những cái chai thơ của
Nguyễn Hoàng Sơn ở cả mảng thơ thiếu nhi và thơ cho người lớn.
Hà Nội, những
ngày trước thềm Đại hội nhà Văn Việt Nam lần thứ VIII.
V.N.
Bác ơi cho em gửi lời cảm ơn Bác Nguyễn Hoàng Sơn về bài thơ em yêu quý: 'Tiễn con gái về nhà chồng'.
Trả lờiXóaQua thơ bác Sơn mà Bác dẫn, những ngẫm suy và thế sự... lời nói chân thành:
Niềm vui vốn dĩ không nhiều
Đến như nỗi nhớ cũng nghèo lắm em
Chúc Bác Sơn và Bác Nho, yêu đời, yêu thơ và mùa xuân mãi mãi!
Cám ơn bác VANPHAM! Tôi sẽ chuyển lời cảm ơn của bác tới nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn!
Trả lờiXóaVũ Nho Ninh Bình