VIỆT
NAM
MỘT TÌNH YÊU LỚN
Đọc
Khúc hát thành Cổ Loa của Ke-vin
Bô-oen, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2011
Vũ Nho
Các
nhà thơ nổi tiếng nước ngoài khi đến Việt Nam thường có thể rất xúc động và
viết được một hoặc vài bài thơ về xứ sở
lạ kì. Nhưng viết cả một tập thơ về Việt Nam thì có lẽ thật hiếm hoi. Kê vin Bô- oen là một
trong số những người hiếm hoi đó. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có lí khi
gọi tình cảm của Kê vin Bô oen với Việt Nam
là “một tình yêu nhẫn nại”. Chỉ có tình
yêu lớn, tình yêu mạnh mẽ mới có phẩm chất nhẫn nại đó.
Tôi
muốn bắt đầu với bài thơ Chơi bóng rổ với
Việt Cộng . Kê vin đến Việt Nam
không phải để làm thơ, mà đến trong tư cách một người lính trong đội quân xâm
lược.
Kẻ
thù của chúng ta và trâu bò của họ
Hòa
lẫn vào cây cỏ đất đai
Người
lính ấy coi Việt Nam
là kẻ thù. Và tất nhiên chúng ta cũng coi anh là kẻ thù. Nhưng anh đã sớm nhận
ra sự sai lầm. Anh đã nhận ra tính chất phi nghĩa của cuộc chiến. Anh đã yêu
mến, khâm phục, trân trọng những “kẻ thù” của mình. Và những kẻ thù đó đã đến ở
dưới mái nhà anh, cùng anh chơi bóng rổ, môn thể thao mà người Mĩ các anh yêu
thích. Những tình cảm thân thiện trìu
mến, anh dành cho người ở chiến tuyến bên kia:
Những
đường bóng gọn gàng tới đích đẹp làm sao
Ông
nâng chân trái lên
Hai
cánh tay lượn từ sau ra trước
Quả
bóng bay theo quỹ đạo cầu vồng
Một
, hai, ba,…rồi mười lần trúng đích
Và
nụ cười của người chơi bóng được nhà thơ cảm nhận : “Đó là món quà để con người hạ súng”.
Kê vin đã hạ súng, và đã làm rất nhiều
vì sự hòa giải của hai quốc gia, hai đất
nước. Và anh đã trở thành nhà thơ, sứ giả của hòa bình, thân thiện.
Có thể thấy trong tập thơ nhiều tên đất, tên người khắp ba miền Bắc- Trung –Nam.
Kê vin đã in dấu chân mình, đã để lại tình cảm của mình, và những vùng đất, những
con người cụ thể đã để lại dấu ấn sâu
đậm trên những vần thơ của anh.
Tôi thống kê những người Kevin ghi lời
đề tặng:
Nguyễn
Quang Sáng, B.W. & P.T.D ( Brucce Weigl & Phạm Tiến Duật?), Thích Thiện
Hạnh, Thủy, Vũ Tú Nam,
Lê Cao Đài & Vũ Giáng Hương. Hà Khánh Linh, Lưu Quang Vũ & Xuân Quỳnh,
Nguyễn Duy, những công nhân tật nguyền ở An Dương, 5 bạn văn Mĩ. Có hơn mười người bạn Việt Nam có tên và một tập thể công nhân
không tên. Kê vin có rất nhiều bạn Việt Nam và
Mĩ. Đúng như đoạn thơ anh viết về Hồ Tây:
Ôi những
người bạn của tôi, nếu họ tiếp tục đến
Tôi nghĩ bóng
của họ sẽ tạo nên một chiếc cầu
Mà mỗi linh
hồn nghèo nàn của chúng ta đều có thể vượt qua
Bức thư từ phía Bắc
Và tên đất thì nhiều không đếm hết. Nhưng điều quan
trọng với nhà văn, nhà thơ không phải
chỉ là đi nhiều, gặp nhiều. Quan trọng nhất là xúc cảm và những tình cảm
nảy sinh trong những chuyến đi. Có thể thấy là Kê vin đã đọc rất kĩ lịch sử
vùng đất mà anh đặt chân tới. Phải rất yêu thương, trân trọng và gắn bó mới có
thể nhìn cảnh vật của một đất nước xa lạ với chiều sâu lịch sử và bí ẩn.
Đến Cổ Loa, nhà
thơ nhìn thành Cổ Loa với truyền thuyết, với lịch sử và với những khám phá
riêng, trộn lẫn hiện tại và quá khứ, trộn lẫn hiện thực với tưởng tượng:
Thành
Cổ Loa thẳm sâu trong truyền thuyết
Khi
những hồn ma núi Tam Đảo ngăn cản xây thành
Đêm
nay, từ những bức tường thành xưa hoang vắng
Những
bóng hình mờ ảo xuất hiện mông lung
Khiến
gió kêu lên trong những con mương hẹp
Và
thấp thoáng những người đi bắt ốc
Đèn
trong tay hoặc gắn trên đầu
Như
những người thợ mỏ
Từ
ban công nhà khách
Tôi
nghe tiếng họ và rùng mình
Khi
bóng của những người lính gác xưa hiện lên trên thành cũ
Khúc
hát thành Cổ Loa
Về
chùa Keo Thái Bình, nhà thơ nhớ đến Bùi Viện, người
Lênh
đênh trên thuyền đi khắp thế giới một năm trời
Để
bước vào văn phòng của Tyler
Yêu
cầu ông giúp đuổi người Pháp đi
Tôi
nghĩ không phải ai đến chùa Keo, đến Thái Bình cũng biết về Bùi Viện, người đã
hai lần sang Mĩ gặp tổng thống vào các năm 1873 và 1875 xin giúp đuổi người
Pháp đi.
Nhà
thơ tỉ mỉ không kém Nguyễn Tuân của chúng ta khi viết về chuông chùa và
Ba
mươi chín tảng đá trong chiếc giếng chùa
Gõ
những tiếng thúc giục sự sinh sôi
Giục
gieo hạt thóc
Chèo thuyền tới
Thái Bình
Với
một tình yêu lớn, thơ Kê vin ghi lại những nét bình thường, dung dị của cuộc
sống Việt Nam mà anh muốn khám phá. Rất nhiều
hình ảnh sinh hoạt, lao động của những
người bình thường đã được anh trân trọng, nâng niu. Một đám cưới, một đám ma,
một cuộc nhậu, một đêm nghe hát, một đêm thơ, một lần thiền tịnh, một buổi xúc
cát, một khoảnh khắc Bến Hiệp, một ca
làm trong xưởng của những người khuyết tật… Tất cả vào thơ Kê vin, vừa quen mà
lại vừa lạ với chúng ta. Bởi vì tất cả được soi sáng bởi sự thân thiện và khám
phá bằng hồn thơ từ một nền văn hóa
khác.
Đây, một quán nước thành phố trong đêm mưa lạnh:
Một cô gái trẻ và em trai cô thu mình trong
chiếc áo khoác
Bên
một bếp than
Họ
chào bán sự ấm áp của mình
Một
chiếc ghế gỗ, rượu mạnh, thuốc lá Lào, chè đặc
Bức thư từ
phía Bắc
Một
cảnh làm việc cần mẫn, vất vả mưu sinh của những người lao động:
Họ
lao động cả ngày
Lưng
họ trải ra
Giống
như tấm vải dưới ánh nắng mặt trời
Những
chiếc áo đen mở ra, ướt đẫm
Mồ
hôi và nước sông
Những người xúc cát
ở Huế
Kê
vin là người nhạy cảm và tinh tế. Năm 1969, là một người lính quân dịch, anh đã
nhìn thấy, cảm thấy những gì trong ánh mắt của một bà già:
Từ
khóe mắt
Cái
nhìn chằm chằm
Chắc
là bà đang cầu cho chúng tôi chết đi
[…]
Lời
cầu nguyện của bà rơi xuống như tên lửa
Làm
vỡ những trái tim hối hận
Chùa ở Quán Lợi năm
1969
Sự
nhạy cảm đó đã làm anh đốn ngộ về ý nghĩa cuộc chiến. Và nhạy cảm như thế cho nên anh luôn bị ám ảnh.
Anh viết Bài ca Diôxin để đánh thức
mọi người, để nói to lên cơn thịnh nộ lặng câm:
Hình ảnh những cái đầu dữ tợn, thân mình gù
như cá đánh thức anh mỗi đêm
Nơi nào đó
chúng trôi nổi trên bầu trời chúng ta
Nơi nào đó
những gì không chết đang sống trong cơn thịnh nộ lặng câm.
Bài
ca Dioxin
Rồi sau này, qua những chuyến đi, bằng thơ ca, bằng
những hoạt động không mệt mỏi, anh khám
phá ra rằng Việt Nam
“ từ một nơi của chiến tranh và những người lạ nguy hiểm trở thành một nơi
giống như ngôi nhà thứ hai, nơi có bạn bè và gia đình, nơi khích lệ và nuôi
dưỡng tinh thần” ( lời Kê vin Bowen, trang 19).
Với tình yêu lớn của mình, Kê vin đã
gặp gỡ bao nhiêu số phận, bao nhiêu cuộc đời của những người Việt : “ Những mảnh đời vô danh đi qua chúng tôi/ Có
quá nhiều/ Không đủ thời gian để gọi tên” ( Bức thư từ phía bắc). Nhưng những
cuộc đời đó không đi qua và mất hút. Họ
đã ngưng lại trong thơ của Kê vin. Họ cho Kê vin , những người bạn anh, cả nước
Mĩ và toàn nhân loại thấy rằng “ Việt Nam sống trong một ánh sáng khác
với phần còn lại của thế giới” ( lời Kê
vin trang 17).
Kê vin đã khám phá ra bao nhiêu điều
kì lạ Việt Nam:
Phụ
nữ Hà Nội có thể làm ai mê mẩn như đã chết chỉ bằng một ánh nhìn
Trên đường Mai Hắc
Đế
Một
thiếu phụ nắm cánh tay tôi
Lời
chúc tụng cũng nồng nàn như rượu
Tại nhà hàng Đông
Dương
Gần
ao cá, ánh dương chiều muộn
Nhóm nông dân trở về từ cánh đồng
Áo trắng họ nhấp nhô như đàn chim vỗ
cánh bay
Đường tới Sơn Tây
Và đây nữa:
Trên con đường ven hồ
Những người đàn bà lặng lẽ quét rác
Và gió làm tung lên từng lớp
Sương mù sau lưng họ
Quá đẹp, bạn chỉ có thể ngắm nhìn
Những vị Thánh giáng trần,
Đang hóa thân vào
Những ngón tay quét đường của họ
Phố Hai Bà Trưng
Không thể kể hết
những điều mà Kê vin Bowen đã thành công
với tập thơ Khúc hát thành Cổ Loa.
Trong bài thơ Hồ Thiền Quang, với giải nghĩa tên hồ là Ánh sáng của Phật, Kê vin đã viết:
Điều
tôi không biết là chúng ta có thể
Thấm
đẫm những người chúng ta yêu
Sâu đến
mức tuyệt đối vào cơ thể chúng ta.
Chúng
ta có thể gắn với họ
Như
Một...
Kê vin đã gắn bó
với Việt Nam bằng một tình yêu lớn. Anh là nhà thơ, công dân danh dự của Việt
Nam. Việc Kê vin nhận Huy chương vì sự nghiệp văn hóa của Hội nhà văn Việt Nam,
nhận giải thưởng Phan Chu Trinh vì những đóng góp trong việc truyền bá văn học,
văn hóa Việt Nam vào Mĩ, và cả việc chúng tôi đã có mặt chật hội trường đêm ra
mắt tập thơ Khúc hát thành Cổ Loa là
minh chứng cho điều đó.
Hà Nội,
23/4/2011
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét