ĐỌC TUYỂN THƠ THẤY MỘT ĐỜI
NGƯỜI
Đọc Tuyển thơ VÂN LONG, nxb Hội Nhà văn 2013
Vũ Nho
Tôi mượn câu thơ của nhà thơ
Vân Long viết tặng nhà thơ Quang Dũng để
đặt tên cho bài viết nhỏ này.
Quả thật 222 bài thơ trong
tuyển cho thấy một đời người, một đời nhà thơ có nét gì đó tương đồng với bạn của mình:
Lang thang biển, lang
thang rừng,
lang
thang tâm tưởng
Tìm cái
Đẹp cho cuộc đời định hướng
Vân Long không lang
thang, nhà thơ đã bám trụ với Hải Phòng
mười năm, đã gắn bó với Hà Tây xứ Đoài mây trắng nhiều năm, và trở về Ngõ Tràng
An của Hà Nội, nhưng tâm tưởng ông đã trải rộng tới nhiều miền của đất nước.
Vân Long sớm có tên trên văn đàn. Và Vân Long cũng rất bền
bỉ với thơ, như câu thơ ông khiêm tốn tự đánh giá:
Thơ và đời
lặng lẽ…
Đêm chờ xét nghiệm
Tôi muốn thảo luận lại với
nhà thơ chút xíu về ấn tượng của mình.
Sống những năm tháng sục sôi,
quyết liệt của Hải Phòng trong thời kì
chống Mĩ, những năm tháng Hải Phòng bị hủy diệt bởi B52, Hải Phòng bị phong tỏa
bằng thủy lôi, đời và thơ Vân Long đâu
có lặng lẽ. Nhà thơ đã sống cuộc sống hào hùng với người dân thành
phố - những - con –tàu, thành phố hiên ngang:
Phản lực Mỹ
đánh Hải Phòng một ngày ba trận
Ngày
ba lần đống xác chúng cao thêm
Hải Phòng, đêm mùa thu 1967
Ở đây, nhà thơ đã sát cánh
với những người thợ : cô gái Thảm Len, bác lái xe goòng, bác thợ điện, người
thợ lò, người thủy thủ già, những người
công nhân “ phơi phới áo xanh”.
Cơn địa chấn
chuyển rung thành phố
Chúng
tôi đứng nguyên vị trí của mình
Chạy
máy, làm thơ…
Kỉ niệm Đỏ
Và tiếng thơ của ông đã ngân vang trong dàn đồng ca thơ chống Mĩ ca
ngợi Hải Phòng. Những câu thơ sẽ còn mãi trong trí nhớ về vẻ đẹp những người
dân thành phố cảng:
Những mặt
người hồng hào nắng gió
Những
mắt người sao sáng long lanh
Người thủy thủ trở về
Cũng chính vì gắn bó máu thịt
với Hải Phòng “ Mười năm lo toan cùng
thành phố buồn vui” mà ông đã có những câu thơ rưng rưng về Nguyên Hồng,
một công dân danh dự của thành phố:
Căn phòng ấy tôi đón
ông
Ào vào
cùng cơn bão số Bảy
Ba lô
bản thảo căng phồng
Lủng
củng chai lọ, bi đông
Áo mưa lính
lòa xòa
Chòm
râu thưa sũng nước
Nhớ Nguyên Hồng
Và nhà thơ đã thấy mình “ Tôi
là cây ngô đồng bên bờ sông Lấp” ngày đêm lắng tiếng sóng ấp iu bờ.
Hải Phòng những ngày ấy đã cho cuộc đời, cho thơ Vân Long
những gì vô giá mà một người viết ước ao.
Theo những địa danh có trong mỗi bài thơ, có thể thấy nhà
thơ Vân Long đã có mặt, đã in dấu chân
nhiều nơi trên đất nước: Hòa Bình, Sơn Tây, Cao Bằng,
Nghĩa Lộ, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Huế, Bình Định, Nha Trang, Đồng Nai, Sài Gòn… và cả một vài thành phố
nước ngoài.
Nhưng có lẽ ngoài Hải Phòng, thành phố mà nhà thơ gắn bó
nhiều là Hà Nội. Hà Nội với nhiều địa danh, với ngôi nhà như “ cái tổ ”. Hà Nội với Ngõ
Tràng An vương kỉ niệm thời thơ ấu suốt
năm mươi năm. Hà Nội “ Chi chit dấu chân
dĩ vãng/ Con người đan năm tháng/…Lắm kỉ niệm/ Lắm điều day dứt” ( Thành
phố này!). Hà Nội với nhiều lần đổi thay chỗ ở và với căn nhà mới:
Nhà thì không số, phố
không tên
Thư đến
không mong, bạn khó tìm
Thơ mới
đọc chuyền qua điện thoại
Ve đàn, ếch đệm, líu lo chim...
Nhà mới
Đúng là một Vân Long hóm hỉnh.
Sực nhớ tới bài thơ “Lầm” của
nhà thơ đã từng được tạp chí Thế giới
trong ta lấy làm đề bài cho cuộc thi bình thơ:
Gần nhau non buổi chiều
Ngẩn ngơ tròn buổi tối
Đường về quên mất lối
Rẽ lầm tới…nhà em
Cái nét hóm hỉnh vui tươi đó của Vân Long theo suốt hành trình thơ của
ông, dù ông đã nhiều lần “lột xác”, thay đổi quyết liệt để thơ bắt kịp với nhịp
sống và bước đi của thời đại.
Nhớ đến thơ Vân Long là
nhớ đến những câu thơ giản dị, thanh đạm, có vị hóm hỉnh như nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn đã nhận xét : “ Thơ
anh cũng thanh đạm, giản dị như con người, như cách tiếp khách của anh, không
định gây ấn tượng, không “hù dọa” ai nhưng ngẫm kĩ thì có vị, có tình, đọc lâu, đọc
quen thì ngấm và mến” ( Văn đàn – Thời sự và bình luận, nxb Văn học, 2003,
trang 379).
Xi dẫn ra đây một vài câu
thơ có vị và có tình ấy của nhà thơ:
Cơn
mưa bất chợt
Thương tôi ướt em che chung áo
Vũ trụ nhạt nhòa
Tôi còn biết gì hơn
Tóc hai đứa khô nhưng đôi môi ướt
Mệnh số
Em như cơn gió thổi qua ngang
Trẻ đến làm đau cả lá vàng
Thu
cảm
Một đời nhà thơ đã chi chút, đã thủy chung gắn bó với thơ, nhẫn nại, cần cù như con ong thợ “ Ghé triệu bông hồng, cánh ong cần mẫn/ chỉ
chắt ra chút mật mà thôi” ( Triệu bông hồng). Có thể thấy sự băn khoăn trăn
trở của nhà thơ, và cả sự lao tâm khổ tứ
để có được những thi phẩm xứng đáng dâng tặng cho bạn đọc, cho đời. Nhà thơ tâm
sự với con:
Bài thơ bố lo toan
Trở trăn bằng trăm cách
Bản
nháp
Và ông nói với bạn đọc hay tự nói với mình
Nghiền ngẫm cả mùa thu
Một câu thơ hư ảo
Mười lăm năm sau mới đưa được câu thơ
lên trang
báo
Khói
thơ
Những năm tháng hào hùng
trong chiến tranh, những tháng ngày tất
bật, bộn bề lo toan với cuộc sống đời thường. Tất cả đã in dấu ấn trong tuyển
thơ này của Vân Long.
Ở trên, tôi có “thảo
luận” có ý tranh luận chút xíu với nhà thơ về câu thơ tự đánh giá của ông: “
Thơ và đời lặng lẽ”. Nhưng nghĩ lại, thấy không ai hiểu nhà thơ bằng chính ông.
Tất nhiên, phải thấy sự khiêm nhường trong cách đánh giá đó. Nhưng nếu đi tìm kĩ nguyên do, thì lại thấy không phải là không có lí để đánh giá
như vậy. Bởi vì rằng Vân Long không bao giờ thích khoa trương, tạng của ông
không bao giờ hợp với giọng chính luận, thơ
của ông không phải thơ đọc quảng trường. Cách sống của ông là chan hòa,
nhòa lẫn giữa mọi người. Giọng thơ của
ông là giọng thủ thỉ, tâm tình, nhẹ nhàng, sâu lắng... Vì thế mà dễ bị “chìm”.
Ông bằng lòng với sự“chìm”, với sự khuất lấp đó. Như người ca sĩ sẵn sàng hát
bè trầm trong dàn hợp xướng. Nhưng chính
bè trầm là một bè không dễ,
và bè trầm luôn luôn có một vẻ đẹp riêng.
Lặng lẽ. Vâng. Nhưng không phải là không ẩn chứa sức vươn mạnh mẽ của
những ngọn cây cao:
Nõn lá tủa ra quyết liệt
Ngọn cây
Lặng lẽ, nhưng là cuộc sống thanh thản, giản dị, ngập tràn niềm vui:
Trồng thêm mươi khóm hoa
In thêm vài cuốn sách
Cháu ríu rít trong nhà
Chim lanh chanh trước cửa
Đêm chờ xét nghiệm
Đời và Thơ của Vân Long xứng đáng để cho chúng ta kính trọng!
Hà
Nội, tháng 2/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét