Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

SƠN TRẠI TẢN VĂN DƯ HOA



                                                                                             Vũ Công Hoan

SƠN TRẠI

                                                         TẢN VĂN

                                                           DƯ HOA

                                                VŨ CÔNG HOAN dịch

          Có thể từ rất nhiều góc độ khác nhau kể chuyện Trung Quốc đương đại. Ở đây tôi chọn kể chuyện sơn trại, vì nó là chuyện thần thoại quốc gia trên ý nghĩa dân gian.
         
           Ý nghĩa đầu tiên trong tiếng Hán, thì từ sơn trại là chỉ những sơn trang xây công sự phòng thủ có hàng rao bao bọc, về sau phát triển thành chốn nghèo khổ, nơi cư trú của người nghèo và doanh trại mà các hảo hán rừng xanh cũng như bọn trộm cướp thổ phỉ ngày xưa chiếm giữ. Ngữ vựng này cũng có hàm nghĩa không bị quan chức nhà nước kiểm soát.
         
          Những năm qua,  đi đôi với sự lưu hành máy điện thoại di động Sơn Trại giá rẻ và tính năng hoàn hảo, từ “Sơn Trại ” làm cho “mô phỏng” có hàm nghĩa hoàn toàn mới, đồng thời biên giới của nghĩa từ vốn có của “mô phỏng” cũng bị loại bỏ, con dấu thị thực không cần nghĩa từ như làm giả, xâm phạm bản quyền, không qui phạm, đùa cợt, trò xấu...cũng có thể vượt biên đi vào“mô phỏng” trở thành thần dân của Sơn Trại. Có thể nói sơn trại là từ vựng có tinh thần chủ nghĩa vô chính phủ nhất trong tiếng Hán hiện nay.
         
          Điện thoại di động ban đầu bắt chiếc tính năng và hình thức bên ngoài của mác sản phẩm như Nôkia, Sam sung. Sony- Ericsson, hơn nữa lấy cái giả làm rối loạn cái thật, mệnh danh sản phẩm của mình là Nkir,Samsing, suny- Ericcsun. Điện thoại di động sơn trại sao chép sản phẩm chính quy nên tiết kiệm được chi phí nghiên cứu mở mang, giá của nó chỉ bằng một phần năm sản phẩm chính qui, thậm chí rẻ hơn. Mà lại nhiều tính năng, kiểu dáng mới, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường của người tiêu dùng hạng vừa và  hạng thấp.
         
          Qui mô của ngành nghề sơn trại sau khi nhanh chóng mở rộng,mác sản phẩm điện thoại di động của nó cũng phong phú đa dạng, có một kiểu điện thoại di động sơn trại tung ra thị trường mới nhất,mượn danh của trường đại học Ha vớt của Mỹ, tự xưng là “Ha vơt thông tin” chế tạo,  lại còn để tổng thống Mỹ Ô ba ma là người đại diện phát ngôn kiểu máy điện thoại di động sơn trại này, để ông Ôba ma mỉm cười xuất hiện trên quảng cáo tuyên truyền điện thoại di động sơn trại. Nụ cười mỉm của Ôba ma đã rải ra khắp các nơi trên thế giới, là nụ cười nổi tiếng nhất trên thế giơí hiện nay, cũng là nụ cười có quyền thế nhất, bây giờ lại được kẹp giữ trên quảng cáo máy điện thoại di động sơn trại của Trung Quốc. Trên quảng cáo điện thoai di động sơn trại, Ôbama mỉm cười nói:
          - Cơn lốc 9500BlokBenrri cuả tôi.
          Ô ba ma là tượng trưng hôm nay của giấc mộng nước Mỹ chảy daì mãi mãi, có lẽ ông ta vẫn không mộng tưởng được sự việc ly kỳ như thế này.Khi người Mỹ  nhìn thấý tổng thống của họ lại là người đại diện phát ngôn quảng cáo điện thoại di động sơnt trạiTrung Quốc, có thể sẽ ngạc nhiên há mồm trợn mắt. Người Trung Quốc chúng tôi lại không cho là thế, sơn trại hóa Ô ba ma một cái có gì là không được? Trung Quốc ngày nay,ngoài người lãnh đạo đảng và nhà nước đang tại chức không được động đến, những người lãnh đạo đảng và nhà nước đã về hưu vẫn còn sống cũng không được động đến. Bất cứ người nào khác đều có thể bị sơn trại hóa, có thể bị đưa ra làm trò cười và trêu chọc, có thể  bị tùy ý mô phỏng và tùy ý bôi bác.
         
          Mạo Trạch Đông đã từng là lãnh tụ vĩ đại, người thầy vĩ đại,thống soái vĩ đại, tay lái vĩ đại, sau khi mất 43 năm, cũng giống như Ô ba ma, trở thành vai chính của quảng cáo son trại Trung Quốc. Ngày mồng 1 tháng 10 năm nay, hay nói cách khác nhân  dịp quốc khánh 60 năm,hai bên cửa chính của một KTV ở nơi nào đó của Triết Giang, mỗi bên treo một áp phích sơn trại màu đỏ khổng lồ. Trên áp phích sơn trại Mạo Trạch Đông mặc quân phục, đầu đội mũ quân đội, tay cầm mi cơ rô, cất cao ca khúc màu đỏ. Tư thế hát của ông không hề có phong cách lãnh tụ khi ông còn sống, nhìn vào là một viên quan nhỏ địa phương đêm đêm trà trộn trong hội đêm KTV. Phía dưới bên phải của áp phích còn liệt kê hơn mười bài hát màu đỏ như “Hôm nay là ngày sinh nhật của anh”. “Tổ quốc tôi”, “Trung Quốc - Tôi yêu Nguời”, “ Người Trùng Quốc”, “ Ca ngợi Tổ quốc”.
          Lúc này, nhân viên công tác của KTV kiêu hãnh nói:
          - Tranh áp phích treo hôm mồng một tháng mười, chúng tôi chúc mừng ngày hội lớn quốc khánh bằng hình thức này.
         
          Năm 2008, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, tỉnh Hồ Năm quê hương của Mao Trạch Đông, từ cả nước chọn ra Mao Trạch Đông sơn trại, với mục đích là để các Mao Trạch Đông sơn trại giống như mồi cá cuốn hút cá đến cắn câu, vẫy gọi càng nhiều khách đến Hồ Nam tham quan du lịch. Noi theo lối nói của một quan chức văn hóa địa phương là:
          - Đây là một sáng kiến mới của cải cách thể chế văn hóa tỉnh chúng tôi, cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành du lịch văn hóa tỉnh tôi.

         
          Một trăm ba mươi vị Mao Trạch Đông sơn trại từ bốn phương tám hướng ùn ùn kéo đến, trải qua một loạt trình tự thi đấu của lãnh tụ sơn trại, cuối cùng đã chọn ra  mười ba vị Mao Trạch Đông sơn trại vào tranh giải cuối cùng.
         
          Mười ba vị Mao Trạch Đông sơn trại ngồi thành một hàng trên sân khấu họp báo, trên cằm vị nào cũng nhất loạt dán một nốt ruồi Mao Trạch Đông bản sơn trại.Có mấy vị Mao Trạch Đông mác sơn trại còn mô phỏng kiêu dáng Mao Trạch Đông khi còn sống, tay cầm điếu thuốc, bác chân chữ ngũ. Mao Trạch Đông chính bản khi nói chuyện mang giọng Tương Đàm chính bản, thế là trong thời gian họp báo trên sân khấu vang lên râm ran giọng Tương Đàm sơn trại Mao Trạch Đông sơn trại. Những Mao Trạch Đông sơn trại này phần đông đều mặc quần áo Tôn Trung Sơn và quân phục, có một vị đội mũ bát giác thời Mao Trạch Đông trường chinh. Kiểu tóc của những vị khác đều là chải về sau kiểu Mao Trạch Đông. Mười hại vị Mao Trạch Đông sơn trại, mỗi vị một độ tuổi. Họ tuyên bố mình đại diện bản sơn trại của Mao Trạch Đông các thời kỳ khác nhau, có Mao Trạch Đông sơn trại thời kỳ Tỉnh Cương Sơn, Mao Trạch Đông Sơn trại thời kỳ trường chinh, còn có cả Mao Trạch Đông sơn trại thời kỳ đại điển khai quốc...
         
          Một vị Mao Trạch Đông sơn trại tỏ ra tràn đây niềm tin vào hình dáng của mình, kiên trì không hóa trang. Có một vị Mao Trạch Đông sơn trại tuy có hóa trang, nhưng tuyên xưng “ trạng thái nguyên nhất của tôi”. Một vị Mao Trạch Đông sơn trại khác tay cầm mi cơ rô, nói bô bô với dân chúng ngồi đen ngòm ở dưới:
          - Tôi năm nay tuy đã bước sang tuổi115, nhưng trông thấy diện mạo bà con, tôi đã trẻ lại như bây giờ!
          Còn một vị Mao Trạch Đông sơn trại nữa, vừa bước lên sân khấu đã mô phỏngMao Trạch Đông đọc diễn văn mừng đại lễ quốc khánh.
-         Chào các đồng chí...
          Giọng Tương Đàm sơn trại của vị Mao Trạch Đông sơn trại này lập tức nổi lên những tràng vỗ tay như sấm dạy. Quần chúng ở bên dưới hoan hô rầm rầm:
-         Chào Mao chủ tịch!
Mao Tạch Đông sơn trại tiếp tục bắt chiếc giọng Mao Trạch Đông:
-         Nhân dân muôn năm...
Quần chúng ở bên dưới hô ầm ầm như núi gào biển thét:
-         Mao chủ tịch mưôn năm!
         
          Mấy năm qua Mao Trạch Đông luôn luôn bị sơn trại hóa. Ly kỳ nhất là chuyện
ở vùng X tây nam Trung Quốc lại xuất hiện Mao Trạch Đông sơn trại là đàn bà. Môi giới truyền thông Trung Quốc lần lượt dùng “xuất thế hoành không” để hình dung, hình dung như thế trước kia chỉ thuộc về Mao Trạch Đông chính bản. Vị nữ sĩ 51 tuổi này sau khi hóa trang mình thành Mao Trạch Đông, đi trên đường phố, vẫy tay chào dân chúng vây xem, động tác giống hệt Mao Trạch Đông trên thành lầu Thiên An Môn vẫy tay chào quần chúng diễu hành, Quần chúng trên đường phố nhao nhao tranh nhau bắt tay Mao Trạch Đông bản sơn trại đàn bà này. Trên đường phố trong một thơì gian chen nhau chật đường, chặng đường ngắn mấy trăm mét bà phải đi hơn ba mươi phút.
         
          Mọi người cảm thấyMao Trạch Đông bản sơn trại đàn bà này càng giống Mao Trạch Đông bản sơn trại đàn ông mà chúng ta từng nhìn thấy. Đương nhiên cái giá và sự vất vả bà bỏ ra cũng cao hơn hẳn các Mao Trạch Đông bản sơn trại đàn ông. Bà ta đã vẩy mồ hôi như mưa để học tập mô phỏng mọi lời nói việc làm của Mao Trạch Đông nhằm đạt đến Mao Trạch Đông như hình như thần. Bà ta hóa trang mình thành Mao Trạch Đông, lần nào cũng phải đến hơn bốn tiếng đồng hồ, lần nào cũng phải chi2000 đồng nhân dân tệ chi phí hóa trang. Do người không đủ chiều cao, chân bà phải đi giầy cao gót che kín cao nhất. Mao Trạch Đông chính bản thân cao 183cm, mà bà chỉ cao không đầy 170cm. Qua quan sát cẩn thận tư thế đi đường của Mao Trạch Đông trong phim cũ, lại qua cần cù khổ luyện, Mao Trạch Đông bản sơn trại đàn bà đi giầy cao gót che kín, khi đi đường khiến người ta cảm thấy như  Mao Trạch Đông đi giầy vải đế phẳng đang bước đi.
          Sau khi điện thoại di động sơn trại thịnh hành ở Trung Quốc, các sản phẩm phỏng chế và ăn cắp bản quyền như máy ảnh số mã sơn trại, MP3 sơn trại, máy du hí sơn trại…ra đời như ong vỡ tổ, tiếp theo các nhãn mác sơn trại đã nhanh chóng mở rộng ra mì ăn liền,đồ uống,sữa bò, dược phẩm, bột giặt, giầy vận động viên…Về sau từ sơn trại lập tức khắc sâu vào các mặt đời sống của người Trung quốc.  Ngôi sao sơn trại, chương trình nghe nhìn sơn trại, quảng cáo sơn trại, ca khúc lưu hành sơn trại,đêm liên hoan đón giao thừa sơn trại, phi thuyền số 7 Thần chu sơn trại, sân thể dục quốc gia tổ chim sơn trại,thông qua mạng in tơ nét nhao nhao ra mắt, thứ nào cũng tỏ vẻ thần thông, rực rỡ một thời.
         
          Ngôi sao sơn trại chính là bắt chiếc ưu tú, cóvẻ giống kịch vui Mao Trạch Đông bản sơn trại, chỉ khác ở chỗ, Mao Trạch Đông sơn trại đòi hỏi giống hình, còn ngôi sao sơn trại chỉ là nhấn mạnh giống thần. Tuy dáng dấp khác nhau, chỉ cần mô phỏng ra thần thái và giọng của ngôi sao nào đó, cũng có thể đạt được hiệu quả hấp dẫn người xem.Có ngôi sao bản sơn trại, đi đôi với danh tiếng mình nổi lên, không còn chút hỏa mãn với ngôi sao chính bản như thần, còn phải ngôi sao chính bản như hình, không tiếc tiêu phí tiền và chịu đau đớn đi phẫu thuật và chỉnh hình hi vọng mình giống hệt như sinh đôi vơí ngôi sao chính bản bị mô phỏng, với dã tâm sôi sục đòi thăng cấp mình từ bản sơn trại lên chính bản, rồi lại đem chính bản vốn có PK thành bản sơn trại.
         
          Ca khúc lưu hành sơn trại và chương trình nghe nhìn sơn trại càng lắm vẻ nhiều màu, vừa là mô phỏng cũng là bôi bác. Tùy ý sửa đổi lời hát và ca khúc lưu hành. Sư trang nghiêm thành hài hước, sửa tốt đẹp thành thô tục. Khi diễn xướng cũng có ý làm chênh điệu, còn chương trình nghe nhìn sơn trại xuất hiện bằng hình thức tần số xem mạng in tơ nét thường là trào phúng chương trình nghe nhìn của nhà nước.
         
         CCTV, chương trình đưa tin tôngt hợp bảy giờ tối hàng ngày, bởi cứng nhắc và giáo điều, đã trở thành mục tiêu nóng sốt cuả sự bôi bác chương trình nghe nhìn sơn trại trên mạng. Có một bản sơn trại, khi phát “tin tức tổng hợp” trên mạng, các dân mạng đã nhìn thấy hai “chủ phát” hoàn toàn mới lạ. Hai “chủ phát”sơn trại này lợi dụng sự kiện bột sữa nhiễm độc, đầu tiên bằng ngữ điệu luôn luôn trang trọng của “tin tức tổng hợp”tuyên bố, “chủ phát ” cũ vì đã uống bột sữa “Tam lộc”(ba con hươu) bị nhiễm độc, đang cấp cứu trong bệnh viện, cho nên tạm đổi thành hai người của họ chủ trì “bản tin tổng hợp” hôm nay.
         
          Ngoài chuyện bôi bác chương trình thời sự truyền hình của nhà nước, trên mạng xuất hiện mấy “bản tin sơn trại” đã lên tiếng gay gắt đến vấn đề xã hội nhảy cảm, khi một số môi giới nhà nước ấp a ấp úng,thì “tin tức sơn trại”nói thẳng không kiêng kỵ, sau khi đưa tin chân thực, thì nhiều hơn vẫn là bình luận có tính chất cười cợt mắng mỏ và nói cạnh nói khoé.
         
          Cười cợt mắng mỏ và nói cạnh nói khóe là phong cách rõ ràng của “tin tức sơn trại”.Sau khi sự kiện bột sữa nhiễm độc được phát giác, không chỉ hàm lượng cyanori trong bột sữa trẻ em của  tâp đoàn Tam Lộc Thạch gia trang sản xuất vượt tiêu chuẩn  nghiêm trọng, mà rất nhiều bột sữa trẻ em các xí nghiệp chế phẩm sữa khác sản xuất cũng hoặc nhiều hoặc ít vượt tiêu chuẩn.Toàn bộ xí nghiệp chế phẩm sữa Trung Quốc bởi vì bột sữa Tam Lộc mà bị trọng thương. Bột sữa trong nước không ai hỏi đến, rất nhiều người không còn uống sữa bò. “Tin tức sơn trại” khi bình luận sự kiện này các xí nhiệp chế phẩm sữa giả mạo khác bị dính dáng mà chịu lỗ vốn lớn đã “oánh”lại tập đoàn Tam Lộc:
          - Chúng tôi bỏ một số xi ya nua vào  trong bột sữa, còn các người bỏ một số bột sữa vào trong xi ya nuya. Mẹ kiếp các người còn mất đức, còn khốn nạn hơn chúng tôi.
         
          Tháng 8 năm ngoái, sau khi liên hoan Ô lem pích Bắc Kinh khai mạc thành công, cơ quan môi giới truyền thông nhà nước Trung Quốc lên tiếng ca ngợi, tuyên bố một cách kiêu hãnh thế vận hội Ô lim pích khai mạc huy hoàng như vậy, xưa nay chưa từng có. “tin tức sơn trại” cũng nói như thế, chỉ có điều biến ngữ điệu thành trào phúng. “Tin tức sơn trại” bình luận:
          - Lễ khai mạc thế vận hội Ô lim pích huy hoàng như vậy, trước kia không có,từ nay về sau cũng không có nữa. Tại sao? Bởi vì có nhà nước có đông người như thế, không có nhiều tiền như thế, có nhà nước nhiều tiền như thế,không có đông người như thế, đã có nhà nước nhiều tiền lại có đông người như thế, song không có nhiều quyền như thế.
         
          Năm nào cũng vậy, liên hoan đêm giao thừa hàng năm, trên CCTV là cơ hội tốt nhất nổi tiếng một đêm của các nghệ nhân, một nữ ca sĩ tốt bình thường hát một đêm chỉ được 1000 nhân dân tệ. Nếu ca sĩ đó lên sân khấu đêm giao thừa lập tức tăng thân giá lên gấp bội, từ đó trở đi hát một bài sẽ thu nhập mấy vạn nhân dân tệ. Vậy là có được lên sân khấu đêm liên hoan ba mươi tết hay không, đã trở thành chiến trường ngươi sống ta chết của rất nhiều nghệ nhân. Những nghệ nhân này mỗi người chứng tỏ thần thông của mình, đề nghị con buôn bỏ tiền cho mình, đề nghị lãnh đạo viết giấy cho mình, giao dịch tiền - gái, giao dịch quyền - gái liên miên bất tuỵệt như vậy. Đêm liên hoan ba mươi tết càng ngày càng chương phình, các đạo diễn luôn luôn đau đầu để cân bằng các loại lợi ích, tiết mục càng ngày càng nhiều, đơn ca của ca sĩ ít đi,tổ hợp hợp xướng mỗi năm một nhiều.
         
          Mấy năm trước lưu truyền một chuyên cười, một vị lãnh đạo nào đó của CCTVquyết định rút bớt độ phình của đêm liên hoan đón giao thừa, nghĩ bụng để bảo đảm chất lượng nghệ thuật đêm diễn tất sẽ mất lòng một số người. Vị lãnh đạo này đã đổ lên bàn các mẩu giấy của một ngăn kéo, xem cặn kẽ từng mẩu, trông thấy những nhân vật quan trọng ký tên trên mẩu giấy, vị này không dám mất lòng , vị kia cũng không để mất lòng, cuối cùng mẩu giấy dám mất lòng chỉ có ba tờ đều là của ông ta viết cho đạo diễn. Ông cầm đi ba mẩu giấy mình thân chinh viết, sau đó chợt nghĩ: “căn cứ vào đâu mà làm mất lòng chính mình?”, nên lại bỏ ba mẩu giấy của mình về chỗ cũ.
         
          Chính trong bối cảnh như vậy,đêm liên hoan ba mươi tết bản sơn trại, cùng với đêm liên hoan chính bản của CCTV đã phát cùng một lúc đêm giao thừa.Năm 2009,đã có hơn mười sàn diễn đêm liên hoan giao thừa bản sơn trại,phát trên tần số mạng in tơ nét. Những người tổ chức liên hoan đêm giao thừa bản sơn trại khi gần tết đã nhao nhao tung ra quảng cáo sơn trại cuả họ. Xe chỉ huy đêm xuân sơn trại đi trên đường phố, tổ chức họp báo đêm xuân sơn trại trên quảng trường thành phố, tay cầm hộp giấy phế liệu viết kín lời quảng cáo đêm xuân sơn trại đi đến các khu phố đông đúc. Lời quảng cáo đêm xuân sơn trại hữu quan cũng lòe loẹt phong phú, có một bức quảng cáo viết bằng bút tích của Mao Trạch Đông:
          “Đêm xuân nhân dân nhân dân tổ chức. Tổ chức tốt đêm xuân vì nhân dân”
          Một số người xem chán ghét từ lâu đêm liên hoan giao thừa của CCTV, nhất là người xem trẻ, trong đêm ba mươi tết họ tắt máy vô tuyến truyền hình, mở com put tơ, vừa ăn uống vừa thưởng thức đêm liên hoan tết xuấn sơn trại do thảo dân chế tác.
         
          Từ đó chúng ta có thể thấy hiện tượng sơn trại có ý nghĩa tích cực nào đó ở Trung Quốc hiện nay. Xét từ góc độ này, hiện tượng sơn trại là văn hóa thảo dân ra tay thách thức văn hóa tinh anh, cũng là dân gian thách thức nhà nước, nhân quần yếu thế thách thức nhân quần mạnh thế.

         
          Sự kiên Thiên An Môn năm 1989 đã trôi qua 20 năm nay, xét từ góc độ hiện nay sự kiện Thiên An Môn, ảnh hưởng hớn nhất đối với Trung Quốc, là sự đình trệ tại chỗ của cải cách thể chế chính trị. Nói một cách công bằng, trong thời gian từ 1980 đến 1989, bước đi cải cách của thể chế chính trị Trung Quốc tuy lạc hậu so với cải cách thể chế kinh tế, song xét cho cùng vẫn là đang trong cải cách. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, cải cách thể chế chính trị thì dậm chân taị chỗ còn kinh tế lại bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh. Đây là chuyện không thể tưởng tượng. Chúng ra do đó đứng vào một hiện thực tràn đầy mâu thuẫn: một bên là bảo thủ, một bên là cấp tiến, một bên là tập trung quyền lực chính trị, một bên khác là mở cửa lợi ích kinh tế,một bên là chủ nghĩa giáo điều, một bên khác là chủ nghĩa vô chính phủ, một bên là dẫm theo lối cũ, một bên là phóng túng thả lỏng...Trong một xã hội thể chế chính trị còn thiếu trong suốt,kinh tế lại phát triển với tốc độ kinh khủng, tất nhiên đem lại hàng loạt vấn đề xã hội, quan chức câu kết với nhà buôn, tư pháp bất công, môi trường ô nhiễm, tham nhũng lan tràn...Hai mươi năm qua, sự phát tiển của chúng ta phiến diện, không phải phát triển toàn diện. Phát triển phiến diện như vậy, đã gây tổn thương đến sự lành mạnh cần thiết của xã hội.
         
          Tôi nghĩ,hiện tượng sơn trại sở dĩ xuất hiện như mây bay gió cuốn, xét về ý nghĩa xã hội học, đây là kết quả tất nhiên của phát triển phiến diện xã hội Trung Quốc, sự phổ biến và gay gắt của mâu thuẫn xã hội tạo nên sự hỗn loạn về thế giới quan và giá trị quan, thúc đẩy sinh ra hiện tượng sơn trại. Hiện tượng sơn trại có thể nói là  nhiều loại tâm tư xã hội sau khi bị dồn nén bỗng chốc được phóng thích, sau đó không ngừng diễn biến thành cách mạng xã hội như kịch vui chống uy quyền, chống dòng chính và chống lũng đoạn. Nếu dùng nghệ thuật hành vi làm tỉ dụ, thì hiện tượng sơn trại có khí thế nhanh mạnh, qui mô rộng lớn, dường như cả đất nước đều rơi vào trong nghệ thuật hành vi sơn trại.Ngọn lửa thiêng thế vận hội Ôlem pích trước ngày thế vận hội Ôlem pích Bắc Kinh, sau khi ngọn đuốc truyền vào biên giới Trung Quốc, những thành phố rước đuốc đều do nhà nước chọn lọc cẩn thận, từng vận đông viên rước đuốc cũng do quan chức nhà nước chọn kỹ lưỡng. Tuy hao tiền tốn của, nhưng các thành phố được chọn đều cảm thấy hết sức vinh dự, mỗi vận động viên rước đuốc được chọn cũng hết sức tự hào. Một bản nhỏ miền núi của huyện Huy tỉnh Hà Nam hiển nhiên vô cùng vịnh dự, nhưng họ đã tổ chức một cuộc rước đuốc thế vận hội bản sơn trại. Dân chúng cầm trên tay bó đuốc tự chế đơn giản truyền cho nhau, mỗi dân bản đều có tư cách tham gia, không phải qua ngành hữu quan của chính quyền phê chuẩn. Họ vui vẻ tự hào,lòng yêu chuộng đối với tổ quốc của họ không hề kém người rước đuốc chính bản. Tần số nghe nhìn rước ngọn lửa thiêng thế vận hội Ô lem pích sơn trại của huyện Huy tỉnh Hà Nam đã truyền trên mạng in tơ nét. Tiếng khen hay của dân mạng không ngớt dội vào tai.
         
          Do phương Tây luôn luôn phê bình vấn đề ô nhiễm môi trường của Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú ý coi thế vận hội Ô lem pích Bắc Kinh là thế vận hội Ô lem pích màu xanh. Nhưng cuộc rước ngọn lửa thiêng chính bản trên lãnh thổ Trung Quốc không khiến tôi cảm thấy thế vận hội Ô lem pích là màu xanh. Vận động viên rước đuốc chính bản rước chạy thong thả trong lối kẹp giữa đám đông và xe cảnh sát mở đường. Sau khi kết thúc rước đuốc thế vận hội Ô lem pích chính bản, trên đường phố của thành phố này vương vãi nhiều rác rưởi.
         
          Nhưng cuộc rước đuốc bản sơn trại trong bản nhỏ của huyện Huy Hà Nam lại khiến tôi thật sự cảm thấy thế vận hội Ô lem pích màu xanh, không có khói sau đuôi ô tô, không có các bon ních của đám đông chen chúc thở ra. Bà con dân bản tay cầm bó đuốc đi trong cảnh sắc mùa xuân hoa rừng giăng giăng, trời nắng gió êm.
         
          Hiện tượng sơn trại ở Trung Quốc hiện nay không có chỗ nào là không có mặt. Lãnh vực chính trị luôn luôn là vùng cấm lâu nay cũng bị sự xâm nhập của sơn trại. Trong thời gian họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Đại hội chính trị hiệp thương, một vị người Nghi Tân tỉnh Tứ Xuyên tự xưng là “đại biểu quốc hội sơn trại”và nêu trên mạng in tơ nét bản kiến nghị của ông,đề cập đến các mặt bảo hiểm, dưỡng lão của nông dân và  thuế thu nhập cá nhân. Vị “đại biểu quốc hội sơn trại” này hy vọng kiến nghị của mình có thể thông qua mạng in tơ nét để mọi người được xem.
         
          Chuyện trúng cử của ông tràn đầy sự hóm hỉnh màu đen. Ông tuyên bố, để tham chính, nghị chính tốt hơn, ông đã họp đại hội tuyển cử gia đình, Ông là “Đại biểu quốc hội sơn trại” gia đình bầu ra,hơn nữa được thông qua trăm phần trăm số phiếu. Đây là một châm biếm nho nhỏ đối với ủy viên chính hiệp và đại biểu quốc hội bầu chọn ra sau khi chính quyền đã dầy công khảo sát. Tuy chỉ là kết quả tuyển cử của một cuộc họp gia đình, nhưng vị đại biểu quốc hội bản sơn trại này càng thể hiện tính dân chủ tuyển cử hơn so với những đại biểu quốc hội chính bản. Các thành viên trong gia đình bỏ lá phiếu tán thành xuất phát từ nội tâm, chứ không phải phiếu tán thành được chính quyền chỉ định.
          Còn có những ví dụ càng taó bạo ngông cuồng hơn, lại có người dùng phương thức sơn trại kéo thể chế chính trị nghiêm túc nhất của Trung Quốc vào trong nghề chơi gái phóng đãng.
         
          Năm ngoái tôi xem trên mạng in tơ nét một bản tin khiến ai nấy cũng phải há mồm trợn mắt. Trong thành phố X miền nam Trung Quốc, có một nhà hàng chơi gái, buôn bán rất sầm uất. Các cô gái bán dâm ở đây cô nào cũng xinh đẹp, mà cô nào cũng phục vụ   khách làng chơi tận tình chu đáo  hết chê.Những khách làng chơi nhao nhao khen ngợi phục vụ ở đây là “đỉnh cao trong nước, hàng đầu thế giới”. Vì sao vậy? Nghe nói chính là quản lý tốt.Ông chủ ở đây đã xây dựng một thể chế quản lý hòa quyện giữa chính trị và sắc tình vào làm một. Ông ta đã vận dụng thể chế quản lýcuả chi đoàn Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc và chi bộ đảng của Đảng cộng sản Trung Quốc, xây dựng chi đoàn thanh niên cộng sản và chi bộ đảng cộng sản giữa các cô gái một cách độc đáo khác người. Lý luận của ông ta là phải phát huy đầy đủ vai trò tiền phong gương mẫu của đoàn viên đảng viên trong hoạt động mại dâm.
         
          Ở Trung Quốc,một người muốn vào đoàn vào đảng cộng sản phải trải qua khảo sát cẩn thận và trình tự nghiêm túc. Ông chủ này không phải đảng viên cộng sản, cũng không phải đoàn viên cộng sản, nhưng lại tự phong là bí thư đảng ủy sơn trại rồi dưới ngọn cờ chỉ huy của mình, ông ta xây dựng chi đoàn sơn trại và chi bộ sơn trại, phát triển các cô gái có kinh nghiệm phục vu tính dục thành đảng viên cộng sản sơn trại, phát triển các cô gái mới đến còn thiếu kinh nghiệm thành đoàn viên cộng sản. Chờ các đoàn viên cộng sản sơn trại giầu kinh nghiệm lên,đươc nhiều khách làng chơi khen tốt sẽ nâng lên thành đàng viên cộng sản sơn trại. Ông chủ làng chơi này đã lợi dụng thể chế chinh trị tổ chức đoàn và tổ chức đảng để phát huy tính tích cực công tác của các cô gái như vậy, đồng thời để các cô quản lý các cô, cũng là để cô này giám sát cô kia, hơn nữa còn định kỳ tổ chức họp hội nghị sinh hoạt đảng viên sơn trại, đoàn viên sơn trại để các cô tiến hành phê bình và tự phê bình, học tiên tiến, tìm sai sót, phát huy ưu đểm, khắc phục khuyết điểm, nâng cao chất lượng phục vụ của mình.
         
          Ông chủ nhà chứa chính bản và bí thư đảng cộng sản bản sơn trại này còn đưa “cá nhân tiên tiến” trong thể chế đảng cộng sản vào trong quản lý của ông, Mỗi tháng đều phải bình xét một lần “ cá nhân tiên tiến”, lấy số lượng tiếp khách làng chơi của các cô gái nhiều hay ít làm tiêu chuẩn bình xét. Lại còn lấy hình thức bảng danh dự sơn trại, dán các bức ảnh chụp của các cô gái tiếp khách trong tháng lên bảng danh dự  cá nhân tiên tiến bản sơn trại.
         
          Những tấm ảnh chụp trên bảng danh dự cá nhân tiên tiến chính bản trong xã hội Trung Quốc đều có dáng vẻ mỉm cười hướng tới lành mạnh, đều là chân dung nửa người tiêu chuẩn. Nhưng bảng danh dự cá nhân tiên tiến bản sơn trại xuất hiện trong nhà hàng bán dâm này hoàn có phong cách khác. Ảnh chụp các cô gái trên bảng danh dự rất giống nữ ngôi sao khêu gợi tình dục trên tạp chi thời thượng, cô nào cũng điệu đà, lả lơi, nhõng nhẽo.
         
          Sinh thái của xã hội Trung Quốc hiên nay có thể nói là kỳ quái sặc sỡ, tốt đẹp và xấu xa,tiên tiến và lạc hậu, nghiêm túc và buông tuồng, thường cùng tồi tại trong một sự vật. Hiện tượng sơn trại chính là như vậy, vừa chứng tỏ sự tiến bộ xã hội,cũng nói lên sự tụt lùi của xã hội. Giống như sức khỏe của cơ thể bị viêm nhiễm khi tổn thương,hiện tượng sơn trại chính là chứng viêm của sinh thái xã hội Trung Quốc hiện nay. Chứng viêm một mặt là chống lại vi trùng gây bệnh, mặt khác cũng đem lại sự sưng tấy, mụn mủ, lở loét và hoại tử.
         
          Bất cứ mặt đối lập của một mệnh đề nào đều tồn tại một mệnh đề khác. Là kết quả tất nhiên của sự phát triển phiến diện của xã hội Trung Quốc, hiện tượng sơn trại là một thanh kiếm hai lưỡi, mặt trái của ý nghĩa tích cực là sự thể hiện đầy đủ của ý nghĩa tiêu cực trong xã hội. Có thể nói, sự sa sút đạo đức và lẫn lộn phải trái của Trung Quốc hiện nay được thể hiện tinh tế sâu sắc trong hiện tượng sơn trại. Chính là xuất phát từ  sinh thái xã hội như vậy, từ sơn trại sau khi đi sâu vào lòng người Trung Quốc cũng khiến những hành vi vốn được coi là thấp kém và vi phạm pháp luật như  sao chép, ăn cắp bản quyền, bắt chiếc,bôi xấu và phỉ báng có cớ để tồn tại, từng bước có xu hướng hợp lý trong dư luận xã hội và tâm lý xã hội. Đồng thời, sơn trại cũng  trở thành một trong những từ vựng có tần số sử dụng cao nhất của Trung Quốc hiện nay. Tất cả cái đó đều ấn chứng một câu nói cũ của Trung Quốc, đất nào hoa màu ấy, dây nào dưa ấy.
         
          Hai năm trước, tôi trông thấy “Huynh Đệ”, bản in lậu trên cầu vượt dưới nhà gác mình ở, sách của tôi và các sách in lậu khác chất đống trên đất. Con buôn bán sách thấy tôi đứng trước mặt họ, liền cầm một cuốn “Huynh Đệ” đưa cho tôi, sốt sắng giới thiệu sách với tôi. Tôi cầm “Huynh Đệ” mở xem thử đã đoán ra ngay đây là sách in lậu. Tôi bảo ông chủ:
-         Sách này in lậu.
-         Không phải in lậu - Ông ta cẩn thận sửa lại lời tôi – là bản sơn trại.
         
          Tôi còn gặp một trường hợp tương tự. Trung Quốc ngày nay có một số lĩnh vực vẫn thiếu tự do, một số lĩnh vực khác lại tự do tới mức khó tin. Còn nhớ hai mươi năm trước, khi tôi được nhà báo phỏng vấn lấy tài liệu có thể nói lung tung, khi bài viết đăng trên báo phải qua thẩm tra nghiêm ngặt, bị cắt bỏ hàng loạt, đến mười năm trước, khi được phỏng vẫn lấy tài liệu tôi bắt đầu ăn nói thận trọng, bởi vì tôi phát hiện mình nói gì thì báo chí đăng thế, ngay đến câu chửi bậy đ. mẹ  cũng xuất hiện trên mặt báo. Nhưng hiện nay tôi thường xuyên ngạc nhiên há mồm trợn mắt đọc những bài phỏng vấn mình chưa từng trả lời bao giờ trên môi giới truyền thông, đó là phóng viên bịa ra lời tôi, mà khiến “tôi”cứ thao thao bất tuyệt nói ra một lô một lốc những lời ngu ngốc. Một lần tôi trông thấy một nhà báo ngụy tạo lời tôi nói, hết sức nghiêm túc tôi bảo anh:
-         Tôi chưa bao giờ trả lời phỏng vấn của anh!
Vị nhà báo ấy cũng nghiêm túc trả lời tôi:
-         Đây là trả lời phỏng vấn bản sơn trại thưa anh.
          Tôi cứng họng không biết nói sao. Đây chính là hiện thực của chúng ta hiên nay. Đứng trước bất cứ sự việc không hợp pháp hoặc không hợp lý nào, chỉ cần dùng một từ “sơn trại”, sẽ lập tức hợp pháp hợp lý trong dư luận xã hội và tâm lý xã hội. Tôi chịu chết không biết làm thế nào, đành phải cầu nguyện trong lòng từ nay trở đi khi có ai bịa lời tôi, khiến”tôi” ít nói ra những lời xuẩn ngốc. Nếu có ai đó bịa ra lời tôi, khiến “tôi” nói ra những lời khôn ngoan, tôi xin cám ơn.
         
          Tháng mười năm nay, tôi bôn ba trong bốn nước châu Âu. Gần như ngày nào cũng thay giường ngủ, cuối tháng khi trở lại Bắc Kinh,mệt mỏi vô cùng, cộng thêm sự ảnh hưởng của chênh lệch thời gian, hai ngày liền tinh thần tôi hoảng hốt, thường hay cảm thấy mình vẫn đang sống ở châu Âu. Tôi mở máy vi tính, rà mò trên mạng, xem được hai tin bản sơn trại. Tin thứ nhất người phát thanh chính thời sự CCTV Bạch Nham Tùng đã tự sát. Tin thứ hai là vợ giáo sư Dương Trấn Ninh Ông Phàn mang thai.
          Nguyên nhân Bạch Nham Tùng tự sát là vấn đề vi phạm pháp luật kinh tế, Xem xong tin này tôi biết ngay là bản sơn trại. Tôi không goị điện thoại cho bạn này, vì tôi hiểu chị. Xưa nay chị không phát ngôn thay cho quảng cáo, cũng không bao giờ tham gia hoạt động buôn bán có trợ cấp, thì tại sao lại vì vấn đề phạm pháp kinh tế mà tự sát?
          Năm 2004, giáo sư Dương Trấn Ninh 82 tuổi, ngươì nhận giải thưởng Nô ben vật lý, sau khi lấy cô Ông Phàm 28 tuổi, luôn luôn là mục tiêu đeo đuổi của tin tức bản sơn trại, bây giờ bản tin bản sơn trại bịa đặt ra tin Ông Phàm có thai, mà lại do Dương Trấn Ninh tiết lộ khi trả lời phỏng vấn. Trong bài trả lời phỏng vấn của bản sơn trại, Dương Trấn Ninh đã nói nhiều lời xuẩn ngốc, ví dụ ông mỉm cười trả lời, đứa con trong bụng Ông Phàm đã được chứng thực là con ông. Đây là phương thức sơn trại tôi hết sức quen thuộc, bởi vì tôi là một người thường hay nói những lời xuẩn ngốc  trong phỏng vấn lấy tài liệu của bản sơn trại.
          Hai tin tức bản sơn trại này rất có tác dụng đối với tôi khiến tôi đang trong lúc tinh thần hoảng hốt bỗng tỉnh táo, Tôi xác nhận mình đã trở lại Trung Quốc.

          Trên đây tôi đã nói, hiện tượng sơn trại trên ý nghĩa nào đó là cách mạng xã hội như kịch vui phản quyền uy, phản dòng chính, phản lũng đoạn. Nếu giả thiết hiện tượng sơn trại là hành vi cách mạng của quần thể thế yếu xã hội đứng trước quần thể thế mạnh, vậy thì cuộc cách mạng này đã từng xảy ra với qui mô to lớn ở Trung Quốc 43 năm trước, tôi muốn nói đến đại cách mạng văn hóa.
         
          Đại cách mạng văn hóa bắt đầu năm 1966, Mao Trạch Đông hô lên khẩu hiệu”tạo phản có lý” đã kích thích bản tính cách mạng của quần thể thế yếu xã hội, họ đã tạo phản một cách cuồng nhiệt. Họ đã nhao nhao đánh đổ quần thể thế mạnh lúc đó, hay nói cách khác là bọn đương quyền. Cuộc vận động cách mạng này lúc ban đầu tràn đầy bạo lực và đẫm máu. Những quan chức cộng sản Trung Quốc trước đó nghênh ngang kiêu ngạo tự mãn bắt đầu chịu cảnh chà đạp về tinh thần và thể xác. Một số bị đánh chết sống, một số bị dày vò không chịu nổi đã chọn tự vẫn, còn một số bị tống vào nhà tù và chuồng bò.
         
          Thời đó cơ cấu lãnh đạo chính phủ và đảng ủy truyền thống Đảng cộng sản Trung Quốc, bỗng chốc bị tan rã. Bộ máy lãnh đạo bản sơn trại xuất hiện như măng mọc sau trận mưa xuân. Một người chỉ cần lôi kéo một đám đông đã có thể thành lập một Bộ tư lệnh tạo phản trong một đêm, có thể tự phong là Tổng tư lệnh. Bộ máy lãnh đạo sơn trại sau khi quá nhiều đã gây nên cục diện sư đông cháo ít về quyền lực. Thế là giữa các bộ tư lệnh tạo phản bắt đầu nổ ra đấu tranh bạo lực. Cuộc đấu tranh giữa các phái tạo phản ở Thượng Hải đã sử dụng vũ khí đạn dược. Phái tạo phản ở Vũ Hán càng trên tay đã bắn đại bác, pháo kích trận địa của nhau. Các lãnh đạo sơn trại đã tiến công nhau vì quyền lực. Xung đột vũ trang giữa họ chẳng khác gì cuộc hỗn chiến của thổ phỉ. Sau đó kẻ chiến thắng thu nạp tàn quân của kẻ thất bại, tăng thế lực của bản thân.
          Sau khi thể chế quyền lực truyền thống của chính quyền và đảng ủy các địa phương bị đại cách mạng văn hóa thủ tiêu, ủy ban cách mạngđại diện cho thể chế quyền lực mới lần lượt thành lập, các vị tư lệnh bản sơn trại chiến thắng trong hỗn chiến giữa các phe phái, dũ người một cái biến thành chủ nhiệm của ủy ban cách mạng chính bản.
         
        Tại sao khi nói về Trung Quốc hôm nay tôi cứ hay trở về thời kỳ đại cách mạng văn hóa? Đó là vì  hai thời đại này có liên quan chặt chẽ, mặc dù hình thái xã hội đã khác hẳn nhau, nhưng một số nội dung tinh thần vẫn tương tự kinh khủng. Ví dụ chúng ta sau khi tiến hành đại cách mạng văn hóa bằng phương thức phong trào toàn dân, lại tiến hành phát triển kinh tế bằng hình thức phong trào toàn dân.
         
          Ở đây tôi muốn nhấn mạnh một điều là kinh tế tư nhân trỗi dậy nhanh chóng, giống như thời kỳ đầu đại cách mạng văn hóa, ngay một lúc xuất hiện nhiều bộ tư lệnh tạo phản, những năm 1980 người Trung Quốc lấy sự cuồng nhiệt kiếm tiền thay thế cuồng nhiệt cách mạng, bỗng chốc xuất hiện vô số công ty tư nhân. Kinh tế tư nhân giống như bản sơn trại thách thức chính bản, thách thức một cách đaị qui mô và tấn công địa vị lũng đoạn của kinh tế nhà nước. Những công ty tư nhân không sao đếm xuể này một mặt nhanh chóng tiêu vong, mặt khác lại xuất hiện nhanh chóng, giống như cách mạng kẻ trước ngã người sau tiến và tưng bừng rầm rộ, cũng giống như  Bạc Cự Dị đời Đường miêu tả trong câu thơ “ Lửa rừng cháy bất tận, gió xuân thổi lại bùng”. Kỳ tích kinh tế của Trung Quốc được kích phát lên như thế đó, kinh tế tư nhân đã thể hiện năng lực tồn tại to lớn của chúng trong số phận tự sinh tự diệt và chết đi sống lại, đồng thời cũng làm cho kinh tế nhà nước xơ cứng và bảo thủ buộc phải thích ứng với sự cạnh tranh tàn khốc của thị trường.

          Lịch sử huy hoàng ba mươi năm của tầng lớp thảo dân đã diễn ra những sự tích chúng ta chưa từng thấy, trong các lối đi của mình họ đã có đường lối riêng , nói theo ngôn ngữ phương Tây: “Mọi con đường lớn đều thông đến La Mã”, nói theo lối nói của Trung Quốc: “Tám ông tiên qua biển mỗi ông đều thể hiện thần thông của mình”. Thế là con đường thành công của chúng ta ly kỳ cổ quái. Con đường tất bại của họ cũng ly kỳ cổ quái. Sau đó họ đã sáng tạo ra sinh thái xã hội ly kỳ cổ quái. Cho nên khi từ “sơn trại” thoát thai hoán cốt , sau khi từ cũ nghĩa mới, giống như tiếng kèn tập hợp trong trại lính đánh thức binh sĩ đang ngủ say, đã lập tức làm thức tỉnh các loại sự vật tồn tại lâu nay trong hai mươi năm phát triển của xã hội Trung Quốc. Cảnh tượng hoành tráng của nó giống như có ai trên quảng tường goị to một người nào đó có tên là “sơn trại”, kết quả mọi người trên quảng tường đều đã chạy đến, bởi vì họ đều đổi tên là “sơn trại”.
         
          Kỳ tích không ngừng xảy ra, tất nhiên đem đến sự không ngừng lớn lên của tham vọng.Là thành lầuThiên An Môn tượng trưng cho quyền lực của Trung Quốc và Lầu trắng tượng trưng cho quyền lực của nước Mỹ, tự nhiên đã trở thành đối tượng theo đuổi nhiệt liệt tôn thờ của kiến trúc sơn trại.
         
          Thành lầu Thiên An Môn sơn trại và Lầu trắng sơn trại không những xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc, chỉ khác là Thành lầu Thiên An Môn sơn trại phần lớn là  những việc làm của các quan chức nông thôn, những thôn trang giầu có lên đã xây trụ sở thôn thành thành lầu Thiên An Môn thành bản cô đọng nhỏ, để các quan chức thôn nhỏ nhất trong thể chế quan chức Trung Quốc, để khi mình ở trong đó có ảo giác tốt đẹp của người lãnh đạo nhà nước. Còn Lầu trắng sơn trại lại là nơi làm việc và ngủ nghỉ của những người giầu. Người giầu ban ngày ngồi trong văn phòng hình bầu dục tổng thống Mỹ bản sơn trại, tay cầm điện thoại chỉ huy công nhân viên chức xí nghiệp của mình, buổi tối kéo nữ thư ký riêng xinh đẹp vào ngủ trong buồng Lin Kôn bản sơn trại.
         
          Rất đông  người nghèo của tầng lớp thảo dân đã trở thành phú hào trong kỳ tích kinh tế ba mươi năm qua của Trung Quốc. Họ bắt đầu ao ước cuộc sống của quí tộc phương Tây, sống trong những biệt thự to rộng, ngồi xe con sang trọng, uống rượu nổi tiếng, mặc quần aó mác xịn, nói mấy câu tiếng Anh trọ trẹ chối tai.  Quí tộc sơn trại gặp số đỏ lên như diều đâu đâu cũng có, sau đó trường học quí tộc, vườn trẻ quí tộc, cửa hàng quí tộc, nhà ăn quí tộc, nhà ở quí tộc, dụng cụ gia đình quí tộc, vui chơi quí tộc, tạp chí quí tộc... các loại các kiểu sự vật mang danh quí tộc xuất hiện vô cùng vô tận trong xã hội Trung Quốc.
         
          Tôi xin kể một câu truyện đời sống quý tộc sơn trại chân thực. Một thảo dân giầu có lên, đã xây cho mình một biệt thự hào hoa, tuy không biết bơi, vẫn xây bể bơi, Ông ta lý luận,trong biệt thự của ngươì giầu không thể không có bể bơi. Nhưng bỏ không lại để lãng phí bể bơi, ông ta đã nuôi thả cá ăn  hàng ngày cho mình ngay trong bể bơi. Đáng buồn cươì hơn là chuyện ông ta nghĩ đến các gian buồng sang trọng xa xỉ nhất trong khách sạn năm sao là phòng thuê bao tổng thống, nên đã dán một tấm biển bằng đồng trên cửa buồng ngủ của mình trong biệt thự, Trên biển đồng khắc dòng chữ “buồng tổng thống”. Nhà tài phiệt thôn quê này đã dương dương tự đắc hưởng thụ cuộc sống quí tộc sơn trại như thế.

          Sau cùng, tôi xin kể câu truyện sơn trại của mình.
          Nghề đầu tiên của tôi là thợ nhổ răng. Tôi được làm việc này tháng ba năm 1978. Ở Trung Quốc chúng tôi trước kia,  nghề nhổ chữa răng là loại nghề giang hồ,  thường đứng cùng đội ngũ với các thợ cắt tóc, hoặc vá giầy, họ căng một chiếc ô vải dầu ở khu phố phồn hoa, xếp thành một dẫy chữ nhất những dụng cụ như kìm, búa. Đồng thời cũng xếp thành dẫy chữ nhất những chiếc răng đã nhổ để chào đón khách. Nghề nhổ răng như thế đều là do một người làm, không cần kẻ giúp việc, giống như  thợ sửa vá giầy, gánh chiếc đòn gánh đi rong khắp đó đây.
         
          Tôi là người thừa kế của họ. Tuy tôi làm việc trong bệnh viện nhà nước, nhưng các tiền bối của tôi đều từ dưới chiếc ô che vải dầu đi vào nhà gác bệnh viện, không ai là học sinh tốt nghiệp từ học viện y khoa. Bệnh viện tôi công tác lấy nhổ răng làm chính,chỉ có hơn hai mươi người. Bệnh nhân đa số là nông dân đến từ nhà quê. Nông dân không gọi chúng tôi là “bệnh viện”mà gọi là “hiệu nhổ răng” . Thật ra họ gọi thế là rất chuẩn, bệnh viện thị trấn nhỏ của chúng tôi đúng là giống như một cửa hiệu. Khi tôi vào làm thợ học việc, học liên hoàn một lèo từ nhổ trăng, chữa răng, làm răng, gắn răng. So với thợ răng lâu năm hơn tôi, tôi đều gọi họ là sư phụ, hoàn toàn không có  những tên gọi  đại loại như giáo sư, chủ nhiệm. So với bác sĩ khoa răng là những nghề đã trí thức hóa hiện nay, tôi cảm thấy mình ngày xưa đúng là một nhân viên cửa hàng   không hơn không kém.
         
          Sư phụ của tôi họ Thẩm. Thẩm sư phụ là thợ nhổ răng lão thành về hưu, đến thị trấn nhỏ chúng tôi làm biệc trong bệnh viện để có thể kiếm một ít trợ cấp đời sống, thời ấy chúng tôi gọi là “phát huy nhiệt huyết cuối đời”. Sư phụ Thẩm đã ngoài sáu mươi tuổi, dáng người cao, thân béo phì, đeo cặp kính gọng vàng, mái tóc thưa chải rất gọn gàng.
         
          Lần đầu tôi gặp sư phụ, ông đang nhổ răng cho người, có thể là tuổi cao, cho nên khi cổ tay ông vặn mạnh, nét mặt hơi nhăn nhó, giống như đang nhổ răng cho mình. Hôm ấy ông viện trưởng của chúng tôi dẫn tôi đi, nói với ông Thẩm, tôi mới đến cần theo sư phụ học tập nhổ răng. Thẩm sư phụ lạnh nhạt gật đầu với tôi,rồi bảo tôi đứng bên cạnh ông, xem ông lấy viên bông chấm i ốt bôi vaò hàm trên hoặc hàm dưới người bệnh như thế nào, tiếp theo tiêm nô vô ca in. Sau khi tiêm thuốc tê, sư phụ ngồi xuống ghế hút một điếu thuốc, chờ hút xong ông thong thả hỏi người bệnh:
-         Lưỡi đã to ra chưa?
          Khi bệnh nhân đáp lưỡi đã to, có nghĩa là thuốc tê đã phát huy tác dụng rõ rệt, ông từ từ đứng lên thò tay chọn một cái kìm trong đĩa bắt đầu nhổ răng. Thẩm sư phụ bảo tôi xem ông nhổ răng cho hai người bệnh xong, liền ngồi trên ghế không đứng dậy. Ông sai tôi:
-         Bệnh nhân tiếp theo cậu đi xử lý.
          Lúc ấy tôi nhút nhát kinh hãi, bản thân vẫn chưa rõ lắm toàn bộ quá trình nhổ răng, liền vội vàng ra trận. May mà tôi nhớ hai động tác bôi i ốt và tiêm nô vô ca in phía trước, tôi vụng về bảo người bệnh há to mồm rồi vụng về hoàn thành hai động tác, Người bệnh kia nhìn tôi sợ hãi như nhìn cá sấu, khiến hai tay tôi căng thẳng cứ run run.
         
          Chờ khi thuốc tê có tác dụng rõ rệt, tôi bó chân bó tay không biết làm thế nào, lúc này sư phụ Thẩm đưa cho tôi điếu thuốc,vui vẻ nói chuyện với tôi, ông hỏi tôi bố mẹ làm công tác gì, gia đình có mấy anh chị em. Hút xong thuốc cũng hết chuyện, lạy trời lạy đất tôi vẫn nhớ câu nói kia, tôi học tập giọng sư phụ Thẩm hỏi người bệnh lưỡi đã to ra chưa? Người bệnh nói đã to. Da đầu tôi cứ tê tê từng hồi, thầm nghĩ thế này là thế nào, nhưng tôi phải nhổ cái răng xúi quẩy đi, hơn nữa  còn phải giả vờ ra vẻ tin chắc chắn, không để người bệnh nghi ngờ.
         
          Kinh nghiệm lần đầu nhổ răng khiến tôi suốt đời khó quên. Tôi còn nhớ lúc đó bảo người bệnh há to mồm, tôi cũng nhằm trúng cái răng chuẩn bị nhổ, nhưng tôi quay đầu nhìn dẫy kìm trong đĩa với kích thước to nhỏ hình dáng đều khác nhau, tôi cứ ngớ ra, không biết nên dùng cái kìm nào? Thẩm sư phụ đứng lên tiến hai bước, nhìn mồm bệnh nhân đang há to, hỏi tôi cái răng nào? Lúc ấy tôi không gọi được tên răng, tôi liền dùng ngón tay chỉ cho sư phụ nhìn. Nhìn xong sư phụ chỉ vào một cái kìm trong đĩa, rồi lại ngồi lên ghế đọc báo.
         
          Lúc đó tôi có một cảm giác mạnh mẽ một mình tác chiến lẻ loi. Tôi không dám nhìn mắt người bệnh mở to, tôi còn sợ hơn người bệnh. Tôi cầm cái kìm, thò vào mồm người bệnh, sau khi nhằm đúng  kẹp chặt cái răng kia. Tôi rất may mắn  cái răng đầu tiên mình gặp là cái răng đã lung lay, tôi nắm chặt kìm chỉ lắc lắc hai cái chiếc răng đã rơi ra.
         
          Khó khăn thực sự gặp phải là trong miệng người bệnh thứ ba, tôi đã làm đứt chân răng tai chỗ. Sư phụ Thẩm ngồi trong ghế đành phải bỏ đôi chân bác chữ ngũ nhàn nhã và tờ báo trong tay ông, đích thân xử lý cái chân răng đứt trong xương. Móc chân răng còn rách chuyện hơn nhổ răng nhiều. Lần ấy Thẩm sư phụ moi móc đến mức mồ hôi mồ kê tóa ra nhễ nhại, sau đó tôi tự biết xử lý chân răng bị gẫy, thì những ngày nhàn nhã của Thẩm sư phụ mới coi như chính thức bắt đầu.
         
          Thời ấy phòng khoa của chúng tôi có hai chiếc ghế khoa răng, tôi thông thường lần nào cũng bảo hai người bệnh ngồi vào ghế, sau khi để họ ngồi xuống ghế, rồi giốn như Tờ - rớt,  cùng một lúc bôi i ốt và tiêm thuốc tê cho họ,  trong lúc rỗi tiếp theo, tôi hút một điếu thuốc, hút xong tôi hỏi một câu:
-         Lưỡi đã to ra chưa?
         
          Thường là cả hai người bệnh đều trả lời: Lưỡi đã to ra. Tôi lại như Tờ- rớt lần lượt nhổ răng cho từng người. Tiếp theo lại cùng một lúc gọi hai người bệnh khác.
          Những ngày ấy tôi và sư phụ Thẩm phối hợp rất chặt chẽ. Tôi chịu trách nhiệm gọi người bệnh vào và xử lý răng cho họ, còn Thẩm sư phụ thì ngồi trong ghế viết bệnh án và kê đơn thuốc, Chỉ khi nào gặp rắc rối, Thẩm sư phụ mới đích thân ra tay Đi đôi với việc nâng dần tay nghề của tôi, cơ hội ra tay xử lý của Thẩm sư phụ ngày cũng càng ít đi.
         
          Nhiều năm về sau, tôi trở thành một nhà văn, có nhà báo phương Tây thường hiếu kỳ đối với nghề nhổ răng trước kia của tôi. Họ hết sức ngạc nhiên, tôi chỉ là một học sinh tốt nghiệp trung học, không được học kiến thức về mặt y học nào, mà trực tiếp đi nhổ răng cho người bệnh. Tôi suy nghĩ hồi lâu nói với anh ta:
-         Tôi đã từng là thầy thuốc chân đất.
         
          Thầy thuốc chân đất là phát minh của thời đại Mao Trạch Đông. Tức là chọn một số người có văn hóa trong nông dân, qua hướng dẫn y học đơn giản sai họ đeo hộp thuốc trở thành thầy thuốc. Tại sao gọi là thầy thuốc chân đất? Bởi vì đối với những y sinh nông dân này, làm nghề chữa bệnh chỉ là công tác kiêm chức, công việc bản chức của họ vẫn là hai chân trần lội ruộng cày cấy. Khi bà con nông dân bên cạnh họ bị đau bị bệnh lặt vặt, họ có thể lập tức chạy chữa đơn giản, Nếu bị đau bị ốm tương đối nặng, thầy huốc chân đất có thể đưa họ đến bệnh viện.
         
          Tôi biết mình trả lời “thầy thuốc chân đất” không đủ chuẩn xác. Tuy nhiên về mặt tri thức y học của tôi cũng không hơn không kém những thầy thuốc nông dân chân đất, nhưng xét cho cùng tôi làm công tác nhổ răng chuyên nghiệp. Vấn đề là trong một thời gian rất dài tôi đều tìm không ra từ miêu tả chính xác nghề nghiệp đầu tiên của mình, mãi đến mấy năm gần đây sau khi từ vựng “sơn trại” thịnh hành ở Trung Quốc, cuối cùng tôi có thể trả lời nhà báo phương Tây một cách chuẩn xác.Tôi nói:
-         Tôi đã từng là một thầy thuốc chữa răng sơn trại.
                                             
                                            Dư Hoa viết xong Ngày18 tháng 11 năm 2009
                                      
                                      Vũ Công Hoan dịch xong ngày 18 tháng 10 năm 2012

2 nhận xét:

  1. Cám ơn nhà văn, dịch giả Vũ Công Hoan đã dịch, tin tưởng gửi và ủy thác cho Vũ Nho đăng bản dịch lên trang này phục vụ mọi người!
    Chủ trang vunhonb.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  2. Vì trục trặc thuật nên Vũ Nho chủ trang phải chọn hồ sơ "ẩn danh" để đưa ý kiến của mình. Mong được thông cảm!

    Trả lờiXóa