Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Điếm TRÈM




                             

     ĐIẾM TRÈM
                                   (Tản văn)
                                                       ĐƯỜNG VĂN


        Nguyễn Hiếu, bạn đồng môn, nhà văn - nhà báo, đồng hương với
tôi vừa cho đăng bài tản văn man mác buồn trên báo Văn Nghệ
đầu xuân Quý Tỵ (2013) với tựa đề Đâu rồi, cái điếm canh đê?!
Nhưng cụ nhạc phụ của Hiếu và ông Hoàng Đảo, cậu họ nhà văn
làng Trèm vẫn bảo tôi: - Điếm canh đê chỉ là 1 loại điếm
làng ven đê. Còn điếm xóm mới là chủ đạo với bao điều đáng
nhớ, đáng kể, đáng nói, đáng viết… Tôi chợt bừng ngộ, hết
cả ngại ngùng, lấn cấn về sự trùng đề tài, mới bạo gan
thử tản mạn đôi trang hồi ức và suy tưởng về điếm Trèm,
những ngôi điếm làng quê tôi 1 thời, 1 thuở.
        Mỗi làng Việt cổ đều có nhiều điếm. Mỗi xóm có từ 1 – 2
ngôi. Hầu như khắp miền Bắc Việt Nam, làng quê nào cũng vậy,
dù giàu, nghèo hay thường thường bậc trung. Trèm cũng không
ngoại lệ. Làng có tới 16 ngôi điếm, gồm:
        - 13 điếm xóm. Đó là các điếm: Đông Chi, Đông Trù, Bạc Hà,
Đình Trong, Chợ Trong, Chợ Ngoài, Đông Quan thượng, Đông Quan
hạ, Ngõ Tắc, Cổng Ngỗng, Ngõ Đồng (3 điếm: 1. Nhà văn hóa
thôn Đại Đồng hiện nay; 2. Trên nền giếng Ngõ Đồng (cũ), cạnh
nhà ông Khái,.1. Sát chân dốc, cạnh nhà ông Phó Uyên).
          - 3 điếm canh đê: Dốc Đá, Dốc ông Cúc, Bến Ngự (Ô Tô).
        Điếm là một ngôi nhà nhỏ, thấp, xây gạch, khung xà, nóc,
hoành, dui, mè… đều bằng gỗ, cột gỗ hoặc cột gạch, lợp
ngói ta. 3 gian thông; chiều rộng mỗi gian chỉ trải thừa chút
ít một chiếc chiếu cói đại. Chiều sâu lòng điếm cũng chỉ
khoảng 5 - 6 m là cùng. Diện tích điếm trung bình khoảng vài
chục m2. Có những điếm rộng hơn, gồm 2 căn nhà 2 – 3 gian nối
nhau (thành 4 mái, có máng tôn hay máng gạch hứng nước mưa ở
giữa). Mặt hậu có gian giữa chuôi vồ làm nơi thờ tự, cũng
có thể xây bệ gạch làm ban thờ sát ngay tường hậu với đôi
câu dối hoặc Hán hoặc Nôm. Nền điếm lát gạch lục hoặc gạch
Bát Tràng. Một đầu hồi dành chỗ xếp đôi đòn đám ma dài
thượt sơn son, đầu rồng. Mặt tiền để thoáng, không có cửa.
Trước hiên hẹp là một sân gạch nhỏ, tường hoa bao quanh, mặt
trước liền với đường xóm. 2 đầu hồi thường trồng 2 cây đại
hoa vàng ngan ngát. Điếm xóm Đông Chi và xóm Ngõ Đồng có 3
cây đại cổ thụ rất thiêng và lắm ma, chẳng biết thực hư thế
nào!? Đất xây điếm hoặc là đất công của xóm, làng, hoặc đất
riêng của một gia đình nào đó hảo tâm công đức. Vì thế, với
trường hợp thứ 2, sau này, khi điếm bị giỡ đi, có chủ đất
cũ lại thu hồi. Chẳng hạn như đất điếm Đông Trù, đất điếm
Cỗng Ngỗng, Tắt Sen…
        Hiện nay, điếm làng Trèm đã bị phá bỏ gần hết. Chỉ còn
lại điếm Ngõ Đồng (1), điếm Đông Quan được cải tạo thành Nhà
văn hóa tạm thời của thôn Đại Đồng và thôn Đông Sen. Điếm Ngõ
Tắc (thôn Đông Sen) là điếm duy nhất hầu như vẫn được giữ
nguyên làm nhiệm vụ của 1 điếm cổ truyền. Tất cả 3 điếm canh
đê đều không còn từ lâu!
        Điếm xóm được xây dựng từ bao giờ? Câu hỏi này không dễ trả
lời chính xác. Chỉ biết có lẽ ít nhất vài trăm năm trước.
Điếm được dân xóm sử dụng vào những việc công nào? Trước
hết, điếm là nơi thờ thổ thần của xóm. Hằng năm, tại đây,
vào rằm hoặc một ngày tốt nào đó tháng 2, dân xóm sẽ làm
lễ kỳ yên (cầu yên), kỳ phúc (cầu phúc); tháng tư, tháng bảy
thì làm lễ vào hạ, ra hạ, xá tội vong nhân (rằm tháng bảy),
tháng mười, lễ cơm mới, mừng được mùa. Lần lượt từng gia
đình trong xóm sẽ nhận hoặc phân bổ làm đương (đang, đăng) cai,
chi phí, tổ chức toàn bộ các buổi lễ trong 1 năm ấy, từ lo
biện lễ vật, mời thầy cúng tế lễ, mời cả xóm ăn uống thụ
̣c, dọn dẹp vệ sinh...

        Tôi nhớ mãi một lễ vu lan cúng cháo lá đa, (lá mít, kết
thành bù đài, cắm vào những thanh tre vót nhọn dọc 2 bên
đường xóm Đông Chi, dọc bờ ao, bờ ruối ra đến tận cổng chùa.
Các bà, các chị đổ cháo hoa lưng lửng từng chiếc bù đài lá
ấy để cúng bố thí vong các hồn hoang, cơ nhỡ. Ông Thống Ty,
thầy cúng, vận khăn xếp, áo the, ngồi trước ban thờ bày la
liệt lễ vật, thỉnh chuông, gõ mõ, ê a bài Văn chiêu hồn (Văn
tế thập loại chúng sinh, Nguyễn Du), mà khi ấy tôi đâu có
biết! Lắng tai nghe thánh thót, trầm bổng những câu thơ não
nùng, thê lương, ai oán, văng vẳng bên tai:
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may, lạnh buốt xương khô,
Não nùng thay buổi chiều thu
Ngàn lau bàng bạc, lá ngô nhuộm vàng…
        Nếu đình trung là trụ sợ̉i họp, bàn việc làng - xã thì
điếm sở chính là trụ sở của xóm - thôn. Những chuyện hội
họp như tuần đinh canh điếm, các ông, các bác thay phiên nhau
ngủ điếm tháng cụ̉t, để phòng chống trộm cướp, mùa nước
lên, để sẵn sàng hộ đê, cứu đê khi hồng thủy trướng giật hay
khi sưu thuế giới kỳ... Các xóm đều đặt lệ cơm lần, nước
lượt, đến từng gia đình lo biện bữa cơm thường, nước chè hay
nước vối phục vụ quan viên và trai đinh trong xóm trong những
đêm làm việc, ngủ, nghị̉p trung tại điếm. Thảng hoặc, rỗi
thời gian chờ đợi thì hãm ấm trà đặc, chuyền tay nhau chiếc
điếu cày, rít thuốc lào tanh tách, chuyện trò râm ran trên
trời dưới biển hoặc gầy sòng tổ tôm mà chơi cò con, (xin chớ
lầm với hình thức tổ tôm điếm: thường tổ chức chơi ở đình
làng hay ngoài phố, có con hát, phường hát giúp vui); hoặc
chụm đầu vào bàn cờ tướng quân sừng đen bóng mà pháo đầu,
mã độn, xe tuần hà…ăn quân chan chát, rồi lừa nước chiếu bí…
        Chiếu văn xóm cũng được hình thành và hoạt động ở điếm.
Các cụ, các ông quan viên, sính ngâm vịnh thơ phú, thỉnh
thoảng cao hứng cũng tụ̣i ở điếm, rồi rung đùi sang sảng
đọc, ngâm, binh thơ, câu đối vừa sáng tác cho nhau nghe. Nghe
nói, các chiếu văn xóm Ngõ Tắc, Đông Quan Thượng, Hạ là sôi
̉i hơn cả.
        Những chuyện xửa xưa ấy, thật ra, tôi cũng chỉ lõm bõm, lơ
mơ qua những câu chuyện vui miệng kể đứt đoạn nhiều lần,
nhiều buổi của ông, của bố trước đây và lời kể hoặc bài
viết của ông Hoàng, bạn vong niên, có tiếng biết nhiều, nhớ
nhiều chuyện cũ làng Trèm… trong thời gian gần đây.
        Riêng Điếm đại xóm Đông Chi, chỉ cách nhà tôi chưa đầy 50m,
với tôi, từng xiết bao gắn bó. Từ hồi còn bé tí tẹo, thằng
cu Bòi Tạo - tên hèm của tôi, đã rất thích ngồi dãi thẻ trên
nền gạch mát rượi, những buổi trưa nồm, chiều đông cùng chơi
rải gianh hay ô ăn quan với bé Diêu, em họ láng giềng. Bao nhiêu
lần tôi hì hục trèo lên thân chiếc đòn đám ma kê sát tường
hồi điếm nhún nhảy, giả làm ngựa phi hoặc liều thử cầm dùi
̣n vào cái mõ cá (bằng gỗ rỗng ruột, đẽo hình con cá,
treo dưới xà ngang gian bên) như quả bom tấn lủng là lủng
̉ng. Mõ kêu vang những tiếng trầm đục, âm u… Chẳng may, có
lần đang gõ cao hứng thì bị ông bố chạy ra tận nơi, lôi về,
quật cho một trận nhớ đời. Mõ cá xóm Đông Quan lại đẽo bằng
gốc tre đực già nên tiếng cốc cốc, đanh, vang hơn mõ gỗ Đông
Chi. Điếm nào cũng có treo 1 cái mõ để sẵn sàng gõ làm
hiệu lệnh mỗi khi có chuyện khẩn nguy cần gọi bà con ào ra
cấp cứu hoặc hiệu lệnh tập trung họp hành bàn việc xóm.
        Tối tối, lũ trẻ trong xóm thích rủ nhau tập trung ở điếm,
bày trò chơi trốn tìm hay trận giả. Có lần, tôi dám liều
treò lên cành đại ngả vươn ngang đường, ngồi thu lu, vắt vẻo,
mỉm cười, hồi hộp và thích thú nhìn bọn bạn dáo dác kiếm
tìm bên dưới. Mấy năm trẻ con, tôi vẫn thích ăn quà kẹo lạc,
kẹo bột, kẹo vừng, bánh đa… bà mua cho ở quán hàng nước cụ
Chi đặt nhờ ở gian cạnh điếm đại. Cụ Chi gầy khô, khăn vấn
mỏ quạ hờ hững, lộ mái tóc bạc lưa thưa, hàm răng đen nhánh
nhai trầu bỏm bẻm, yếm lụa sồi, váy đen bạc phếch, mắt cười
cười nheo nheo, vui vẻ trò chuyện rỉ rả với bà nội tôi. Hai
cụ bà có vẻ hợp chuyện nhau, tâm đắc lắm. Còn thằng cháu
̣i, là tôi, cứ việc chạy chơi lăng quăng trong điếm, ngoài
sân, vừa nhá kẹo côm cốp.
        Điếm Trèm hồi CCRĐ đã trở thành địa điểm hội họp bần, cố
nông trong xóm để đấu tố địa chủ. Đội phát động ôn nghèo,
̉ khổ, vạch mặt cường hào bóc lột, hà hiếp tá điền.
Tường điếm, tường cổng xóm kẻ những khẩu hiệu bằng vôi
trắng, sơn đỏ, nội dung quyết liệt: Đả đảo bọn địa chủ,
cường hào đại gian đại ác, kẻ thù số 1 của giai cấp nông
dân! Trí, phú, địa, hào… đào tận gốc, trốc tận rễ! Tôi không
thể nào quên cảnh cụ Dưa, đã ngoài 70,  bị du kích trói giật
cánh khuỷu bằng dây thừng vào cột điếm, dáng hom hem, đầu
cúi gục, cố thu mình, giấu mình, nghe những lời sa sả luận
̣i một cách quá hăng hái của chị B, anh C… những cốt cán,
rễ, chuỗi rất đáng tin cậy của anh D, cán bộ Đội CC. Mấy
đứa trẻ con vắt mũi chưa sạch chúng tôi đứng nép vào tường
điếm, lắng nghe trong tò mò, sợ hãi, không thể hiểu vì sao
lại ghê khiếp nhựy?!
        Ít lâu sau, lũ nhóc xóm Đông lại chứng kiến cảnh bà con tơi
tả giỡ điếm, giỡ cổng xóm, cổng làng lấy gạch xếp giếng
khơi, lát sân kho, xây chuồng lợn hợp tác xã. Ngôi điếm ngói
nhỏ nhắn, xinh xinh, cùng với cổng xóm, cồng làng Đại Đồng
bề thế, những người bạn thân của tuổi thơ chúng tôi, sau vài
ngày bị đập phá, chỉ còn trơ nền gạch. Đúng là tông hổng
nhửng làng Trèm! Trống hơ trống huếch! Trên nền điếm cổ
vừa bị bạo lực cách mạng san bằng không thương tiếc, mấy năm
sau, có ông Chuyên xin phép xóm, dựng nhà tạm ở nhờ vì cãi
nhau to với bà vợ đáo để. Mấy năm sau nữa ông qua đời thì ông
Vi xin nhờ mở quán nước. Kế đó, cô Di ký hợp đồng với xóm
thuê dài hạn. Có vị trí địa lợi 2 mặt tiền, cô nhanh chóng
cất căn nhà 2 tầng xinh xắn, vừa ở vừa mở quán bán hàng,
ngày đêm khách khứa vào ra mua bán tấp nập…
        Điếm Ngõ Đồng, điếm Đông Trung, trước đây trang nghiêm, linh
thiêng là thế, nhiều năm nay được trưng dụng, sửa sang làm nhà
văn hóa thôn. Nhưng 2 nhà văn hóa – điếm ấy cũng đã từ lâu
trở nên quá chật hẹp, bất cập; nhưng chưa thể di dời, khi kế
hoạch xây nhà văn hóa 2 thôn vẫn đang ở thì tương lai!
        Phải chăng văn hóa điếm là một trong những nét đậm, đặc sắc
của văn hóa làng quê nông nghiệp Việt Nam? Điếm là địa điểm
lý tưởng để dân hội họp, nơi vui chơi, nơi bàn việc xóm, thôn…
Điếm trở nên hết sức gần gụi, thân thiết và cần thiết với
mọi cá nhân, gia đình trong xóm, ngoài làng. Nhưng đã từ lâu,
điếm xóm, cũng như điếm canh đê làng tôi và rất nhiều làng
Việt khác, đã lụi tàn, hết thời vang bóng, vĩnh viễn nhường
chỗ cho những nhà văn hóa thôn, nhà bảo vệ, cứu hộ đê điều
hiện đại, khang trang, tiện dụng. Phải chăng đó là quy luật
phát triển của xã hội văn minh, công nghiệp, không ai có thể
thể cản, cưỡng?!
        Trong hoàn cảnh ấy, điếm Trèm mãi chỉ còn là hoài niệm hiu
hiu buồn, thi thoảng lại hiện ra, dấy lên, gợi nhắc trong
những tâm hồn ưa hoài cựu của lớp người Trèm ngoại ngũ, lục
thập, thất, bát thập… mà thôi!

Rạng 7 – 5 - 2013. ĐV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét