NHỮNG CÂU THƠ HÁT SUỐT THỜI TRAI
Đọc
tập thơ Từ thuở binh nhì của Mai Nam Thắng, nhà xuất bản Quân Đội nhân
dân, 2014
Vũ Nho
Tốt nghiêp trường Cao Đẳng Sư phạm mới dạy học được
một năm, chàng trai trẻ Mai Nam Thắng rời
mái trường thân yêu vào quân ngũ khi mới 22 tuổi. Đến nay, anh đã kịp in một tập thơ chung, ba tập thơ riêng, một tập trường ca, ba tập
truyện kí. Tập thơ mới này chia hai phần
: Từ
thuở binh nhì gồm các bài viết về bạn bè, đồng đội, thao trường, chiến trường từ khi sắp nhập
ngũ ( Nghe em tập giảng 1979), cho đến khi suy tưởng về Lau trắng Điện Biên tháng 5 năm 2014,
lúc đã mang quân hàm Đại tá trên vai. Phần thứ 2 có tên là Vòng quay, cũng vẫn là
người lính Mai Nam Thắng đó thôi, nhưng chỉ có 1 bài viết năm 1989 còn tất cả
đều từ năm 2000 trở lại đây. Nghĩa là anh đã vào tuổi “ tứ thập nhi bất hoặc” hay
nói một cách thơ ca như tác giả thì “ Giờ
như sông tư lự dềnh dàng/ Sau cuộn xiết thác ghềnh bão lũ” ( Chỉ là ảo
giác). Chia phần này riêng ra vì đây là phần nghiêng về thế sự, những chiêm
nghiệm, những suy ngẫm về sự thấp cao, sự phải trái, sự đúng sai, sự riêng tư, sự vĩnh hằng của một
người từng trải.
Bởi thế mà đọc tập thơ này, bạn đọc sẽ
bắt gặp những câu thơ hát suốt thời trai
( câu thơ trong bài Thả một bông trang về
cuối hạ). Thầy giáo trẻ nghe đồng nghiệp giảng tập mà liên tưởng, tưởng
tượng thời cấy đêm trong chiến tranh
chống Mĩ:
Em
chưa một bận cấy đêm
Mà
sao em giảng như em đã từng
Mà
sao anh cứ tưởng chừng
Thoảng
đâu đây có vị bùn hơi sương
Nghe em tập
giảng
Vào
lính rồi, nỗi nhớ về hậu phương là kỉ niệm tuổi học trò cùng với kỉ niệm của
thầy giáo trẻ về “ sân trường phượng đã
xòe diêm”:
Buổi
chia tay phượng bừng bừng như biển cháy
Để
bây giờ nỗi nhớ rợp màu hoa
Nhớ từ đảo nhỏ
Những
bài thơ thuở binh nhì ấy thấm đẫm
hình ảnh thao trường :
Trưa
chiến hào nắng như bốc lửa
Gió
điên cuồng thốc lá ngụy trang
Điệp khúc tháng Ba
Và
là người lính cho nên bên một Hà Giang
mơ mộng yên bình : “ Ngựa chồn chân râm
ran phiên chợ/ Điệu khèn môi vấn vít câu mời” giờ lại có :
Thêm
một Hà Giang trận mạc bời bời
Cót Ép, Đồi Đài, Lò Vôi Thế Kỉ
Đêm
Cô Ích thức cùng chiến sĩ
Hà Giang
Những
vần thơ khỏe khoắn, trẻ trung, anh hát
về những đồng đội của mình. Họ là các chiến sĩ ra đa ở Sơn Trà:
…ngày
hè bỏng rát
Vượt
dốc dài áo quắt mồ hôi
Trái
sim cằn lăn như hòn sỏi
Cỏ
may găm phơ phất đỉnh trời
Hát ở Sơn Trà
Họ
là các chiến sĩ lính công trình tập lên sóng trong tiết mục “ Chúng tôi là
chiến sĩ”, là những người lính đảo chịu bao gian khó và thiệt thòi để giữ biển
thiêng liêng của Tổ quốc:
Có
lá thư nửa năm vừa nhận
Có
thằng cu biết lẫy biết bò chưa biết mặt cha […]
Ba
mươi năm như thế
Lính
công trình vẫn lính Trường Sa
Vẫn
sắt thép, xi măng
Và
lời thề giữ biển
Tổ
quốc lớn mỗi ngày trên bão tố phong ba
Lính công trình ở
Trường Sa
Là
người mặc áo lính nên Mai Nam Thắng nhạy cảm với những vấn đề chiến tranh và
hòa bình, hi sinh và mất mát. Anh viết về đồng đội của mình với bao cảm thông,
trân trọng, ngậm ngùi:
Bao
nhiêu anh hùng thăm thẳm ra đi
Xanh
tê tái những mùa rau ngóng đợi
Bao
nhiêu anh hùng trở về xa lạ
thương
tích ngẩn ngơ
long
đong cơm áo…
loay
hoay mũ áo cân đai…
Rau tập tàng
Một
đồng đội ở Mai Đình là hình ảnh gặp hàng ngày của bao nhiêu binh
nhất, binh nhì trong quân đội của chúng
ta hoàn thành nghĩa vụ trở về “Quân phục
bạc sờn xuôi ngược mưu sinh”:
Xắc
cốt ngang hông
Quần
quá gối
Vợ
đang son bữa cơm nào cũng đợi
Chiếc
xe tàng bê bết bùn ao
Gặp
nụ cười là nhận ra nhau
Dẫu
quân phục bạc màu mưa nắng
Gặp ở Mai Đình
Đặc
biệt nhất là người lính Mai Nam Thắng luôn đau đáu với những hi sinh của lớp
lớp cha anh, những người đồng chí, động đội. Thạch Hãn, một địa danh lịch sử đầy mất mát, đau thương, trong cảm nhận của anh:
Đỏ
như mùa hè năm Một Chín Bảy Hai
Ve
ran..
Ve
ran…
Đôi
bờ nắng xối
Xanh
nghẹn ngào Thạch Hãn những mùa hoa
Phượng hồng Thạch
Hãn
Những
bài thơ Hoa loa kèn, Phượng hồng Thạch
Hãn, Những mùa kí ức, Lau trắng Điện biên và ba bài thơ cùng chủ đề về hang Hà ( Sim tím đồi Hà, Tiếng hú ở lèn Hà, Đọc ở hang Hà), nơi các chiến sĩ
thông tin hi sinh trong chiến tranh là những suy tư, tưởng niệm của anh với
những hi sinh vô bờ của các chiến sĩ “… đã
hóa vô danh/ Hóa cánh rừng sốt rét tái xanh/ Hóa vầng tăng hạ tuần ối đỏ”.
Tình cảm của người lính cũng là tình cảm của toàn dân với sự hi sinh của các chiến sĩ:
Người
xưa đã tím vào hoa
Ngàn
sau xin chẳng phôi pha lòng người
Sim tím đồi Hà
Bài
thơ Lau trắng Điện Biên là một bài
thơ giàu chất suy tưởng tác giả khép lại phần thơ thứ nhất Từ thuở binh nhì. Đấy là một bài thơ hay viết về lau sau những câu
thơ “hồn lau” của Quang Dũng. Không phải ngẫu nhiên mà bốn câu kết của bài thơ
được tác giả chọn in lên trang gấp của bìa một:
Như
nỗi niềm kí thác của ông cha
Như
đất nước trường sinh tươi tốt
Như
người lính ngàn đời bên cột mốc
Lau
vĩnh hằng trong cõi Nhân Dân!
Phần
thứ hai của tập thơ có nhan đề Vòng
quay…như đã nói ở trên là phần nghiêng về thế sự và suy ngẫm. Thật ra,
sự suy ngẫm thế sự cũng đã có trong phần thứ nhất rồi. Ví dụ bài “Rau tập
tàng”. Cái món rau dân dã tự kiếm tiễn người ra trận ấy đâu có ngờ : “ Ai
hay một ngày hotel chọc trời/ Có món rau tập tàng đặc sản/ Thực khách hồn
nhiên/ Rôm rả nói cười…”. Đó chẳng phải là thế sự hay sao? Có điều ở phần
này, sự suy ngẫm, chiêm nghiệm tập trung hơn, giọng điệu thơ cũng tung tẩy,
phóng khoáng và thêm chất hài hước, trào lộng. Không chê thẳng anh nhà giàu xổi
lên, thành trọc phú, nhưng ta không thể không mỉm cười vì cái câu hỏi có vẻ bâng quơ
này:
Chao
ơi biệt thự nguy nga
Tiện
nghi toàn đồ hạng nhất
Ngó
quanh tìm cái giá sách
Chẳng
hay kê ở phòng nào?
Thơ đề biệt thự
(
Một người quen tôi kể đến nhà đại gia, tủ sách toàn sách bìa cứng dày cộp, đứng
ở chỗ trang trọng nhất, phải đến mấy trăm triệu cả tủ lẫn sách. Nhưng chủ nhà
không đọc một trang nào, vì chỉ chơi sách
mà thôi!)
Rồi cái chuyện giáo sư Ngô Bảo Châu
giải được bổ đề, được nhận huy chương Fields, thì nhà thơ ngẫm ngợi :
Thiên tài lại đi bổ đề còn đó
Bổ
đề kẹt xe tắc đường nghẹt thở
Bổ
đề lạm thu phụ huynh nhăn nhó
Bổ
đề Viện phí thoi thóp bệnh nhân
Bổ
đề Giá lương long đong nội trợ
Bổ
đề cúp điện phố xá quạt mo
Bổ
đề Xin –cho cửa quyền tham nhũng
Bổ
đề Thủ tục một mớ bòng bong…
Ngàn vạn bổ đề làm sao giải xiết?
Tuy
là thơ vui, nhưng là vui cười …ra nước mắt…
Những
việc bình thường hàng ngày như chú Thọ được thăng chức, anh Huy Thiêm sắp về hưu, nhạc sĩ Lương
Nguyên mất con yểng quý, anh bạn nhà giàu đi xe đạp để giảm cân, ngọn su su Tan
Đảo…đều vào thơ một cách tự nhiên, vui vui,
hài hài nhưng không khỏi làm cho người đọc suy ngẫm về vòng quay giàu
nghèo, vị trí quyền lực, đường công
danh, đường bạn bè, việc chung và việc riêng… Ví như chuyện của nhạc sĩ Lương
Nguyên:
Nào
bảo vệ tác quyền
Nào
bảo tồn nhạc cổ
Tiếng
chim nhà mình thì quên bảo hộ
Cơ
sự đã rồi…ngơ ngẩn vào ra…
Và
cái chuyện “ Được rẽ phải” ba năm
luôn đổi thay khiến ta nghĩ đến câu tục
ngữ mới trong dân gian “sáng đúng, chiều
sai, đến mai lại đúng”! Phần này, nhà thơ cũng thể hiện cái tôi
nhiều hơn ( Gửi bạn bè ở Hà Nội, Trên đường về quê, Lục
bát cho mình, Làm sao tạ lỗi, Khai bút Trang Xuân, Ngoài vùng phủ sóng, Trong
đêm mộng mị). Khi thì giọng điệu nghiêm trang ( Làm sao tạ lỗi); khi thì thủ thỉ dặn dò ( Trên đường về quê); khi thì hồn nhiên tự thú ( Gửi bạn bè ngoài Hà Nội); khi thì tếu tếu hài hài ( Lục bát cho mình) trong những câu thơ
sau:
Lai
Châu đèo dốc trập trùng
Mẹ
leo, mà bố con cùng gian lao […]
Nhà ta có một tiên nàng
Không chui vỏ thị, đàng hoàng Chaly
Nàng
đi, sung sướng theo đi…
Hai phần của tập thơ, hai mạch thơ vừa bổ sung, vừa
nâng đỡ cho nhau, vừa cân bằng giữa hướng ngoại và hướng nội; giữa cảm xúc và
trí tuệ; giữa hồn nhiên, trong trẻo với già
dặn, suy tư; giữa nghiêm trang và hài hước. Điều đó làm cho tập thơ đa thanh,
đa giọng trên một sự thống nhất tâm hồn của nhà thơ áo lính Mai Nam Thắng.
Hà Nội, 31/10/2014
Đăng báo Quân Đội nhân dân, số 19253, ngày 12/11/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét