Nhà giáo nhà thơ Trần Trung
THƠ HAI-KƯ, DỊCH VÀ BÌNH
1/BẢN DỊCH NGHĨA
Tỉnh dậy từ giấc ngủ mùa đông
Những con ếch nhảy nhót
Trên lớp tuyết mỏng cuối cùng
Và
Trải rộng thân chúng
(Thơ Sai tô
Môchiki-1882-1953)
2/BẢN DỊCH THƠ
(Trần
Trung)
Bừng dậy sau giấc ngủ đông
Ếch mải hồn nhiên nhảy nhót
Trên lớp tuyết mỏng tan dần
Sàn nhảy rung lên lần chót
3/LỜI BÌNH
(Trần
Trung)
Môchiki viết bài thơ
này vào mùa xuân năm1947, ở vùng đất Oi Shida gần con sông Mogami.Đến với địa
danh này,thực ra nhà thơ đã làm một cuộc thiên di cho bản thân. Thay đổi chỗ
ở-với người nghệ sĩ,nhiều khi cũng là thay đổi cảm giác cho sự sáng tạo.
Nơi ở gần sông
Mogami này, Mochiki đã có hơn một năm sống một mình.
Vào một ngày đầu
xuân ấy.Khi những tảng băng tuyết tan dần.Với trái tim tinh nhạy và đa cảm, nhà
thơ bất chợt nhìn những chú ếch nhảy trên tuyết mỏng, mà cũng chợt phát cảm
buồn-vui :
“Bừng dậy sau giấc ngủ đông,
Ếch mải hồn nhiên nhảy nhót”
Trong bản dịch
nghĩa,con ếch được diễn tả số nhiều (những con ếch nhảy nhót).Xét trên tín hiệu
ngôn ngữ bề mặt,nhà thơ quan sát và miêu tả cả trạng thái thật vui,thật hồn
nhiên vô tư. Sau giấc ngủ đông giá lạnh,xuân về và đánh thức niềm hoan ca trong
vũ điệu của những chú ếch Nghênh-Xuân.
Hình như niềm vui và
nỗi buồn,được và mất,với mọi sinh linh trên cõi thế,vẫn phải nhận ra một thực
tế này-phải chăng đó cũng chính là đường biên mỏng manh của số phận.
Ếch đang hân hoan
nhảy nhót trong vũ điệu đón xuân,thì cũng là thời khắc “lớp tuyết mỏng tan
dần”. Giản đơn thôi: băng tuyết trên sông,sau ngày đông, lại được trở về với
dòng chảy hiền hòa ấm áp.Và, như thế “trên lớp tuyết mỏng tan dần”,cũng sắp
chấm dứt vũ điệu hồn nhiên của những chú ếch. Lời dịch thơ, ở câu cuối có sự
dịch chuyển từ “lớp tuyết mỏng cuối
cùng” (dịch nghĩa) thành một không gian mới-cũng có thể gọi là không gian-bản
lề-khép mở buồn-vui:
“Trên lớp tuyết mỏng tan dần
Sàn nhảy rung lên lần chót”
Có thể khái quát
được điều này chăng từ bài thơ : Thi phẩm độc đáo của Môchiki là một cách cảm
nhận,một cách định nghĩa về số phận của mọi sinh linh-Hãy biết tìm vui,sự thanh
thản cho số phận của mình.
(Theo “Thơ cho bốn mùa”-Hội hữu nghị Việt-Nhật,
Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin,2008).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét