Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017

CHÙM THƠ TÌNH TÂY BẮC





CHÙM THƠ TÌNH TÂY BẮC TAM NGỮ

 TÀY – VIỆT – NGA CỦA TRIỆU LAM CHÂU


(Cũng dịp tháng 4 này ba năm về trước 2014 – 2017 Triệu Lam Châu được vinh dự tham gia Đoàn Văn nghệ sĩ Phú Yên đi thực tế sáng tác tại miền Tây Bắc trữ tình. Xin trân trọng đăng lại Chùm thơ ưng ý này gửi bạn đọc gần xa).



Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:

Nhân kỷ niệm sáu mươi năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử (1954 – 2014) Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên tổ chức một Đoàn văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác tại Điện Biên mười ngày (Triệu Lam Châu cũng được tham gia vào Đoàn đi sáng tác ấy). Sau đợt sáng tác ấy, Hội đã in một tuyển tập tác phẩm thơ văn kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên, đã tổ chức một triển lãm ảnh và một buổi biểu diễn thơ nhạc về chủ đề này.

Đoàn gồm có mười lăm văn nghệ sĩ Phú Yên tiêu biểu nhất. Bắt đầu khởi hành từ sáng 10 tháng 4 và đêm ấy ngủ tại Quảng Trị. Sáng 11 đi tiếp đến Hải Dương (Tỉnh kết nghĩa với Phú Yên). Ngày 12/4 tham quan di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc. Những di tích văn hoá này liên quan tới các danh nhân như: Trần Hưng Đạo – Nguyễn Trãi – Chu Văn An. Anh em văn nghệ Hải Dương đón tiếp thật nồng hậu. Mấy năm nay giới văn nghệ hai tỉnh vẫn thường giao lưu thân thiết với nhau như anh em một nhà.


Sáng 13/4 bắt đầu hành trình lên Tây Bắc theo ngả đường Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên. Cảnh sắc núi rừng hoành tráng tuyệt vời và thật giàu cảm xúc với những địa danh đã đi vào thơ văn và sử sách: Mai Châu – Mộc Châu – Yên Châu – Thuận Châu – Mường Lay – Đèo Pha Đin (Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ - Đèo Lũng Lô anh hò chị hát, Thơ Tố Hữu).


 Dùng cơm trưa tại Mai Châu, mà như thấy hương nếp thơm toả ra từ Bài thơ Tây tiến của Quang Dũng thuở nào...(Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...)

Chiều 13/4 đến Sơn La. Hội văn nghệ Sơn La chiêu đã bữa tối thật say sưa với chén rượu nồng Tây Bắc đầu tiên của chuyến hành trình.

Đêm ngủ tại Sơn La mà lòng thao thức mãi, bởi lòng lại nhớ: Cha Triệu Thế Kiệt, tức Võ Hùng của Triệu Lam Châu hồi xưa đã từng bị giặc Pháp bắt cầm tù tại Sơn La cùng với các nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng sau này như: Xuân Thuỷ (Phó chủ tịch Quốc Hội), Nguyễn Lương Bằng (Phó chủ tịch nước)...

Sáng 14/4 sau khi tham quan xong nhà tù Sơn La, Đoàn đi Điện Biên ngay. Trên đường lên Điện Biên có rẽ vào sâu trong rừng gần ba chục cây số để thăm căn hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Mường Phăng. Sau đó lại trở ra quốc lộ và đi tiếp lên Điện Biên.

Sáng 15/4 tham quan nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên, gần 4 ngàn bia mộ không tên, tham quan các Đồi B1, A 1, Hầm Đờ Cát tờ ry, Bảo tàng Điện Biên. Lòng dạt dào cảm xúc trước những di tích nhuốm nhiều máu của các chiến sĩ  ta hồi xưa đánh giặc Pháp trên mảnh đất này.

Đêm 15/4 Hội văn nghệ Điện Biên chiêu đãi nhiệt tình. Lòng lưu luyến mãi không muốn chia tay...

Sáng 16/4 xe bắt đầu rời Điện Biên vào lúc bốn giờ sáng. Chao ôi... chưa kịp nhận diện rõ mặt người Điện Biên... mà đã chia tay rồi chăng? Biết bao giờ mới được trở lại mảnh đất giàu ân nghĩa này...Những tình cảm bạn bè đẹp đẽ và thắm thiết, những cô gái Thái đẹp như tiên...Một niềm tự hào chính đáng của miền cao Tây Bắc đó.

Trên đường trở lại Tuy Hoà, Phú Yên – Đoàn có ghé thăm chùa Bái Đính, thăm và thắp hương viếng Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), thăm Vũng Chùa (Quảng Bình) và thắp hương kính viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Rồi đêm 19/4 Đoàn đã trở lại Tuy Hoà an toàn và lòng ai cũng chan chứa tình cảm thật sâu đậm đối với mỗi vùng đất đã đi qua, đặc biệt là miền cao Tây Bắc của Tổ Quốc gắn liền với chiến thắng Điện Biên lịch sử.

Sau chuyến đi này Triệu Lam Châu có ngay Chùm thơ Về nguồn Tây Bắc (Gồm các bài Một ánh Sơn La – Thuở chú lên đường – Có vạt ngời Tây Bắc đậu trên vai – Sao em chưa sang thăm Điện Biên, em ơi – Cô hướng dẫn viên người Thái trên mường Điện Biên) và Chùm thơ tình Tây Bắc. Xin trân trọng gửi bạn bè gần xa cùng thưởng thức Chùm thơ tình Tây Bắc dưới đây:





Triệu Lam Châu



CÔ HƯỚNG DẪN VIÊN NGƯỜI THÁI

TRÊN MƯỜNG ĐIỆN BIÊN (1)



Em gái Thái ơi, em ngời xinh quá đỗi

Tự Mường Trời tiên phái em xuống đây chăng

Trời Tây Bắc nở bừng ban nao nức (2)

Ing lả ơi cao vút ánh long lanh



Cúc bướm trắng xoè bay đậu dải ngực phập phồng

Ánh chín của non ngàn thăm thẳm

Màu áo cóm xanh mơ như ước vọng

Của bao bậc tiền nhân gây dựng quê hương



Rồi áo cóm trắng ngời tinh khiết cánh hoa ban

Mang tiếng khèn ngầm rọi vào nơi sâu thẳm nhất

Của tấm lòng thành biết bao du khách

Chỉ mới nghe tiếng em chào, như đã được thôi miên



Lời em chào, cho anh thấy nàng tiên

Lại vận áo cóm hồng chứa chan dòng lịch sử (3)

Giọng nói thanh cao mở từng trang quá khứ (4)

Nhóm ngọn lửa nồng trong mỗi trái tim say



Chưa được cùng em đi đến trọn Mường Lay

Hay Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Mai Châu…

                                                                  thơm lừng Tây Bắc

Chỉ được cùng em lên đồi A một và Bê Một

Mà thấy lòng bay khắp nẻo mọi đường trời



Em dẫn anh thăm Mường Phăng run rẩy núi đồi

Chiếc hầm cũ mà tinh khôi ánh mắt

Nơi chứa sức nở bừng của toàn dân tộc (5)

Chiến thắng Điện Biên – Bước lên đỉnh huy hoàng…



Chiều Ing lả ơi mênh mang

Em là cánh hoa ban của lòng anh đấy nhé

Xin trẻ lại cùng chiều Tây Bắc trẻ

Như mảnh đất thiêng này nồng thơm ánh tiên bay…

Chiều 20 tháng 4 năm 2014





Bản thơ tiếng Tày:



A TÁI LẨN GẦN THÁI

D’Ú MƯỜNG ĐIỆN BIÊN (1)



Noọng slao Thái ơi, noọng mjảc đây lai nỏ

Tẳm Mường Bân sljên cắt noọng lồng mà

Vạ Lồng – Nưa bjoóc ban roàng nảo njểt (2)

Ing lả ơi slung quýt ảnh phung phing



Cất vị khao khang bân chắp ấc mộp mồng

Mỷ slúc cúa ngản đông lẩc lỉu

Slắc slửa khjêu phăn t’ồng ngoòng mẳn

Cúa lai pú sljêng p’ửa cón tẳng đin mường



Slửa cóm khao roàng slâư tích bjoóc ban khang

Nim gằm khèn d’ăm đjêng thâng rằng lẩc ất

Cúa slăm mồm kỷ lai ljểu kheéc

Náo nhìn hênh slao, t’ồng đảy mả tha ngay



Slao t’uộng gằm, sle chài hăn a sljên

Nủng slửa cóm đeng mảc têm lầy ngoà cáu (3)

Hênh phuối slâư slang khay roàng slì lẩc quá (4)

Tó coong vầy on chang tấng nghé slim nua



Dằng đảy t’ằng slao pây thâng đo Mường Lay

Rụ Thuận Châu, Yên Châu, Mộc Châu, Mai Châu…

                                                    hom roàng Lồng – Nưa mjảc

Tán đảy t’ằng slao khửn khau A đeo xáu Bê đeo nỏ

Slăm ljện phao thuổn khoóp bại t’àng bân



Slao tái chài d’ương Mường Phăng slắn sloóc ngản khau

Ăn xum cáu, t’ọ slâư roàng tha bjoóc

Búng slủ pướng rèng phông cúa thuổn gần lẹ mảc (5)

Tức hình Điện Biên – D’ám khửn nhỏt rủng roàng…



P’ài Ing lả ơi liu liu

Slao lẻ pích bjoóc ban cúa slăm chài lớ nỏ

Xo ón t’jẻo đuổi p’ài Lồng – Nưa ón nớ

T’ồng mường sljêng Điện Biên mồm hom ảnh sljên bân…

P’ài 20 bươn 4 pi 2014



Cụm từ Tày mới, do Triệu Lam Châu đề xuất:

(1) Cô hướng dẫn viên: A tái lẩn



(2) Phương Tây: P’ạng Lồng (Phía mặt trời đi xuống)

Phương Bắc: P’ạng Nưa (Phía trên)

Tây – Bắc: Lồng – Nưa



(3) Chứa chan dòng lịch sử: Mảc têm lầy ngoà cáu (Tràn đầy sự kiện, cuộc đời theo dòng chảy thời gian đã qua)



(4) Mở từng trang quá khứ: Khay roàng slì lẩc quá (Mở sáng bừng Vầng thời gian sâu lắng đã qua)



(5) Sức nở bừng của toàn dân tộc: Pướng rèng phông cúa thuổn gần lẹ mảc (Vầng sức khoẻ nở bừng, của toàn thể nhân dân chân chính nhất)

(Xin lưu ý: Dịch thơ là dịch Thần thái của bài thơ là chính, chứ không phải dịch chữ ra chữ. Do đó tôi phải đề xuất cả cụm từ Tày mới, để tương đương với thi cảnh của tác phẩm).


CHÙM THƠ TÌNH TÂY BẮC TAM NGỮ
TÀY – VIỆT - NGA CỦA TRIỆU LAM CHÂU

1. Mọt chài thất ngản Sơn La
Hoà Bình tát roọng t’ả Đà moòng rân
Chì chằng Tây Bắc goằng mần
Phộm phồm vầy thả Cao Bằng mà thâng…
P’ửa 5 rảo 10’ Nâư 13/4/2014

1. Mình anh ngược núi Sơn La
Hoà Bình thác gọi sông Đà ầm vang
Điệu xoè Tây Bắc rập ràng
Bập bùng lửa đợi Cao Bằng cùng sang…
Lúc 5 giờ 10’ Sáng 13/4/2014

1. Только один я поднимаюсь на горную землю Шонла
Водопад Хоа Бинь вызывает звонкую реку Да
Народный танец Соэ очень оживлённый
И  разгорающийся огонь ждут землю Кау Банг…
5 час. 10 мин. Утро 13/4/2014


 (còn nữa)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét