NGUYỄN
DU ĐÃ LÀM KHÁC THANH TÂM TÀI TỬ NHỮNG GÌ Ở ĐOẠN TRÍCH “THÚC SINH TỪ BIỆT THÚY
KIỀU”?
Vũ Nho
Trong tinh thần so sánh nhằm chứng minh rằng Nguyễn Du
đã thay đổi rất nhiều nội dung tác phẩm
“Kim Vân Kiều ” (KVK), lần này chúng tôi
xem xét đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”.
Trước
đó Thúy Kiều đã khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư. Rồi cha
Thúc Sinh cho gọi chàng cũng nhắc chuyện
về thăm vợ cả. Thế là Thúc Sinh chia tay Kiều.
Trong
KVK, đoạn này được bắt đầu từ chỗ “Thúc Sinh cáo từ lui ra, trở về thuật lại
cho Thúy Kiều biết ý kiến phụ thân như thế, rồi ngay đêm ấy nàng bèn sắm sửa
mâm rượu để cùng Thúc Sinh tiễn hành. (trang 269 Truyện Kiều đối chiếu*).
Kết thúc đoạn là ở chi tiết “Thúc Sinh
quay ra bái biệt phụ thân và chúng bạn
rồi lên ngựa đi về hướng Nam, tới Thổ Gia Đinh, đến sông Hoàng Hà, đáp thuyền
sang huyện Vô Tích chỉ mất 6 ngày thì về đến nhà” ( trang 277 sách đã dẫn).
Số trang in là 8 trang.
Nguyễn Du viết từ câu 1949 Tiễn đưa một chén quan hà đến câu thơ
1526 Nửa
in gối chiếc nửa soi dặm trường. Tổng số là
28 câu thơ lục bát, chỉ vỏn
vẹn 1 trang in.
Cuộc tiễn biệt này được các soạn giả sách giáo
khoa trước nay trích gọn hơn nữa chỉ trong 8
câu mà thôi (Người lên ngựa kẻ chia
bào...Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường).
Đối
sánh hai tác phẩm KVK và TK, ta thấy Nguyễn Du đã làm khác những gì ?
-
Thứ nhất, Nguyễn Du đã bỏ chi tiết «ngay đêm ấy nàng bèn sắm một mâm rượu để
cùng Thúc Sinh tiễn hành». Nhà thơ chỉ viết
«tiễn đưa một chén quan hà».
-
Thứ hai, Nguyễn Du rút gọn chuyện nghẹn
ngào, sụt sùi, khóc lóc của hai người. Không có chuyện « Thúc Sinh nghẹn ngào đáp...Thúy Kiều sụt sùi
nói...Nói xong hai người nhìn nhau cùng khóc » (trang 270). Thay vào
đó, nhà thơ chỉ viết :
Cầm tay, dài ngắn thở than
Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời
-
Thứ ba, Nguyễn Du bỏ lời Thúc Sinh đề nghị Kiều «cùng nhau phú một bài thơ để làm kỉ niệm».
-
Thứ tư, Nguyễn Du cũng bỏ lời Kiều mời
Thúc Sinh ngâm trước để nàng họa.
-
Thứ năm, Nguyễn Du bỏ hai bài thơ của Thúc Sinh, lời khen của Thúy Kiều và bài
cổ phong họa lại của Kiều.
-
Thứ sáu, Nguyễn Du bỏ chi tiết Kiều mỉm cười, rồi làm thêm 10 bài thơ “Kim tịch hà tịch” (đêm nay đêm nào). (tr.
272 - 274).
-
Thứ bảy, Nguyễn Du bỏ chi tiết Thúy Kiều rót một chén rượu đầy đưa cho Thúc
Sinh và ngâm thêm bài thơ nữa để “tăng
khí sắc lúc lên đường” (tr. 275).
-
Thứ tám, Nguyễn Du bỏ chi tiết Thúc Sinh lại ngâm thêm một bài thơ. Ngâm xong
kêu buồn ngủ.
-
Thứ chín, Nguyễn Du bỏ đoạn chuyện trò của Thúc Sinh với Kiều và việc hai người
“lên giường đi ngủ”.
-
Thứ mười, Nguyễn Du bỏ chi tiết Thúc Sinh ngủ dậy, rửa mặt chải đầu chưa xong thì phu xe thúc
giục, chàng “chỉ ngập ngừng nói lên hai
tiếng ‘bảo trọng’ rồi gạt lệ bước ra” (tr. 276).
-
Thứ mười một, đây là điều quan trọng nhất, Nguyễn Du không nói đến việc “Thúc ông
và những người làm công cùng các bạn chàng đến tiễn” khiến Thúy Kiều
không ra khỏi cửa mà “nép vào tấm bình
phong”.
-
Thứ mười hai, Nguyễn Du bỏ chi tiết Thúc Sinh bái biệt phụ thân và chúng bạn
rồi lên ngựa.
Trở lên là những điều Nguyễn Du bỏ bớt.
Bây giờ nói đến sự khác biệt do Nguyễn Du thêm vào.
-
Thứ mười ba, Nguyễn Du thêm vào cảnh tiễn biệt những câu thơ tả cảnh bên ngoài
(Trong KVK, Kiều và Thúc Sinh tiễn biệt ở trong nhà, trong đêm):
Sông Tần
một dải xanh xanh
Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan
-
Thứ mười bốn, Nguyễn Du đưa những lời Kiều nói với Thúc Sinh khi giục chàng về
quê vào lời dặn dò lúc đưa tiễn 14 câu (từ câu 1505 đến câu 1518).
- Thứ mười lăm,
Nguyễn Du để hai người từ biệt nhau bịn rịn “Người lên ngựa, kẻ chia bào”.
-
Thứ mười sáu, Nguyễn Du để Kiều nhìn theo chàng Thúc cho đến khi “khuất mấy hàng dâu xanh”.
Thứ mười bảy, Nguyễn Du viết bốn câu
để bình luận về sự chia tay của hai người:
Người
về chiếc bóng năm canh
Kẻ
đi muôn dặm một mình xa xôi
Vầng
trăng ai xẻ làm đôi
Nửa
in gối chiếc, nửa soi dặm trường.
Mười
bảy sự điều chỉnh của Nguyễn Du (bỏ bớt và thêm vào) đã làm cho buổi Thúc Sinh
từ biệt Thúy Kiều trở nên đặc biệt độc
đáo. Và bạn đọc được chứng kiến một bậc
thầy về miêu tả cảnh vật, một bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật cũng như
tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nguyễn Du
đối với mối tình Thúy Kiều với Thúc Sinh.
*)
Chúng tôi dùng cuốn “ Truyện Triều đối
chiếu” của Phạm Đan Quế ( bản dịch Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử của Tô Nam-
Nguyễn Đình Diệm, Bản phiên Truyện Kiều - Nguyễn Du của Đào Duy Anh), nhà xuất
bản Hải Phòng, 1999, tái bản lần thứ nhất. Các chú thích số trang là theo sách
đó để bạn đọc tiện đối chiếu.
Rút trong cuốn " Từ Kim Vân Kiều đến Truyện Kiều - so sánh và bình luận", nxb Hội nhà văn 2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét