Trong
ba ngôi đình đã đi vào câu ca dao “Thứ nhất là đình Đông Khang / Thứ
nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”, chỉ còn đình Bảng được bảo tồn nguyện
vẹn cho đến nay.
Nằm
ở làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đình Bảng là một trong
những ngôi đình cổ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến nay.
Đình
được xây dựng từ năm 1700 (thời Hậu Lê), đến năm 1736 mới hoàn thành.
Người hưng công là quan Nguyễn Thạc Lương, người Đình Bảng (từng làm
trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên, quê ở Thanh Hóa. Hai ông
bà đã mua gỗ lim về cúng để dựng ngôi đình.
Về
tổng thể, đình Bảng gồm tòa đại đình đồ sộ nối với hậu cung phía sau
theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi theo dạng chữ Nho là kiểu “chữ
đinh”.
Tòa
đại đình gồm bảy gian hai chái, dài 20m, rộng 14m, cao 8m, xung quanh
có cửa bức bàn. Riêng phần mái đình chiếm tới 2/3 chiều cao của đình với
các đầu đao vút cong, tạo nên cảm giác uy nghi, bề thế.
Trong các công trình kiến trúc gỗ cổ truyền tại Việt Nam, đình Bảng chính là công trình có các đầu đao vươn xa nhất.
Một
nét đặc biệt khác là đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao
0,7m so với mặt nền, sáu hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim
có đường kính từ 0,55m (với cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê
trên các tảng đá xanh.
Mài đình lợp ngói mũi hài.
Về nội thất, đình Bảng có kết cấu hệ kèo chồng rường theo quy cách đình chùa truyền thống của người Việt.
Gian
chính điện có sàn thấp, gọi là “lòng thuyền”. Sàn ván các gian hai bên
cao dần, tổng cộng là hai cấp, phân biệt địa vị của các hương chức khi
họp việc làng để người ngồi “chiếu trên”, kẻ ngồi “chiếu dưới” tùy theo
vai vế trong làng. Bức cửa võng và tấm trần che của gian chính điện được
chạm trổ công phu.
Cận cảnh một mảng chạm khắc trên bức cửa võng.
Các chi tiết kiến trúc của đình được trang trí dày đặc các mảng điêu khắc gỗ.
Đây
là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật rất cao, mang những chủ đề
phong phú như rồng, phượng, tùng, mai, trúc, bầu rượu, thanh gươm…
Đặc biệt, hình tượng rồng chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khoảng 500 hình.
Điêu khắc trên rường.
Điêu khắc trên đầu bẩy hiên.
Về
mặt thờ tự, đình thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn đại vương (thần
Núi), Thủy Bá đại vương (thần Nước) và Bách Lệ đại vương (thần Đất) đồng
thời thờ sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
Với
vẻ đẹp và sự bề thế hiếm có của mình, đình Bảng đã đi vào ca dao của
người xưa: “Thứ nhất là đình Đông Khang/ Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình
Diềm”. Ngày nay, Đình Đông Khang đã bị tàn phá, đình Diềm trước có năm
gian hai chái nay chỉ còn ba gian hai chái. Chỉ còn đình Bảng là tương
đối nguyên vẹn…
Một số hình ảnh khác về đình Bảng.
Theo KIẾN THỨC
|
|
|
|
|
THƠ VỀ LÀNG ĐÌNH BẢNG
"Thơ tôi viết tặng Làng tôi
Cả Làng và chỉ một người tôi thương"
-----
Đến cây số 15, bên phải, đường số 1
là Làng ta Đình Bảng đã nghìn năm
Hương Cổ Pháp, nền đất quê Diên Uẩn
Sông Tiêu Tương trước mặt chảy lặng thầm...
Xưa vua Lý đỗ thuyền bên Rừng Báng
Cả dân làng ra đón trống chiêng khua
Trai gái làng tưng bừng quần áo đỏ
Khiêng kiệu vàng đi rước nhà Vua...
Đức Vua thích cùng dân làng tản bộ
từ xóm Đình ra tới Thịnh Lang
ra chùa Dận thắp hương dâng Quốc Mẫu
vào Sơn Lăng tảo mộ viếng Thượng Hoàng...
Nắng tháng 3 chói chang hoa Gạo đỏ
bãi đền Đô hội vật trổ thi tài
Đức Vua khoái khen trai làng thượng võ
thưởng cho "đô" giải nhất 1 trâu cày...
Đêm tháng 3 ánh trăng vàng sáng tỏ
hội Hoa Đăng ở ao Rối, ao Đình
Dân Niềm Xá về hát thi Quan Họ
Trai gái sang từ Phù Chẩn, Phù Ninh...
Cứ như thế khi hết ngày hát hội
về Thăng Long vua Lý khai trào
Dân làng lại vào tầm tang nhuộm ngả
Thợ sơn mài tấp nập lối cầu ao...
Cứ như thế...30 đời con cháu
Lý hoàng thân từ Hàn Quốc lại về (1)
Dù tản mác khắp chân trời góc bể
Góc tâm hồn vẫn gửi gắm nơi quê...
Vượt dâu bể...đền Đô hương khói tỏa
Vui hôm nay cả non nước xum vầy
Rất tự hào là TRAI ĐÌNH BẢNG
cá Vậy, Trầm (2) vụt lớn hóa Rồng bay...
--
(1) Dòng dõi Lý Long Tường/ Lý Thừa Vãn ở Nam Triều Tiên...sau 30 đời về Đình Bảng nhận họ...
(2)
tên 2 cái đầm lớn ở cánh đồng trước làng -tên làng xưa là Diên Uẩn, rồi
Cổ Pháp..tên Nôm là kẻ Báng, .sau Trần Thủ Độ bắt con cháu nhà Lý tại
quê đổi ra họ Nguyễn, tên làng đổi là Đình Bảng, có 2 cách giải thích :
-dừng khoa bảng/ cấm đi thi trong thời nhà Trần, nên dân Đình Bảng ít đi
học, nặng về buôn bán, sơn mài, nhuộm the đen...cách thứ 2 : Đình Bảng =
làng Báng lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét