CUỘC TÌNH TAY
BA
Tiểu Dậu
Vũ Công Hoan dịch
Lãnh
tụ phong trào dân quyển nổi tiếng nước Mỹ, mục sư Lu Thơ Kinh, người được nhận
giải No ben hoà bình quốc tế, trong bài diễn văn “Tôi có một mộng tưởng” đọc tại nhà kỷ niệm Lin Kon nước Mỹ, ông đã làm chấn động cả thế giới. Cho mãi đến bây giờ, toàn thế giới đều đang đặt câu hỏi, một
người da đen xuất thân bần hàn như ông, xét đến cùng thì sức mạnh nào đã khiến
ông giành được thành tựu to lớn đến như vậy? Tháng 6 năm 2009, nhà sử học người
Mỹ Tay lo bu lan xi cuối cùng đã có lời
giải đáp: Đằng sau mục sư có một người đàn bà vĩ đại lặng lẽ giúp đỡ ông. Không có
người đàn bà này, sự nghiệp và cuộc đời của ông đều không có gì hết.
THẦN TƯỢNG SAU KHI GẶP , VỪA
THẤY ĐÃ XIÊU LÒNG
Năm
1929, Lu Thơ Kinh ra đời tại thành phố At lan ta nước Mỹ. Ngay từ lúc còn bé, bố
đẻ là mục sư đã dạy bảo cậu con trai sau này lớn khôn phải trở thành một người
đàn ông quả cảm mà kiên cường. Màu da đen đen đã khiến Lu Thơ Kinh sống trong sự
phân biệt chủng tộc từ còn nhỏ. Do đó
ngay từ đầu, cậu đã có một nguyện vọng mãnh liệt. Đó là theo đuổi bình đẳng chủng
tộc và hoà bình thế giới.
Năm
1948, Lu Thơ Kinh được nhận học vị học
sĩ của trường đại học Moer haosi. Năm 1955, Lu Thơ Kinh nhận học vị tiến sĩ ở
trường đại học Bo si dun. Lu Thơ Kinh sau khi tốt nghiệp đã lấy nữ giáo sư đàn
pianô người da đen Keleita. Họ sống ở thành phố Montegomeri, cùng màu da cùng mộng
tưởng, khiến hai người sống vô cùng hạnh phúc.
Tháng
12 năm 1955, cục cảnh sát thành phố Montegomery, với lý do vi phạm điều lệnh
cách ly chỗ ngồi trên xe bus, đã bắt giữ người phụ nữ da đen Luo sha Pa ke si.
Lu Thơ Kinh quyết định lấy việc này làm thời cơ, phát động một phong trào chống
đối trên quy mô lớn. Vợ chồng Lu Thơ Kinh và mấy phần tử tích cực người da đen
tổ chức “Hội cải tiến chính quyền thành phố Montegomery”, kêu gọi gần năm vạn
dân da đen toàn thành phố tiến hành cuộc tảy chay “Luật giao thông công cộng”,
đồng thời tổ chức phong trào bãi xe nổi tiếng.
Hôm
ấy, trong cuộc xung đột quyết liệt, Lu Thơ Kinh bị trúng đạn. Khi Keleita và bạn
bè đưa vào bệnh viện, Lu Thơ Kinh đã ngất xỉu. Lúc bấy giờ có một cô gái mặc áo
choàng trắng bước đến, nói với Kelei ta;
-
Tôi
là Lu xi, bác sĩ ở đây, hãy trao anh ấy cho tôi.
Nói
rồi cô nhanh nhẹn rửa vết thương, tiêm thuốc tê, tiêm cầm máu và lấy mảnh đạn
ra cho Lu Thơ Kinh.
Lu
Thơ Kinh qua thời kỳ nguy hiểm, Lu xi mới thở phào nhẹ nhõm. Qua báo chi, Lu xi
đã quen thuộc người đàn ông này.Cô kính nể sâu sắc sự dũng cảm và trí tuệ của
Lu Thơ Kinh. Lu xi coi Lu Thơ Kinh là thần tượng. Lúc này anh ấy đang nằm bên
chạnh cô. Lu xi bất chợt vuốt nhẹ bàn tay anh, bàn tay rộng dầy và cứng rắn như
tính cách của anh.
Đi
đôi với sự chuyển biến tốt từng ngày của Lu Thơ Kinh, các cuộc trao đổi giữa
hai người cũng càng ngày càng nhiều. Lu Thơ Kinh hiểu rõ tuy là người da trắng,
nhưng Lu xi lại hết sức phản đối phân biệt chủng tộc. Sau khi tốt nghiêp học viện y học, Lu xi làm nghĩa vụ ba năm
trong một khu dân nghèo ở Boston.
Tai đây cô đã chứng kiến sự nghèo khổ và phân biệt đối xử, cũng ở đây Lu xi đã
nghe nhân vật truyền kỳ mang tên Lu Thơ Kinh.
Khi
đẹp trời Lu xi dẫn Lu Thơ Kinh ra vườn hoa của bệnh viện. Lu xi 22 tuổi sẽ đọc
thuộc lòng các bài diến thuyết của Lu Thơ Kinh trong mỗi buổi diễn thuyết, sẽ lặng
lẽ lắng nghe Lu Thơ Kinh nói về mộng tưởng
của mình. Lu Thơ Kinh bị xúc động sâu sắc bởi tinh thần bình đẳng chủng tộc mạnh
mẽ, học vấn uyên thâm, dáng lương thiện
và vẻ đẹp của cô gaí da trắng trước mặt, còn Lu xi cũng tỏ ra xiêu lòng đối
với Lu Thơ Kinh. Nhưng thế thì thế nào? Lu Thơ Kinh và vợ Keleita tương xứng và
hạnh phúc như vậy kia mà!
Khi
ra viện, Lu Thơ Kinh hỏi Lu xi
-
Em
đồng ý làm việc với anh chứ?
Lu
xi đồng ý liền, cô đã xin nghỉ việc ở bệnh viện. Phải, cô yêu anh, chỉ muốn từ nay về sau, mổi ngày của cuộc đời đều ở bên
anh, cho dù không thành vợ của anh, chỉ cần lặng lẽ ngắm nhìn anh, cũng đủ để
cô được an ủi. Đồng thời cô cũng vô cùng khát vọng được đóng góp sức mạnh cho
quyền bình đẳng dân tộc.
Một
đêm khuya, Lu xi đi qua buồng của Lu Thơ
Kinh thấy đèn vẫn sáng, cô đã đi vào. Lu Thơ Kinh vấn đang vắt óc suy nghĩ viết
một kế hoạch. Thấy Lu xi đi vào, Lu Thơ Kinh vui vẻ nói,
-
Anh
vừa vặn cần em.
Thế
là Lu xi và Lu Thơ Kinh làm việc cả đêm
trong văn phòng. Lúc tang tảng sáng, Lu xi gục lên bàn ngủ thiếp đi. Lu Thơ
Kinh cởi áo khoác ngoài của mình đắp lên người cô, thương mến nhìn khuôn mặt
xinh đẹp của cô Lu xi, trong những ngày ở bệnh viện, Lu Thơ Kinh cũng rất thích
Lu xi. Đồi với Lu xi anh cũng vừa gặp đã xiêu lòng. Chỉ hận gặp nhau quá muộn
Lu Thơ Kinh biết rõ bên anh đã có Keleita.
THẬT
YÊU VÔ ĐỊCH, BA NGƯỜI ĐỒNG HÀNH.
Bởi
Lu xi và vợ cùng đi theo và giúp đỡ, sự nghiệp của Lu Thơ Kinh được tiến hành
thuận lợi. Tháng 12 năm 1958, sau một năm tẩy chay của Lu Thơ Kinh, Toà án tối
cao nước Mỹ đã tuyên bố luật pháp cách
ly chủng tộc của thành phố Montegomery vi phạm hiến pháp, quy định cách ly chủng
tộc sẽ bị loại bỏ. Đây là lần đầu tiên cuộc đấu tranh của người da đen miền nam
nước Mỹ đã giành được thắng lợi bằng sức mạnh của mình, Lu Thơ Kinh đã trở
thành nhân vật lãnh tụ của phong trào dân quyền nước Mỹ, cũng trở thành người
anh hùng ai ai cũng biết.
Lúc
này, Lu Thơ Kinh quyết định giúp Lu xi giới thiệu một người chồng tin cậy. Mặc
dù Lu Thơ Kinh biết anh yêu Lu xi như thế nào, nhưng anh biết mình không thể
giúp Lu xi được gì. Anh không nhẫn tâm để tuổi xuân quí báu của một cô gái bị lỡ
làng. Sau khi chọn kỹ càng, Lu Thơ Kinh đã quyết định giới thiệu bạn thân mình
cho Lu xi.
Khi
Lu Thơ Kinh nói với cô anh đích thân bố trí bữa tiệc tối ăn hỏi cho Lu xi, cô
đã ngạc nhiên. Nhìn Lu Thơ Kinh cô nói:
-
Anh chán ghét em thế kia ư? Anh hy vọng
em sớm lấy chồng như vậy sao?
Lu
Thơ Kinh không thể trả lời. Lu xi liền dàn dụa nước mắt. Cô không nén nổi xúc động gục vào lòng Lu Thơ Kinh. Anh im lặng,
đành ôm chặt cô để đáp lại.
Nhìn
mắt Lu Thơ Kinh, Lu xi hỏi
-
Anh
cũng thích em, phải không?
Lu
Thơ Kinh gật mạnh đầu đáp:
-
Nhưng em không nên vì anh lãng phí tuổi xuân. Anh không thể cho em hôn nhân, em
hiểu không?
Lu
xi cười, cô chỉ chiếc khăn mùi xoa nhét trong túi áo trên của anh, hỏi:
-
Anh
có thể tặng nó cho em được không?
Cầm
chiếc khăn mùi xoa của anh, Lu xi tinh nghịch nói:
-
Yên
tâm đi, em sẽ đi ăn hỏi.
Nhưng
hôm sau, sau khi vợ chồng Lu Thơ Kinh thức dậy cũng không tìm đâu ra cô gaí da
trắng này.
Một
tuần sau, Lu Thơ Kinh nhận được một bức thư. Lu xi gừi từ miền nam đến, nhưng
không ghi địa chỉ gửi thư:
Lu
Thơ Kinh thân yêu!
Không
nên lo cho em, em lại làm việc mình, người nghèo cần giúp khám chữa, nếu sự tồn
tại của em làm lòng anh lo lắng, thì em thà chọn ra đi. Bởi vì em yêu anh, cho
nên không muốn nhìn thấy anh có bất cứ khó xử nào. Em chưa khi nào đòi anh cho
hôn nhân.Yêu là tình cảm vĩ đại nhất thế giới, không cần báo đáp lại. Chiếc khăn mùi xoa của anh em luôn luôn đem bên
mình. Trên ấy có mùi của anh, thế là em đã thầm yêu rồi.
Trong
giây lát Lu Thơ Kinh đã đọc hiểu nước mắt và sự trọn vẹn trong nhịn đau của Lu
xi.
Những
ngày không có Lu xi, Lu Thơ Kinh thường xuyên đến phòng ở của cô. Anh mở xem mỗi
quyển sách cô đã đọc, dùng cái cốc Lu xi uống
rót một ly cà phê thơm đặc, sau
đó bưng cà phê ngồi cả một buổi chiều. Lu Thơ Kinh thậm chí cấm người ở đến phòng quét dọn. Anh hy vọng
thời gian có thể vĩnh viễn ngựng đọng trong cuộc sống của Lu xi, ngưng đọng
trong cái đêm anh ôm chặt cô.
Thấy
chồng ngày càng gầy yếu, Keleita vô cùng thương tâm. Thật ra chị cũng yêu người
con gái da trắng trong sáng như thuỷ tinh. Chị biết Lu Thơ Kinh vì trách nhiệm
đối với tình yêu và gia đình sẽ không bao giờ đi tìm Lu xi, chỉ để nỗi nhớ ấy
dày vò bản thân. Lelei ta tự hỏi mình, thật yêu xét cho cùng là gì? Nó hoàn
toàn không phải tự tư. Nó là một thứ tình cảm trả giá tất cả, vứt bỏ tất cả, giữ
trọn tất cả cho người mình yêu.
Kelei
ta quyết định guíp Lu Thơ Kinh tìm Lu xi. Khi Kelei ta đạt vào tay Lu Thơ Kinh
tờ giấy có ghi địa chỉ của Lu xi, anh đã hiểu tâm ý của vợ.
Lu
Thơ Kinh vội vàng tìm đến một bệnh viện cũ nát ở Xiu sư ton theo địa chỉ ghi
trên tờ giấy. Anh đã trông thấy hình bóng cũ anh ngày đêm mong nhớ. Lu xi đang
khám chữa cho người bệnh. Cô mặc áo choàng trắng, đeo khẩu trao xanh, mái tóc vàng óng búi cao cao trên đầu. “Lu xi”, Lu Thơ Kinh khẽ
gọi cái tên anh đã thầm gọi trong tim hàng ngàn hàng trăm lần. Vừa trong thấy,
nước mắt Lu xi đã dàn dụa. Lu Thơ Kinh ôm Lu xi vào lòng.Anh nói:
-
Về
với anh đi em, anh sẽ không bao giờ để em phải buồn tủi.
Lu
xi hôn lên chiếc áo sợi bông của Lu Thơ Kinh, ngửi mùi quen thuộc trên áo. Cô
biết người đàn ông này vĩnh viễn không thể xa rời cuộc đời mình. Cho dù tình yêu
này chắc chắn không có kết cục, nhưng cô muốn.
Sự
trở lại của Lu xi, khiến Lu Thơ Kinh thêm chấn phấn. Lu Xi đã chỉnh lý những cảm thụ ở bệnh viện người da
đen tại Xiu sư ton thành bút ký trao cho Lu Thơ Kinh. Được sự cổ vũ và giúp đỡ
của Kelei ta và Lu xi, Lu Thơ Kinh đã lần lượt viết ra hai cuốn sách chấn động
thế giới “Sải bước đến tự do” và “ Tại sao chúng ta không thể chờ được nữa”.
Năm
1959, Lu Thơ Kinh sang Ấn Độ du lịch và phát triển thêm chiến lược phi bạo lực
của Gan di. Cuối năm đó, Lu Thơ Kinh đem theo Keleita xà Lu xi về quê hương Atlanta. Anh hy vọng lập sự
nghiệp lớn hơn taị đây.
Những
năm tháng ở Atlan ta, lúc không làm việc Lu Thơ Kinh dắt tay Lu xi đi khắp mọi ngóc nghách của thành phố này.
Nhìn cảnh ấy, Kelei ta mỉm cười nói,
-
Hai người tương xứng như vậy, nếu chồng mình không gặp mình trước, nhất định
anh ấy sẽ lấy Lu xi làm vợ.
Như
vậy là, theo đaọ lý thông thường, ba người không thể sống chung, nhưng vì lương
thiện và thương yêu họ đã sống vô số những
ngày tháng vui vẻ.
Một
hôm Kelei ta giao ước với Lu xi, chị lấy sổ khám bệnh của mình ra, Lu xin nhìn
thấy trong sổ bệnh án viết “Bệnh tim tiên thiên tính”. Ke lei ta nắm tay Lu xi
nói:
-
Chúng
mình cùng yêu một người đàn ông, nếu một ngày nào đó mình đi trước khỏi thế giới
này, xin bạn hãy chăm sóc anh ấy, mình nhờ bạn.
Lu
xi nói:
-
Em
xin nhận, chị và anh ấy đều là người yêu nhất của đời em.
CUỘCĐỜI VĨ ĐẠI, TÌNH YÊU BÂT HỦ
Năm
1963, Cuộc diễu hành thị uy trên quy mô lớn gành quyền tự do bình đảng của người da đen Bo
ming han do Lu Thơ Kinh tổ chức đã đẩy
phong trào của người da đen từ miền nam lên miền bắc, Lu Thơ Kinh đã chuẩn bị một
bài nói chuyện trước quần chúng.
Được
Keleita và Lu xi gíup đỡ, Lu Thơ Kinh đã viết xong bài diễn văn “Tôi có một mộng
tưởng”. Ngày 28 tháng 8, hai mươi lăm vạn người đã tụ tập tại thủ đô Wa shinh
Ton, bằng phương thức tập họp hoà bình, tiến hành cuộc thị uy “Tiến quân tự
do”. Lu Thơ Kinh đứng trứơc nhà kỷ niệm Lin
Côn đọc bài diễn văn xúc động lòng người trước quần chúng – “Tôi có một mộng tưởng”.
Suốt
trong quá trình đọc, Ke lei ta đứng bên cạnh chồng một cách kiên nghị, muốn
cùng chồng đối mặt trước tất cả, kể cả những viên đạn có thể sẵn sàng bắn đến,
còn trong làn sóng mấy chục vạn người, Lu xi đang chăm chắm nhìn vợ chồng Lu
Thơ Kinh. Lu xi yêu sâu nặng người đàn ông vĩ đại này, muốn giúp anh làm mỗi việc.
Lu xi cũng yêu thích Ke lei ta khoan dung. Từ lâu Lu xi đã ngầm thề trong lòng,
vĩnh viến không bao gìơ phá hoại gia đình của họ. Cô tôn gọi Kelei ta là chị mình.
Trong
phút chốc, “Tôi có một mộng tưởng” y như những bông hoa thắng lợi nở khắp một đất
nước tìm đòi bình đảng. Do đó Lu Thơ Kinh đã trở thành nhân vật trong năm của “Tuần
san thời đại”. Năm 1964, Lu Thơ Kinh được nhận giải thưởng Nô ben hoà bình quốc
tế.
Khi
phong trào dân quyền do Lu Thơ Kinh thúc đẩy mở ra như lửa như trà, thế lực đối
địch của Lu Thơ Kinh cũng dùng mọi thủ đoạn cản trở. Sau khi Lu Thơ Kinh được giải
Nô ben hoà bình không lâu, Hu po, cục
trưởng cục điều tra liên bang thời đó kiếm được một băng ghi âm. Băng ghi âm
này đã ghi lại sự thực đời sống chung của Lu Thơ Kinh, Ke lei ta và Lu xi. Cuốn
băng đã trở thành chứng cớ mạnh mẽ về cuộc tình ngoài hôn nhân của Lu Thơ Kinh.
Hu po sung sướng như điên, lập tức mời hàng loạt phóng viên đến xem băng ghi âm này. Nhưng không có nhà báo nào công bố cuốn băng này trước công chúng, Mọi
ngươì đều bị chấn động trước mối tình kỳ lạ hiếm có trên đời, không ai nhẫn tâm
đi phá hoại.
Nhưng
không phải tất cả mọi người đều ủng hộ
Lu Thơ Kinh. Khoảng 6 giờ chiều ngày 4 tháng 4 năm 1968, Lu Thơ Kinh, Kelei ta
và Lu xi đến ăn cơm trong phòng 306 khách sạn Luo lin. Sau bữa cơm, Lu Thơ Kinh
đi lên ban công suy nghĩ về cuộc hop buổi
tối. Giữa lúc đó súng nổ, viên đạn xuyên qua cổ Lu Thơ Kinh. Người đàn ông vĩ đại
đã ngã gục. Trong giờ phút cuối cùng, Lu Thơ Kinh cầm tay Lu xi và Kelei ta
nói:
-
Hạnh phúc nhất kiếp này là có hai em, đáng tiếc nhất kiếp này là không thể lấy
Lu xi….
Lu
Thơ Kinh gặp nạn khiến hàng trăm thành phố của Mỹ lâm vào cơn phẫn nộ và đau đớn.
Ngày thứ tư sau khi Lu Thơ Kinh qua đời, Ke lei ta và Lu xi liền nhịn nước mắt dũng cảm đứng dậy, lãnh đạo cuộc diễu hành thị
uy quy mô lớn 5 vạn người, Ke lei ta kêu gọi thị dân:
-
Không nên sử dụng bạo lực! Từ chối bạo lực. Đây cũng là lời kêu gọi của Lu Thơ
Kinh khi còn sống.
Chị
đứng tại nơi Lu Thơ Kinh đã từng hô “Tôi
có một mộng tưởng” vừa khóc vừa nói:
-
Tôi sẽ ghi sâu ước nguyện để lại của chồng và chiến đấu cho ước nguyện đó. Còn
Lu Xi đứng bên cạnh Ke lei ta, cầm tay chị một cách kiên định. Vì Lu Thơ Kinh,
trái tim của hai người đàn bà đã hoà làm một.
Từ
đó trở đi, Ke lei ta luôn luôn sống goá bụa, còn Lu xi cũng suốt đời không lấy
chồng. Hai người đoàn kết bên nhau, tiếp tục sự nghiệp chưa thành của Lu Thơ
Kinh và giành được thành tựu lớn. Năm 1969, Ke lei ta thành lập Trung tâm cải
cách xã hội phi bạo lực. Năm 1981, Kei lei ta quyên góp được khoản kinh phí tám
triệu đô la, xây dựng nhà bảo tàng Trung tâm Lu Thơ Kinh tại thành phố Át lan
ta. Tháng 1 năm 1986, Nhà trắng ban bố
pháp lệnh, quy định hàng năm lấy ngày thứ hai của tuần thứ ba tháng giêng là
ngày kỷ niệm toàn quốc mục sư Lu Thơ Kinh của nước Mỹ. Đó cũng là ngày nghỉ
theo luật định.
Một
ngày đầu năm 2006, Ke lei ta nằm trên giường, bởi mắc bệnh đau tim nặng, sau đó
ít lâu chị qua đời. Chị kéo tay Lu xi nói:
-
Lu xi, em biết không, chị yêu em và Lu Thơ Kinh
sâu đậm biết chừng nào. Chị và Lu Thơ Kinh sắp sửa gặp nhau rồi. Chị sẽ
nói với anh ấy, kiếp sau nhất định phải lấy Lu xi làm vợ.Chị hy vọng, từ nay về
sau, chúng mình vẫn đoàn kết bên nhau. Nếu một ngày nào đó, em cũng ra đi, chị
mong em có thể an táng cạnh anh chị.
Lu
xi khóc, nói nhỏ bên tai Kelei ta:
-
Chị
vĩnh viễn là chị gái của em, là người thân nhất của em.
Sau
khi Ke lei ta qua đời, có hàng vạn người đưa tang, các địa phương trên nước Mỹ
đã treo cở rủ. Trong đám tang Kelei ta, Tổng thống Mỹ nói:
-
Keleita không chỉ là phu nhân của Lu Thơ Kinh, mà cũng hoàn thành sự nghiệp của
mình. Chị là người đàn bà chân chính. Còn lúc bấy giờ ai ai cũng biết, đằng sau thành tựu to lớn mà Lu Thơ Kinh và Ke lei ta tạo ra, có một
người đàn bà lặng lặng canh giữ hại người. Người đàn bà đó không cầu danh,
không cầu lợi. Tất cả giá bỏ ra chỉ vì một tình yêu tràn đầy.
Tháng
12 năm 2008, bởi bệnh ung thư phổi, Lu xi ôm trong lòng quyển nhật ký bìa đen đã
vĩnh viễn nhắm hai mắt. Trong bức thư để lại chị viết:
-
Em vĩnh viễn ghi nhớ giây phút gặp lại anh ở Xiu si ton. Hôm ấy trời đẹp lạ thường,
xuyên qua hành lang dài ngợp nắng vàng, em đã nhìn thấy dáng anh đẹp trai thông minh . Đêm hôm ấy, lần đầu tiên
anh hôn em. Chúng mình chỉ thế mà thôi, song khiến em hoài niệm suốt đời. Anh
đã tặng em quyển nhật ký này. Anh bảo, bởi vì trên đó có em, có anh, có chúng
mình. Hiện nay em cũng sắp lên Thiên đường, em sẽ để quyển nhật ký lại nhân gian, hy vọng câu chuyện
của chúng ta có thể sống mãi. Mọi người sẽ nhìn thấy một Lu Thơ Kinh vô cùng
thuần khiết, tinh tế và lương thiện.
Theo
di chúc của Lu xi, người ta đã an táng tro xương của chị ở giữa Lu Thơ Kinh và
Kelei ta.Tháng 6 năm 2000, nhà sử học Mỹ Taylo Bu lan xi cuối cùng đã công bố mối tình của ba
người trước thế giới.
Lu
xi, Kelei ta và Lu Thơ Kinh đã tiến hành cuộc tình tay ba rất thẳng thắn vô tư,
nếu có ai hỏi về kỳ duyên khiến người đời cảm thán này, xin hãy đọc “Tôi có một
mộng trưởng”. Nó sẽ nói với bạn, sứ mệnh
của tình yêu đã cảm thiên động địa, ý nghĩa của tình yêu là nguyên nhân vĩnh viễn
không nên đặt câu hỏi.
Vũ
Công Hoan dịch
(Theo “Tạp chí Tình yêu, hôn
nhân và gia đình” tháng 11 năm 2009)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét