KIM THANH
Cô đơn
Thái Thăng
Long
Ngôi nhà đẹp cô đơn trong vườn rộng
Em cô đơn trong sắc đẹp mê hồn
Quyền lực cô đơn giữa bốn bề tham
vọng
Núi cao cô đơn trước thác lũ
mưa tuôn!
Lời bình
của KIM THANH
Tập thơ Đồng hành thế kỷ với
162 bài đã mang đến cho người đọc trong đó có tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Mỗi
bài một vẻ với những gam màu khác nhau. Riêng tôi, thú thực là đã choáng ngợp
và như lạc giữa rừng thơ muôn chiều của anh. Nhà thơ tâm sự: “Với tôi
thi ca là nơi ẩn náu tâm hồn mình”. Phải chăng đó chính là tuyên ngôn sáng
tạo của nhà thơ Thái Thăng Long?
Mỗi lần đọc bài Cô
đơn của anh, tôi lại có thêm một cảm giác mới, nó có chút gì đó vừa vời
vợi, man mác nỗi buồn sâu thẳm, vừa đượm triết lý nhân sinh.
Ngôi
nhà đẹp cô đơn trong vườn rộng
Thiết tưởng, nỗi
cô đơn chỉ có ở con người, nhà thơ Thái Thăng Long lại bắt được thần thái “Cô
đơn” của ngôi nhà đẹp. Ngôi nhà ấy biểu trưng cho tâm hồn tác giả trước
“khu vườn rộng của ký ức”. Câu thơ giàu ẩn dụ thể hiện sự chiêm nghiệm của anh
về sự chật chội của không gian và thời gian đời người…
Em
cô đơn trong sắc đẹp mê hồn
Vẫn theo mạch
phát triển tư duy, chiêm nghiệm đó, câu thơ tiếp theo, hình ảnh thơ lung linh,
đẹp và buồn, và có chút gì chênh chao, nhói lạnh.
Cô gái có “Sắc
đẹp mê hồn” ấy lẽ ra phải hạnh phúc, sao vẫn cô đơn? Không! Nỗi cô đơn của
cái đẹp không có chỗ để song hành. Câu thơ bừng sáng lên, mang vẻ đẹp giàu biểu
cảm.
Sự cô đơn của người đẹp chính
là nỗi buồn thánh thiết của nhà thơ như những bậc thang, tác giả đưa ta lên
từng-bậc - thơ một,
mỗi bậc là một chiêm nghiệm,
một đúc kết:
Quyền
lực cô đơn giữa bốn bề tham vọng
Người có quyền
lực tưởng chừng có tất cả, nhưng quyền lực cũng không thể giải vây được nỗi cô
đơn của chính “quyền lực” trong mỗi con người. Câu thơ chuyển tải bao ý
nghĩa, quyền lực, khái niệm của uy quyền…cũng không thể quyết định được số phận
của chính mình. Vì thế có thể nói, cô đơn là mẫu số chung của kiếp người. Cái
tham vọng thì vô biên, quyền lực và đời người thì chập chờn, ngắn ngủi. Sao ta
cứ mãi lùng nhùng “giữa bốn bề tham vọng”? Mục đích cuối cùng của đời
người là gì? Đó cũng là câu hỏi, là sự trăn trở của một nhà thơ luôn tự giằng
xé, thức tỉnh mình. Ý thơ mang tầm khái quát cao.
Bậc thang cuối
cùng mở ra một thế giới quan về nhận thức:
Núi
cao cô đơn giữa thác lũ mưa tuôn!
Hình ảnh thơ cụ
thể ngôn ngữ ấn tượng, gợi tả, mượn hình tượng “Núi cao” làm đối tượng
so sánh với hiện tượng thấp hơn là nước nhưng có sức mạnh tiềm ẩn “Thác lũ
mưa tuôn”. Núi dù cao, kiêu hãnh bao nhiêu cũng bất lực, cũng cô đơn như
thể con người.
Tác giả mượn cái
vô biên của vũ trụ để kết thúc bài thơ như một dự báo. Năm từ “Cô đơn”
trong bài thơ bốn câu đặc quánh là điểm nhấn, như một thông điệp gửi đi từ lòng
tác giả./.
14.8.09
bai binh có săc thái riêng của cây but la.Tôi ấn tương hình hơn.nhìn chung cũng đươc
Trả lờiXóaCám ơn sự đồng cảm, sẻ chia!
Xóatrên đời nay ai cũng có luc cô đơn.bạn cho cô đôn là mẫu số chung thì e...bi quá chăng!
Trả lờiXóaBài bình thật khá:"Năm từ cô đơn đặc quánh" Đó sự trống rỗng giữa hữu hạn và vô hạn
Trả lờiXóa