NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY Ở NƯỚC NGA ( Tiếp theo và hết)
Ghi chép và ảnh của Vũ Nho
Thăm bảo tàng chiến tranh vệ quốc, nghĩa trang danh
nhân, nhà thờ chúa cứu thế ở Mát xcơ va
Bảo tàng Chiến tranh Vệ quốc
to vật vã. Có lẽ cái từ vật vã của tiếng
Việt cũng chưa diễn tả hết sự đồ sộ, hoành tráng của Bảo tàng này. Nhóm tham
quan
lọt thỏm trong tầng một là phần Tưởng niệm và Xót
thương. Nơi đây vĩnh viễn tưởng niệm gần 27 triệu người xô viết đã hi sinh bảo
vệ Tổ quốc trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Trong đó có nhóm tượng
Xót thương, tượng trưng bằng hình ảnh người phụ nữ của tất cả các bà mẹ, người
vợ, người chị, người em và những bé gái đang khóc thương những người hi sinh
trong những năm chiến tranh. Bức tượng làm bằng đá trắng lấy từ U ran, tác giả
là giáo sư, nghệ sĩ nhân dân L.E. Kerbel.
Bên ngoài nhà
Bảo tàng to vật vã
Dọc các bức tường bảo quản các cuốn “ Sách kỉ niệm”,
nơi ghi họ tên tất cả các binh sĩ và sĩ quan đã hi sinh trong chiến tranh.
Trên trần nhà rủ xuống
2 triệu 600 ngàn giọt lệ pha
lê tượng trưng cho sự xót thương những
người hi sinh.
Nghỉ chân trong
Bảo tàng
Từ trái sang: Kim
Hiền, Y Ban, Hoàng Minh Tường, Lê Văn Thảo
Tầng hai là phần Vinh quang. Có
thể xem các trận đánh quan trọng nhất ở Xtalingrat, Leningrat, Kuốc-xcơ,
Đơnhiev, cuộc tấn công Beclin bằng tranh toàn cảnh kết hợp vật thật với tranh.
Nơi tầng hai cũng đặt tượng các tướng
lĩnh anh hùng Liên xô, ghi tên những người lính và sĩ quan được phong anh
hùng. Vũ Nho, Hoàng Minh Tường chụp ảnh
với tượng Nguyên soái Giu cov.
Nghĩa trang danh nhân Mátxcơva
quả là một nơi độc đáo không thể không thăm. Chỉ biết rằng ở đây toàn những
người nổi tiếng trong mọi lĩnh vực. Đồng thời mỗi người có một kiểu tượng, một
kiểu trang trí không lặp lại ai. Tôi chú ý đến tượng vợ của Tổng thống
Goóc-ba-chov, một bức tượng đồng to hơn người thường và ở dưới có rất nhiều hoa
tươi. Bôrít Enxin không có tượng nhưng có một lá cờ Nga to đùng đặt ngay cạnh
lối đi. Tượng Khơ-rút-sôv bên cạnh tượng người cháu cũng họ Khơ-rut-sôv làm
phóng viên. Có tượng nữ anh hùng Dôi-a, tượng người sáng chế hỏa tiễn
Ka-chiu-sa. Tượng nhà thơ Thổ nhĩ kì Na Dim Hit mét, các nhà văn, nhà thơ thì
có Gô gôn, Sekhôv. Otxtrôvxki, Maiacovxki, Bugancov,…
Tượng tác giả
Thép đã tôi thế đấy! trong Nghĩa trang danh nhân
Vào nghĩa trang chỉ là thực hiện
cuộc dạo chơi. Hôm ấy, nhà thơ A. Vozơnhexen xki, tác giả lời bài hát “ Triệu bông hồng” vừa mới mất.
Mọi người đang đứng xung quanh tưởng niệm. Ai đó trong Đoàn có ghi lại hình ảnh
này.
Chiều Nguyễn Huy Hoàng đưa đi
thăm nhà thờ Chúa cứu thế, cầu tình yêu, một Bệnh viện trong rừng. Phải nói Nguyễn Huy Hoàng là cây từ điển biết
đi. Anh đưa đoàn và giới thiệu không khác gì một hướng dẫn viên du lịch chuyên
nghiệp.
Nhà thờ Chúa Cứu
thế ở Matxcơva
Theo lời kể của Nguyễn Huy Hoàng, năm 1812, sau
chiến thắng Na-pô-lê-ông, Nga Hoàng quyết định xây nhà thờ Chúa cứu thế để tạ
ơn. Mãi đến năm 1825 nhà thờ mới được khởi công. Các bà xơ của nhà thờ cũ đã
tiên tri rằng khi xây xong nhà thờ mới thì
50 năm sau chắc chắn nó sẽ bị phá hủy. Cuộc xây dựng kéo dài 62 năm. Năm 1887
mới hoàn thành. Đúng 50 năm sau, năm 1937, chính quyền xô-viết quyết định nổ
mìn phá nhà thờ để xây ngôi nhà xô-viết cao nhất thế giới. Nhưng rồi chiến
tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Người ta không xây dựng được. Mãi đến năm
1957, tại đây đã xây bể bơi quốc gia. Có rất nhiều người chết đuối ở bể bơi
này. Năm 1994, Bô-rit En-xin kêu gọi quyên góp để xây lại nhà thờ. Đó là thời
kì nước Nga rất khó khăn. Nhưng dân Nga đã ủng hộ vượt mức. Nhà thờ được xây
trong vòng 4 năm. Hoành tráng và đồ sộ như cũ. Đồng thời lại còn làm một ga tàu
điện ngầm để lên nhà thờ dễ dàng. Vẫn là tiền của dân, người ta xây một cây cầu
qua sông Mat-xcơva, cầu chỉ dành cho người đi bộ. Trên cầu có những chiếc khóa
tình yêu của các cặp yêu nhau.
Khi
mọi người vào trong nhà thờ thì gặp đúng lúc các cha cố đang làm lễ. (Khi vào
nhà thờ Kadanxki ở Xanh Petecbua, cũng gặp lúc đức cha hành lễ. Oleg đã mua cho
mỗi người một cây nến, cắm vào giá để cầu nguyện cho người thân). Lúc này Y Ban
đã xếp hàng chờ Đức cha khuyên vào trán để ban phước. Nhưng vì không có thì giờ
nên Ban đành tiếc rẻ đi theo đoàn.
Dự kỉ niệm
210 năm ngày sinh thi hào A. Pu skin và thăm Trung tâm Việt, kí biên bản hợp
tác hai Hội nhà văn
Trước khi đến thăm ốp anh Hiển –
Trung tâm Việt, Nguyễn Huy Hoàng cho xe đi lòng vòng theo đường vành đai của
thành phố. Khi thì đi trên nóc nhà cao mười tầng, lúc lại chui xuống lòng đất
mấy chục mét. Con đường rộng thênh mỗi bên 3 làn xe. Hầu như không phải dừng ô
tô. Cứ tốc độ tằng tằng 80 cây số giờ.
Hôm ấy là ngày sinh lần thứ 210
của Đại thi hào A.Puskin. Không phải là
một cuộc mít tinh hoành tráng với kính thưa kính gửi. Chúng tôi đến chân tượng
đài của Người ở một con phố thủ đô. Nắng đẹp. Xung quanh bày bán rất nhiều
sách. Một số người khoảng hai ba chục tụ
tập dưới chân tượng. Một vài vị đọc thơ của Puskin, về Puskin. Cũng thấy có máy
quay ghi hình ảnh và phỏng vấn. Chúng tôi
nhập vào đám đông. Một phụ nữ Nga chìa cho tôi cuốn sách bà tự viết, tự
in. Đó là cuốn : “Những đoạn đời của Grigori Grigorievit Puskin, người chắt
đáng yêu của nhà thơ Pu skin”. Tôi mua cho bà để ghi nhớ chuyến đi. Tên bà là Nadejda Paina.
Thật là một cuộc kỉ niệm giản dị mà độc đáo.
Tượng A.X.Puskin
ở Mát xcơva trong ngày kỉ niệm 210 năm ngày sinh
Đến thăm ốp của anh Hiển, một
trung tâm Việt Nam. Anh Trung (Bí thư Đảng ủy), anh Tâm (Tham tán công sứ) cùng
dự. Anh Hiển vốn là Tiến sĩ Y khoa. Cái
ốp to tổ chảng như thế thì phải có tiền tấn mới mua được. Tất cả người Việt làm
ăn sống tại ốp này. Có cả một xưởng sửa xe ô tô. Có chợ thực phẩm chẳng kém gì
Bắc Qua ở Hà Nội.Chợ thực phẩm trong ốp có đủ mọi thứ rau quả và thịt thà. Rồi
thì hiệu cắt tóc, hiệu ăn, chỗ sơn sửa móng làm đẹp cho chị em, cả mát xoa, thư
giãn,…
Hôm ấy là một cuộc họp mặt đông
vui nhất. Sau lời giới thiệu của Nguyễn Huy Hoàng về Đoàn và những người tham
gia buổi gặp, mọi người nâng cốc chúc mừng hội ngộ. Rồi anh Tâm đọc thơ, anh
Trung đọc thơ, anh Thảo phát biểu, Hoàng Minh Tường tái bản thơ ca về các cô
gái Đồng Lộc, Châu Hồng Thủy đọc thơ trong đó có bài thơ Áo đỏ theo yêu cầu của
Vũ Nho để nhớ lại thời Thế Sinh, Chu Văn Sơn, Văn Giá, Châu Hồng Thủy, Hoàng
Dân, Trần Hòa Bình,…hoạt động văn chương.
Rồi Nguyễn Huy Hoàng đọc thơ, Lê Anh Tuấn đọc thơ, anh Đào Dũng phát
biểu, Hồng Hà hát. Không thể nhớ hết vì không khí rất thân tình, cởi mở. Lại có
tí hơi cay kích thích. Rồi dù có người can, nhưng Vũ Nho vẫn cứ uống một chén
đầy với anh Hiển. Uống vì ngưỡng mộ người đã có tài, có trí, có gan, có tiền
mua lại của Nga cả một tòa nhà đồ sộ làm Trung tâm Việt. Đã thế lại còn dự định
sẽ xây hai Khách sạn ở hai bên. Dự án đã được duyệt. Khi xây khách sạn chắc lại
phải chi tiền tấn!
Tiệc tan, mọi người chụp ảnh chung kỉ
niệm.
Buổi chiều kí biên bản về hợp tác giữa Hội nhà văn Việt
Nam và Liên bang Nga. Chính vì việc này
mà lỡ hẹn với Châu Hồng Thủy và Lê Anh Tuấn.
Tham dự cuộc gặp còn có Tổng biên tập báo Den literatury ( Ngày Văn
học). Chủ tịch hội nhà văn Liên bang Nga là GS.TS sử học Valeri Ganhichev, đồng
thời ông còn là Phó chủ tịch cộng đồng Nga toàn thế giới. Khi đã giới thiệu
mọi người xong, Oleg và Kim Hiền loay
hoay với văn bản. Chủ tịch Hội bạn nói về những khó khăn khi Liên xô tan rã,
việc duy trì hoạt động của Hội nhà văn Nga, những việc Hội đã làm về Hội thảo,
xuất bản, đặc biệt là kỉ niệm sáu mươi năm chiến thắng phát xít và những năm
gần đây. Dĩ nhiên Vũ Nho phải đóng vai người dịch. Khi Kim Hiền chuẩn bị xong
văn bản, cô dịch tiếp phần còn lại. Hai
vị đại diện Hội nhà văn kí văn bản hợp tác, trao tặng sách và quà lưu niệm.
Trong những cuốn sách riêng mà chủ tịch Hội nhà văn Nga tặng đoàn có Nữ hoàng, Những dặm Nga, Ở các nhà văn Nga và Tư tưởng
Nga bách thắng. Mọi người uống trà và bài hát Bài ca
tuổi trẻ sôi nổi được vang lên bằng tiếng Nga.
Sau khi kí Biên bản hợp tác. Người đứng giữa là GS Ganhichov, Chủ tịch Hội
nhà văn Nga, bìa trái là Oleg Pavykin, Trưởng ban Đối ngoại Hội nhà văn Nga
Thăm
thành phố Vladimir và Xuzđan
Cộng đồng người Việt do các anh
Huy Hoàng, Trần Xuân Quế và Nguyễn Lam mời cả đoàn đi Vladimir cách Mátxcơva
170 km. Huy Hoàng, Lê Văn Thảo, Vũ Nho ngồi xe anh Lam; YBan, Hồng Hà, Hoàng
Minh Tường ngồi xe anh Quế. Trên đường xuống Vladimir, dừng lại ở quán ven
đường uống cà phê và ăn nhẹ. Chiều thăm thành phố. Bảo tàng, nhà thờ đều rất
đẹp. Nghỉ ở khách sạn ba sao Vòng vàng. Chiều tối thăm nhà nghỉ của anh Hiếu,
Chủ tịch cộng đồng người Việt ở Vladimir. Ông cụ nhà anh Hiếu rất vui. Cụ sang
Nga đã ba năm rồi. Vui vì gặp đồng hương. Còn vui hơn vì mấy ngày nữa, cụ cũng
sẽ bay về Việt Nam. Thế mới biết cái tình quê hương thật sâu đậm trong mỗi
người. Ngày xưa, Nguyễn Trung Ngạn đi sứ, mặc dù được tiếp đãi trọng thị, vật
chất đầy đủ nhưng ông vẫn thấy:
Giang Nam
tuy lạc bất như quy
Dầu vui đất khách chẳng bằng về
Quy
hứng
Tâm trạng ông thân sinh anh Hiếu cũng vậy thôi.
Không khí gặp gỡ thật thân tình, cởi mở.
Có một chuyện cũng cần ghi lại. Dọc đường xuống Vladimir, có bốn lần gặp
mấy cô gái ăn mặc rất màu sắc bên đường. Huy Hoàng nói đấy là các cô làm nghề
chiều khách. Chỉ đỗ xe lại là có thể thỏa thuận vui vẻ. Tôi rất muốn chụp ảnh
hai cô gái nhưng vì xe không dừng và ngồi phía trong nên không tiện cho tác
nghiệp. Anh Thảo đùa rằng chụp làm quái gì. Tốt nhất là chúng tôi đợi ông ba mươi
phút. Ông có thể hoàn thành chuyến thực tế. Vũ Nho báo
cáo Trưởng đoàn rằng nếu thực tế, thì nhà tiểu thuyết cần thực tế hơn nhà phê
bình. Vả lại chuyện này, Trưởng đoàn chưa xin ý kiến ở nhà, sợ rằng ảnh hưởng
nhiều thứ,…
Anh Phong dẫn đoàn đi
Xuzdan. Thăm nhà thờ chính và nhà thờ gỗ. Nhà thờ chính rất đẹp. Bên
trong có bảo tàng về con người và cuộc sống Xuzđan 100 năm trước. Khi thăm gian
lớp học, có sổ ghi cảm tưởng. Vũ Nho có ghi mấy chữ. Đại ý rằng đọc thơ Trần
Đặng Khoa viết về Xuzđan tặng Trần Đăng Suyền, biết thành phố cổ, bây giờ có điều kiện đến tận nơi để chiêm
ngưỡng.
Xuzđan trong thơ Trần Đăng Khoa trong chiều trắng
tuyết. Còn hôm nay, Xuzđan đang mùa mướt mát xanh tươi, trong hương cỏ mới xén
thơm thanh tao như hương cốm gọi mời,…
Mọi người mua
một vài vật lưu niệm.
Thăm nhà thờ gỗ. Trong khuôn viên nhà thờ, có một ngôi
nhà gỗ tiêu biểu của nông dân Nga. Cả nhóm vào thăm. Xem bếp lò, xem bàn ăn,
xem chậu hoa bên cửa sổ. Chụp ảnh với người trông coi. Hoàng Minh Tường gặp các
cô sinh viên mĩ thuật đang vẽ. Nhà văn kiêm họa sĩ họ Hoàng nhờ Vũ Nho chụp cho
mấy tấm ảnh cạnh các cô.
Thành phố Vladimir
Quay về ăn trưa
ở chợ cộng đồng. Chia tay anh Hiếu và anh Phong về Mát. Anh Hiếu tặng mỗi thành
viên một tập sách giới thiệu thành phố Vladimir
và vật lưu niệm.
Nhà thờ gỗ ở
Xuzdan
Ăn cơm tối ở
nhà anh Quế. Bữa cơm mang tính chất gia đình thân mật, đầm ấm.
Buổi sáng hôm 10 tháng Sáu tiễn Hoàng Minh Tường đi Ba
Lan. Có chút hơi ái ngại cho nhà văn họ Hoàng một mình một tàu bay đường xa dặm
thẳm. Anh Lê Văn Thảo,Y Ban và Vũ Nho
trả lời phỏng vấn Đài phát thanh tiếng nói nước Nga. Tạm biệt gia đình Kim
Hiền. Đem đồ đạc đến để ở phòng Oleg Bavykin. Theo yêu cầu của anh Thảo, Oleg
đưa đến thăm trường viết văn Gorki ( literaturnyi institute imenhi A.M.Gorkovo). Cả nhóm đi bộ ở phố Acbat. Ăn
trưa ở quán cuối đường. Đi Metro về chỗ để xe ô tô. Oleg chở ba người ra sân
bay. Làm thủ tục lên máy bay về nước.
Hà Nội, 25/6/2010
V.Nh.
bka cứ mơ nước NGA mà biết bao giò được đến nước NGA đây
Trả lờiXóaNước Nga chẳng phải quá xa
XóaMuốn đi là được thôi mà KIM ANH!