Vũ Nho chủ trang
THẾ GIỚI LOÀI VẬT TRONG THƠ
THIẾU NHI CỦA VŨ XUÂN QUẢN
Tập thơ “Truyện muôn loài”
Vũ
Nho
Vũ Xuân Quản bắt đầu sự nghiệp làm thơ của mình bằng
tập thơ viết cho thiếu nhi “ Con đường
thu bay” do Sở văn hóa và thông tin Hòa Bình xuất bản năm 2000. Mấy năm sau đó,
nhà thơ xuất bản liên tiếp 4 tập thơ viết cho người lớn : Gieo mầm ( 2002),
Duyên trời ( 2003), Huyền thoại sông Đà ( 2007), Kì tích thoạt đầu sông (
2008). Rồi tác giả lại quay lại với đề tài cho các em : Thần Lửa ( 2010). Sau
khi công bố tập thơ này, cái tên Vũ Xuân
Quản xuất hiện trên báo giấy, báo mạng chủ yếu là những vần thơ viết cho các
em. Hình như nhà thơ bắt đầu cảm thấy chuyên tâm về mảng đề tài này, và cũng
cảm thấy niềm hứng khởi khi viết cho trẻ
em. Không biết có phải sau khi lên chức ông, nhà thơ yêu cháu này có nhu cầu
quan sát, kể chuyện, chăm sóc cháu, nên chuyên tâm về những chuyện xung quanh
cháu hay không. Chỉ biết là bây giờ, tác giả lại đã có “Truyện muôn loài” với
38 bài thơ lục bát dành cho cháu mình và các cháu bé cùng lứa tuổi.
Đúng như cái tên của tập thơ, “Truyện
muôn loài” kể chuyện các loài vật nuôi
trong nhà như chó cún, mèo con, gà trống choai, gà nhép, con vẹt, đến
những con vật trong vườn ngoài đồng như
chào mào, bướm trắng, đom đóm, ếch ộp,
cò, vạc, cua, cáy,…
Nhà thơ khi thì sắm vai ông nội “kể say sưa”, khi thì
nhập vào vai đứa cháu quan sát rồi miêu tả, khi lại đóng vai người kể chuyện
ngôi thứ ba, biết hết tất cả, thạo hết tất cả. Tuy vậy, hầu hết các bài thơ
được cảm, được nhìn, được kể bằng đôi mắt trẻ thơ của nhân vật “cháu”:
Đây là con Vẹt qua lời kể, cách kể của đứa cháu:
Con vẹt
nhà cháu hâm hâm
Cháu đi
là nó hét ầm cả lên
Lên
giọng như chị bảo em
Con
Vẹt láu lỉnh
Con Vẹt ấy “láu lỉnh” lắm, nên nó còn dạy dỗ anh bạn
nhỏ, cứ như là giọng bố mẹ, hay giọng ông bà dặn dò và hứa hẹn:
Trật tự
vì lớp khá đông
Nhớ
năng phát biểu và không nghịch ngầm
Tối về
cũng phải học chăm
Đạt học
sinh giỏi cuối năm có quà
Thú vị nhất là con Vẹt ấy có tính hài hước, thích chế
diễu cái bệnh “ham ăn kẹo” của anh chàng
học sinh hay vòi vĩnh:
Xấu
chưa cậu học sinh còm
Chỉ
nhăm nhe hỏi “ông còn kẹo không?”
Con
Vẹt láu lỉnh
Cháu là người ưa hoạt động, thích quan sát, hay tò mò.
Chơi với cún, cháu thân thiết, nhưng cũng thẳng thắn phê bình cái tính “lêu
têu” của bạn. Và chuyện hai người bạn chơi bóng đá thật là ngộ nghĩnh :
Đá bóng
mày cũng khoái chơi
Chồm
lên mày đú, mày đòi bắt gôn
Bóng
căng tao sút kinh hồn
Mày
nhoài người bắt dáng con nhà nòi
Vô lê
chéo góc cún ơi
Bóng
bay vào lưới tao cười tẹt ga
Cún
con
Tình cảm gắn bó như thế, cho nên khi chia tay cún con
đi học, người bạn đã nhìn thấy sự xúc động rưng rưng của người bạn nhỏ vì không
có bạn chơi:
Tiễn
tao đến lớp sáng nay
Mặt mày
buồn thỉu…mắt mày rưng rưng
Cún
con
Rồi thật là cẩn thận, chu đáo khi hai người đi chơi
giữa mùa mít chín “ “Mùi thơm ngào ngạt giăng đầy lối đi”, chú học sinh đã
không quên dặn dò, nhác nhở cún :
Cún ơi
bám tớ…không thì
Đến gần
mít rụng có khi vỡ đầu!
Mít
chín
Tuy nhiên, không phải mọi bài thơ trong tập đều được cảm, được nhìn,
được tả lại bằng góc nhìn của cháu.
Trong câu thơ sau:
Rộn
ràng cánh bướm thơ ngây
Trang
thơ cháu đọc rơi đầy nắng tươi
Bướm
trắng
Bảo là lời của ông cũng được, nhưng bảo là lời của
cháu cũng không hẳn là sai. Như đã nói, để thay đổi giọng điệu, không ít lần
nhà thơ đã kể chuyện các con vật bằng giọng kể của ngôi thứ ba. Không phải
giọng của cháu, mà cũng không hẳn là giọng của ông. Trong những lần như vậy, sự
quan sát tinh tế, việc chọn lọc chi tiết để miêu tả chính xác đã đem đến cho bạn đọc những thú vị hết sức bất ngờ.
Chẳng hạn chân dung chú mèo con :
Mèo con
nứt mắt đã già
Hai bên
ria mép mọc ra rất nhiều
Suốt
ngày meo mẻo mèo meo
Lẽo
đẽo, kì kèo, léo nhéo đòi ăn
Mèo
con
Chân dung con cáy thật sinh động về màu sắc, đặc điểm:
Càng
cáy nhuộm đỏ như son
Áo nâu
yếm trễ hai con mắt lồi
Chạy
gằn như kiểu hụt hơi
Thoáng
thấy bóng người lại biến vào hang
Con
cáy
Và chúng ta không thể không mỉm cười vì tính “cãi chầy” của anh chàng cún
khi anh ta chỉ biết nói mỗi tiếng “Đâu”, bất kể sự thực là thế nào:
Mắc
lỗi, cún vẫn cãi “đâu”?
Lắc lắc
cái đầu, rối rít chạy quanh
Nghịch
ngợm, cắn rách cả chăn
Làm vỡ
cả bình, vẫn cãi “đâu, đâu”?
Đâu
đâu
Nhà thơ đã đem đến cho các bạn nhỏ những phát hiện ngộ
nghĩnh và thú vị đối với những con vật xung quanh. Quen thuộc đấy, nhìn thấy
hàng ngày đấy, nhưng không để ý, nên
không biết được. Chính sự phát hiện này làm cho bài thơ có sức hấp dẫn, lôi
cuốn. Chẳng hạn gã gà trống choai đang ve vãn Mái Mơ :
Mổ dăm
viên sỏi điệu đà giơ lên
Nghiêng
đầu vỗ cánh huyên thiên
Nếp
nương mua tận Điện Biên đây nè
Trống
choai láu cá
Hoặc
chú lợn ỉ chẳng bao giờ ngồi, mà lúc nào cũng chỉ nằm. Nhất là khi chú ăn no
thì kiểu nằm lại càng độc đáo :
Lợn ỷ chẳng chịu tập ngồi
Ăn no phưỡn rốn nằm chơi một
mình
Mái mơ và
lợn ỷ
Rồi
chú Mèo tập đọc rất khó khăn, bị điểm kém vì đọc sai rất nhiều. Ấy thế nhưng
chú cũng đọc được một vần vốn là sở trường của họ nhà Mèo. Đó là vần “eo”:
Tập đọc Mèo bị điểm hai
Mồm miệng méo mó đọc sai cả
rồi
Vần “ơi” đọc đến tức cười
Duy chỉ rõ lời khi đọc vần
“eo”
Mèo con
tập đọc
Còn một số ưu điểm khác về quan sát,
miêu tả, nhận xét của tác giả, mọi người đọc tập thơ sẽ rõ. Điều đáng nói là
thơ lục bát của Vũ Xuân Quản mượt mà, vần luật chỉnh, có nhiều chất thơ. Ngôn từ chắt lọc, giản dị mà
không dễ dãi. Đó là sự giản dị tinh tế sau khi đã được cân nhắc cẩn thận để có
được sự nhẹ nhàng của hình thức kết hợp hài hòa với sự mới mẻ, thú vị của nội
dung.
Tất nhiên, nếu phải kể ra vài nhược điểm
thì cũng có thể kể về sự “dễ dãi” khi quan sát miêu tả. Chẳng hạn bài thơ “Đom
đóm” là bài thơ khá hay. Nhưng tác giả
viết :
Giao ca chưa vội về nhà
Bật
đèn chiếu hậu trêu gà trống choai
“Bật
đèn chiếu hậu” là một chi tiết đắt giá và thú vị với đom đóm. Nhưng ban đêm, gà
trống choai lên chuồng đi ngủ khi trời nhá nhem (chưa tối). Vậy làm sao đom đóm
trêu chú ta được? Phải là trêu một con vật nào cũng đi đêm như đom đóm. Hoặc là
khi nói về gã Bọ Ngựa:
Thừa cơ đầu cá nhô cao
Vung kiếm bổ nhào choa tóm
được ngay
Bọ
Ngựa bé thế làm sao mà lại có tài “vung kiếm” dưới nước để tóm cá con?
Một
vài bài thơ kết thúc chưa hay hoặc còn gượng.
Tuy vậy, về cơ bản, tập thơ “ Truyện
muôn loài” là một tập thơ hay cho các em. Nó lại càng đáng quý hơn nữa khi mà
các cây bút viết cho các em ngày càng thưa vắng.
Hà
Nội, 25/10/2013
Nhà thơ Vũ Xuân Quản
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét