Triệu Lam Châu
BÀI THƠ “KHÔNG ĐỀ” CỦA TRIỆU LAM CHÂU
CHỜ NHỮNG MƯỜI BẢY
NĂM RÒNG (1997 – 2014)
MỚI TÌM ĐƯỢC ĐỊA
CHỈ ĐẮC ĐẠO
Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:
Trưa nay ngày 3 tháng 2 năm 2014 (tức mùng bốn tết Giáp ngọ) vào
Sân trời (từ mới của Hồng Phạm) Huệ Nông, tôi bất ngờ được thấy một bức ảnh
chói chang đến bàng hoàng. Vì sao tôi nói là bàng hoàng? Bởi vì những bức ảnh
có vẻ phóng khoáng như vậy, đối với dân Việt Nam ta, quả là mới mẻ và gợi cảm.
Thực ra thời trẻ tuổi từ năm 1970 đến năm 1976 Triệu Lam Châu tôi
đã từng được Nhà nước ta gửi đi du học dài hạn ở nước Nga Xô Viết, nên cũng đã
quen nhìn những bức tượng nghệ thuật khoả thân tuyệt vời dựng bên các đường phố
ở thành phố Xanh Pêtecbua cổ kính và tráng lệ thuở nào. Rồi khi vào chiêm
ngưỡng những kiệt tác hội hoạ của thế giới trong Viện bảo tàng Cung điện Mùa
Đông bên dòng sông Nhêva đẹp xinh, tôi đã từng say đắm những bức tranh khoả
thân tuyệt đỉnh tuyệt vời của các danh hoạ vĩ đại nhất của loài người. Thưởng
thức những tác phẩm hội hoạ khoả thân chân chính ấy, ta thấy một niềm rung cảm
trong sáng về vẻ đẹp tự nhiên của con người, mà người nghệ sĩ đã truyền lại cho
đời sau qua tác phầm tâm huyết của mình – chứ ta không hề thấy gợi lên một ý
nghĩ xấu xa nào cả.
Song khi trở về nước, tôi thấy có lẽ do trình độ dân trí của ta còn
hạn chế về hội hoạ, nên những bức tranh khoả thân nghệ thuật, vẫn dè dặt e ấp
nằm trong bóng tối. Bởi vì, có thể do quan niệm phong kiến, rồi cả thành kiến
nữa… của một số người… cho rằng Tranh khoả thân là… “đồi truỵ”?... Rồi văn nghệ
sĩ thời trước khi Đảng và Nhà nuớc ta có công cuộc đổi mới đất nước, cũng rất
dè dặt… với vấn đề hết sức nhạy cảm này.
Chính vì vậy dẫu họ có những bức tranh khoả thân, hay những tác
phẩm thơ văn tâm đắc… song vẫn phải xếp trong ngăn kéo, không dám công bố. Tác
giả sợ bị gán cho là… “đồi truỵ”?...
Và Triệu Lam Châu tôi là một người làm thơ nằm trong số ấy. Bài thơ
“Nào, mở áo đi em!” (Sáng tác từ năm 1985) và bài thơ “Không đề” dưới đây (Sáng
tác năm 1997) – Nhưng vẫn chưa dám công bố… Vì sợ bị quy chụp là đồi truỵ. Hơn
nữa mình lại nhà giáo nữa, phải mô phạm
chứ! Sao lại dính vào “đồi truỵ” được?
Rồi đến năm 2014 này, khi mà mạng internet (Gừa vạ) tràn lan khắp
mọi hang cùng ngõ hẻm của thế gian này, thì một loạt tranh khoả thân nghệ thuật
đã đến với công chúng Việt Nam ,
nhất là lớp trẻ ngày nay. Và ngày nay cách nhìn nhận đánh giá tác phẩm chân
chính cũng đã thông thoáng hơn nhiều.
Ngay trưa nay đây ( 3/2/2014) khi xem trên facebook Huệ Nông bức
ảnh Cô gái nằm trên bãi cỏ thanh bình, tôi thấy đây là một bức tranh giàu tính
thẩm mỹ. Cô nằm nghiêng nhìn lên bầu trời phóng khoáng bao la, miệng khẽ nở một
nụ cười tràn trề hy vọng. Hẳn trời xanh như thể vẫy gọi cô đi đến tận cùng bát
ngát của niềm mơ ước? Hay là cô thầm liên tưởng đến một câu chuyện thầm kín trữ
tình của riêng mình - Mà nở một nụ cười như là một phần thưởng tự ban tặng cho
mình giữa một buổi chiều núi non điệp trùng và hùng vĩ. Đây là một cô gái miền
núi hiện đại, dẫu cô không vận trang phục của miền rừng. Song chất rừng toát
lên từ khung cảnh tráng lệ của núi non trùng điệp vây quanh cô, như thể nâng
cho ước mơ cô bay cao và bay xa đến không cùng… Xin chân thành cảm ơn tác giả
đã cho chúng ta một bức ảnh mang thần thái của cô gái miền núi hiện đại.
Các bạn hãy chiêm ngưỡng kỹ mà xem… Chất lãng mạn và say đắm của
miền rừng như thể trào ra từ nụ cười và ánh mắt long lanh của nàng…
Rồi bất thần tôi nhớ đến bài thơ Không đề của tôi làm đã lâu, từ
năm 1997. Hồi ấy tôi làm thơ chỉ bằng tưởng tượng, chứ không nhìn thấy một bức
ảnh cụ thể nào cả. Có thể nói bài thơ như một nỗi niềm trong tưởng tượng của
người nghệ sĩ mà thôi…Tôi không có ý công bố nó, khi mà điều kiện chưa chín
mùi…
Và có lẽ hôm nay là điều
kiện mà tôi chờ đợi đã tới rồi. Thì đây, bức ảnh Cô gái nằm nghiêng một cách
lãng mạn trên bãi cỏ miền rừng đây… Bài thơ Không đề của Triệu Lam Châu ra
đời ngày 14/3/1997… rong ruổi đi tìm tri
âm… mà mãi tới 3/2 năm 2014 mới thấy… Vậy là suốt 17 năm ròng rã, mới tìm thấy
địa chỉ của lòng mình…Thật là biết bao vui sướng mà ngậm ngùi.
Mời bạn bè cùng chiêm ngưỡng cuộc hội ngộ giữa Thơ và bức ảnh Cô
gái nằm nghiêng trên bãi cỏ sau đây:
Bản thơ tiếng Tày:
PJẤU ĐỀ
Gờ rầư pjái gằm sli khảu nhả
Slao nòn ghèng, hộn háo slim châư
Ái wổt khửn rèng ăn sloáng sloẻ
T’ọ lao gần noỏc gạ: Bả slâư!
Tuy Hoà, wằn 14/3/1997
Triệu Lam Châu
Bản thơ tiếng Việt:
KHÔNG ĐỀ
Ai thả lời sli vào trong cỏ
Em nằm nghiêng, cứ thấy rân rân
Muốn hét thật vang cho thoả thích
Sợ rằng ai đó nói: Con điên!
Tuy Hoà, ngày 14/3/1997
Triệu Lam Châu
Tuy Hoà, ngày 3/2/2014
Đường trời: trieulamchau@gmail.com
Số nối: 0983 825502
Bức ảnh và nội dung bài thơ này rất bình thường, có "đồi trụy" gì đâu mà phải dấu nhỉ???
Trả lờiXóa