TẦN VŨ
Đặng Hồng Vệ
Vũ Công Hoan dịch
Tần
Vũ là thi nhân. Thi nhân đều có chút quái. Không quái viết không thành thơ hay.
Tần
Vũ cũng có chút quái.
Đầu
trọc. Sáng loáng. Râu chữ nhất.Vểnh lên trong rất lạ, y như khiêu khích. Cặp mắt
khi nhìn người hơi dư dữ.
Đặc
điểm này có liên quan đến vốn sống, đến từng trải của anh. Đừng thấy cái tên rất
kêu của anh, lại là thi nhân, lại là Tổng giám đốc. Thật tình anh cô độc lắm.
Anh ngại người khác nói đến bố mình. Anh bảo, đó
là cái lườn mềm của anh. Bố đẻ Tần Vũ là trạm trưởng trạm thú y thị trấn.Ở thị
trấn bố anh là một nhân vật, gọi là “Tiểu Tống Giang”, trọng nghĩa khinh tài.
Gia đình nào khó khăn, tiếp tế một hai lần, hứng lên, bày vài mâm, mời một số bạn
nghèo đến uống thật đã.
Uống
đến mức cốc đĩa vứt bừa phứa, nằm vật nằm
vạ là việc thường tình, cũng là cảnh tượng Tần Vũ thường thấy khi còn bé.
Nhưng
cảnh tượng ấy, từ sau buổi sáng hôm ấy cũng không bao giờ xuất hiện nữa. Buổi
sáng hôm ấy, bố Tần Vũ đang rèn luyện trên nóc nhà mình, bỗng dưng ngã
xuống.
Sau
đó, gánh nặng đời sống cả nhà đều rơi vào một mình mẹ anh. Những bạn bè mà bố
anh trọng nghĩa khinh tài đã từng tiếp tế trước kia, đều phân tán, không ai ở cạnh.
Thật
ra rất đông người đã từng vay mượn tiền của bố anh, nhưng bố anh chưa bao giờ bắt
họ viết biên nhận. Cho dù có viết, cũng chưa chắc họ đã nhận nợ. Tần Vũ đã quá
sớm nhận thấu sự nóng nguội của thói đời.
Trong
hoàn cảnh khó khăn, Tần Vũ đã học xong chương trình trung cấp, song không kiếm
được việc làm.
Một
bạn thơ của anh lập một hãng ở Thẩm Quyến, anh đã thu xếp hành lý ra đi.
Trong túi trừ tiền đi đường chỉ còn lại
năm đồng.
Đến
Thâm Quyến đã là đêm. Xuống xe, thương lượng với phu xe ba bánh, đến chỗ nào đó
năm đồng. Phu xe rất vui vẻ nhận lời. Phu xe giục, lên đi! Biết bạn là người tỉnh khác, không dễ dàng.
Xe
lao vun vút. Đột nhiên nghe phu xe nói một cách dứt khoát, đến rồi.
Tần
Vũ ngó nhìn, bốn phía tối mò mò, hoàn toàn không phải đoạn phố phồn hoa như bạn
anh đã nói.
Phu
xe cầm gậy sắt trong tay, giục, xuống!
Tần
Vũ xuống xe.
Phu
xe giục, đưa ra!
Tần
Vũ hiểu, đây là phu xe đen, trấn lột.
Tần
Vũ lật túi lấy ra năm đồng tiền cạch, đặt vào lòng bàn tay phu xe.
Phu
xe giục, đưa cả ra!
Tần
Vũ đáp, hết.
Phu
xe chửi, muốn chết hả?
Tần
Vũ nói, đánh chết, tôi cũng không có gì, không thì tôi lột quần áo trên người
cho anh.
Phu
xe nói, quần áo trên người anh rách bươm, ai cần?
Phu
xe hằn học nói, xúi quẩy, gặp phải gã nghèo rớt mồng tơi.
Nhảy
lên xe, mở máy, vù một phát ra tít xa.Bỗng dưng lại đỗ.
Lại
chửi một tiếng, mẹ kiếp, đéo lấy nữa, bẩn tay. Cùng với cái vung cánh tay, của
phu xe, tiếng leng keng của những đồng xu rơi xuống đất. Xe lại nổ máy, vù một
cái chạy liền.
Trong
giây lát âm thanh hỗn tạp,Tần Vũ vẫn nghe ra tất cả sáu tiếng kêu, hay nói cách
khác, năm đồng tiền cạch anh trả phu xe, mà phu xe vứt lại những sáu đồng.
Anh
vội chạy lại tìm trên đường lát tấm đan. Trong mười phút anh đã tìm được năm đồng.
Đồng thứ sáu anh tìm khá vất vả.
Anh
thậm chí hoài nghi liệu có phải đồng thứ sáu. Nhưng cuối cùng anh tìm được
trong một kẽ đá.
Mà
lúc ấy trời đã sáng. Anh bỏ sáu đồng tiền cạch vào túi, đi ra khỏi cảng khẩu.
Công ty bạn anh nói đã hiện ra trước mặt.
Tần
Vũ xông pha ở Thẩm Quyến năm năm. Năm năm sau, anh về quê lập Công ty,
làm ăn đã không được sáng sủa, lại còn lỗ vốn,
ăn nhờ bạn, phần lớn bạn phải chi tiền.
Vào
một buổi tối, chúng tôi ngồi uống bia trên bãi rộng vỉa hè, anh kể lại câu chuyện
này.
Anh
rất cảm ơn phu xe.
Phu xe tốt đấy, một người tốt hiếm thấy.
Anh
nói, ngày xưa bố mình đã tiếp tế cho bao nhiêu người. Nhưng khi bố mình chết,
không ai cho một xu. Nhưng người phu xe lại cho anh một đồng tiền cạch giữa lúc
mình khó khăn nhất.
Anh
bảo, quá trình tìm đồng tiền cạch, cũng gợi ý cho anh rất lớn. Đến bây giờ anh
đã viết ra khá nhiều bài thơ, nhưng thơ hay cũng chỉ mấy bài, như đồng tiền cạch
thứ sáu anh tìm được. Đồng tiền cạch ấy mới là thơ!
Hôm
ấy, chúng tôi uống nhiều bia, chuyện kể cũng nhiều, cứ nở như ngô rang.
Tần
Vũ uống nhiều hơn cả. Anh gục lên bàn ngủ trước.
Mấy
người nom dáng như dân làm thuê lúc bấy giờ đi tới.
Người
đứng đầu nói, thưa các ông chủ, chúng tôi đến đây làm thuê, ông chủ đã bỏ chạy,
một xu tiền lương chúng tôi cũng không được lĩnh, xin các ông thương tình cho
chúng tôi chút cơm, chúng tôi đói bụng suốt một ngày.
Chúng
tôi cứ tình khô uống bia, mặc kệ họ.
Nhưng
Tần Vũ đang gục trên bàn lại cất tiếng:
-Ngồi xuống ghế bên cạch, mỗi người một bát bì nguội, một chai bia, bọn
tôi đãi.
Những người kia cám
ơn. Ngồi vây quanh chiếc bàn bên cạnh.
Người làm thuê dẫn
đầu nói: Hôm nay gặp được quí nhân.
Tần Vũ bảo: Nhầm rồi,
các bạn không gặp quí nhân, đã gặp được người tử tế.
Dân làm thuê nói:
Vâng, vâng, người tốt, người tốt!
Tần
Vũ nói với chúng tôi, vừa giờ chợp mắt được một lát, cũng chỉ độ hai phút, mình
đã gặp lại bố. Bố mình bảo, chỉ muốn làm một người tốt! Tần Vũ nói nước mắt chảy
dàn dụa khắp mặt.
Vũ Công Hoan dịch ngày 8
tháng 7 năm 2013
(Theo Tiểu tiểu thuyết Trung
Quốc năm 2012)
Rất hay !
Trả lờiXóaCám ơn bạn đã đọc và chia sẻ!
XóaCâu chuyện rất nhân văn. Muốn làm người tốt cũng khó lắm, bởi phải vượt qua được sự khó chịu khi con người ta lại vô ơn quá nhiều
Trả lờiXóaTán thành với sẻ chia của bạn!
Xóa