Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Đầu tư nước ngoài FDI tác động đến văn hóa Việt Nam



Đầu tư nước ngoài FDI  tác động đến văn hóa Việt Nam

                              Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoa




1.Đặt vấn đề

FDI (Foreign Direct Investment) – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI- ĐTNN, đã có tác động không nhỏ đến nhiều lĩnh vực của Việt Nam.

Trong khuôn khổ bài này chúng tôi chỉ nhìn nhận sự tác động của FDI vào văn hóa Việt Nam.

Chúng tôi giới hạn sự hiểu biết về văn hóa như sau : Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa.



2. Sự tác động FDI-ĐTNN đến văn hóa Việt Nam

2. 1 FDI Tác động đến ăn uống

FDI đã tác động trực tiếp đến mọi mâm cơm gia đình Việt Nam.

Mâm cơm có thịt, thì cám nuôi gia súc, lợn, gà...hầu hết đều do các dự án FDI cung cấp. Có lần tôi quan sát các đại lý bán cám FDI như mạng nhện ở các đường quốc lộ xuyên Việt, những  gà đồi, gà chạy bộ cũng ăn cám FDI.

Nước uống thì Co ca co la, Pepsi, bia Tiger, Heineken đã  ngự trị trong các mâm cỗ đám ma, đám cưới, đám giỗ, Việt Nam. Nhiều sản phẩm bánh kẹp, nước uống  FDI có mặt trong mọi lễ hội của ta.

FDI tiên phong sản xuất nước đóng chai ví dụ La Vie , mọi hội nghị hội thảo, mọi cuộc họp mặt trong & ngoài mái nhà thân yêu, khó thiếu chai nước đóng chai.

Nước uống truyền thống như lá vối, nụ vối … ngày càng bị đẩy lùi, nhiều thế hệ trẻ đã quên nước uống truyền thống này. Nước vối chỉ còn là nước uống của người già ở vùng sâu vùng xa.

Cửa hàng Ăn  uống FDI ở các khách sạn 5 sao thu hút khách VIP, nó đã hình thành nếp sinh hoạt mới trong tầng lớp có thu nhập cao , các phòng VIP mọc nên như nấm trong các khách sạn FDI. Nó thu hút du khách nước ngoài, gián tiếp qua FDI đã tác động đến nhiều hoạt động ở các trung tâm du lịch  của chúng ta.

Ăn uống của gia đình giàu nghèo nhìn vào tập quán mua sắm  của từng gia đình nông thôn hay thành thị. Kẻ giầu thì vào siêu thị FDI mua sắm, không chỉ thể hiện đẳng cấp mà  hàng hóa  có nguồn gốc rõ ràng, có nhiều thực phẩm sạch.

Người nghèo thì hàng ngày vẫn đi chợ truyền thống.

Sữa uống cho trẻ em, người lớn, trong đó có sản phẩm của FDI.

2.2 FDI tác động đến đi lại

Giấy phép FDI đầu tiên chính là kinh doanh ta xi công cộng, sau này nhiều dự án FDI sản xuất xe máy, ô tô, sản phẩm của chính FDI đã tác động mạnh mẽ đến việc đi lại của mọi gia đình. Nó cũng là một nguyên nhân (cùng hàng nhập khẩu ) gây tắc nghẽn ở các thành phố lớn ở những giờ cao điểm.

2. 3 FDI tác động đến học tập


Giáo dục là lĩnh vực khuyến khích FDI. Nó tạo nên sự ganh đua học tập của nhiều học sinh, tạo thêm khả năng lựa chọn cho nhiều gia đình : cho con du học hay học tập trường FDI ở nhà. Đi du học nước ngoài sẽ có cơ hội làm cho các hãng nước ngoài ở Việt Nam, nhưng du học tại chỗ cũng có lợi thế xin việc ở các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam!

2.4 FDI tác động đến chữa bệnh

Nhiều bệnh viện FDI đã chữa bệnh cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam, nhưng cũng tạo điều kiên cho người Việt Nam lựa chọn, chữa bệnh ở nước ngoài hay chữa bệnh ngay ở các bệnh viện FDI ở trong nước,

2.5 FDI tác động thị trường lao động

Hiện nay có nhiều lao động làm việc tại các dự án FDI.

Những tinh hoa của lao động Việt có nhiều phương án chọn lựa cho mình: làm việc ở nước ngoài, làm việc cho các dự án O D A , NGO hay FDI. Tầng lớp này được đãi ngộ xứng đáng với cống hiến của họ, ví dụ có người đi công tác được ngủ khách sạn 5 sao, ăn sáng tối thiểu  20 U S D, ăn trưa và tối ít nhất 50 U S D / bữa, đi lại 100 U S D  1 ngày ,

Lao động phổ thông ở lĩnh vực gia công của FDI , có dự án gia công  thu hút đến hàng vạn lao động.

FDI đã tác động đến tâm thức của lao động Việt Nam, họ tự mình phân vân so sánh làm người ăn lương ngân sách, ăn lương chủ doanh nghiệp Việt Nam hay ăn lương của chủ FDI. Họ được tự do di chuyển, không còn gò bó như thời bao cấp !

2.6 FDI  tác động đến các lĩnh vực khác

Dự án đầu tư đến đâu đều đụng chạm đến quyền lợi người dân bản địa : thu hồi đất làm nhà máy, sân golf…; vấn đề nước thải của dự án FDI vào các dòng sông ( vì dụ dự án FDI Ve Dan đã giết chết dòng sông Thị Vải, tiêu diệt sinh kế của các ngư dân, kéo dài, chỉ khi người tiêu dung tẩy chay mì chính Ve Dan, chủ  dự án FDI mới khuất phục .

FDI cần sân chơi mới, khác với sân chơi hồi bao cấp, vì vậy nó tác động đến khâu xây dựng luật cho phù hợp định hướng hội nhập của Việt Nam. Đây là khâu cần trí tuệ của tầng lớp tinh hoa của Việt Nam, bảo vệ an ninh quốc phòng, mà vẫn thu hút FDI theo phương hướng kêu gọi đầu tư của ta: Thu hút nhiều lao động bản địa, đưa vào nhiều công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, FDI phải có tác động  lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế hội nhập của ta.

3 Kết luận

Chúng tôi hiểu 30 năm qua FDI như là “khách mời” đến nhà chúng ta. Chủ khách tương giao cùng có lợi. “Khách” tác động đến mọi thành viên trong gia đình chúng ta.

3.1 Xung đột lợi ích

Rõ ràng có xung đột lợi ích giữa FDI với  chúng ta nếu dự án FDI mang công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường sinh thái ( thải rắn, thải khí, thải nước…), tận diệt tài nguyên, vắt kiệt lao động, tác hại  đến an ninh quốc phòng.

Chúng ta chủ trương thực thi kinh tế thị trường hội nhập định hướng xã hội chủ nghĩa, còn chủ đầu tư dự án  FDI họ đến Việt Nam mục đích chỉ  để tìm kiếm lợi nhuận nhanh nhất. Ví dụ chủ FDI thích mở  nhiều sòng bạc Ca si no  ở ta , do vậy một số lao động Việt Nam đã vạch đường cho hươu chạy. Ví dụ vì ích kỉ hại nhân, cam tâm   xây đường ống ngầm để dự án FDI xả trộm nước thải ra môi trường.

Cá biệt cố tình không đóng Bảo hiểm xã hội cho lao động của ta, thậm chí có chủ FDI còn bỏ trốn để lại cái xác dự án FDI.

3.2 Thành công

Theo chúng  tôi cái thành công nhất của FDI trong 30 năm qua là đã thu hút kịp thời nguồn lực Kiều Hối qua kênh FDI ; người Việt xa quê hương, hiện nay đã có nhiều kênh đầu tư hàng tỷ U S D  về Việt Nam, nhưng FDI có công đầu.

Ích nước lợi nhà , kiều hối qua kênh FDI đã hiện thực hòa hợp dân tộc, bảo vệ được văn hóa Việt.

Qua FDI chúng ta  đã sự dụng được chất xám Việt Kiều, mang về những công nghệ hiện đại, giải quyết việc làm cho gia đình & xã hội; đóng góp thuế cho ngân sách, mang sản phẩm Việt Nam ra thị trường thế giới. Đây là những yếu tố tích cực trong FDI bảo vệ văn hóa Việt Nam.

3.3 Niềm tin

 Rõ ràng FDI đã tác động không nhỏ đến Văn hóa Việt , đến nhiều lĩnh vực ở Việt Nam như ăn uống, đi lại, học tập, chữa bệnh, lao động … Cùng với sự tác động của kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế hỗn hợp sở hữu, FDI đã, đang & sẽ còn tác động đến văn hóa Việt qua nhiều thế người Việt Nam. Chúng tôi vững tin với bản lĩnh, sự thông minh người Việt, & kinh nghiệm 30 năm chung sống với “khách mời” FDI , chúng ta vững bước hội nhập mà không bị hòa tan, sẽ chế ngự thành công những tiêu cực của FDI, ví dụ như  với dự án Formosa ./.

Phụ lục

1                      Số liệu FDI của MPI

Tính đến ngày 20/03/2017, cả nước có 23.071 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 300,7 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 158,45 tỷ USD, bằng 49,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 175,57 tỷ USD, chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 52,58 tỷ USD (chiếm 17,48% tổng vốn đầu tư), sản xuất, phân phối điện, khí nước với 12,9 tỷ USD (chiếm 4,29% tổng vốn đầu tư).

Tính đến tháng 3/2017 đã có 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 54 tỷ USD (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với 42,49 tỷ USD (chiếm 14,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông.

ĐTNN đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 45,66 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bình Dương với 28,2 tỷ USD (chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa – Vũng Tàu với 27,2 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 26 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư).



2

TÀI LIỆU THAM KHẢO










2 nhận xét:

  1. Cản ơn pgs ts Vũ Nho NB đã Post bài này ;
    qua đó thấy rõ thành công & niềm tin với quản lý chặt chẽ FDI chảy vào quê hương thân yêu VN !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn đã ghé trang.
      Đây là bài viết của người am hiểu FDI nên thú vị và thuyết phục!

      Xóa