CHÙM THƠ TÀY – VIỆT CỦA TRIỆU LAM CHÂU
VIẾT VỀ NHÀ VĂN LỚN NGUYỄN TUÂN (1910 –
1987)
Lời tâm sự của Triệu Lam Châu:
Nhân kỷ niệm 104
năm ngày sinh nhà văn lớn Nguyễn Tuân (10/7/1910 – 10/7/2014), Triệu Lam Châu
xin trân trọng gửi tới bạn đọc yêu quý Chùm thơ Tày – Việt viết về Người, theo
bút pháp giao thoa văn hoá Việt – Tày – Nùng.
Bản tiếng Tày:
NGUYỄN TUÂN HẤT QUAN LANG
Kỷ lai p’ày hất
lạo nhỉ quan lang
Nẩy gần ké hẩư
Nguyễn Tuân hất cốc
Sle tái Poong
rườn dài pây rẳp
Mẻ lùa slao bản
bưởng mà rườn
Thỏ d’ưởng đây
lẹ cáu bản mường
Loáng hăn rườn
dài, pậu hắp tu ngay lố
Cốc quan lang
lèo khửn heng sli nỏ
Lai gần hứn nắt,
húp ha on
Lăng t’ỷ t’ày
hăn lạ lứ them
Lạo quan lang
d’ưởng thông lẩc p’ận
Heng sli xướng,
rôi slâư sloỏng ún
Mải léng gằm
dằng mjảu mjàng khoay
Xo khay tu, sli
pjá lẩu đây
D’ám khửn rườn,
sli xo pjái t’jẹm
T’ằng slấn ngản
tó bân mà chắp
Dồm sli làu lảy
cúa quan lang
Thâng p’ài đăm
ngản tứn đao roàng
Sli rườn lẩu nua
kiu bấu t’ặng
Cầư tó ái chjềng
Nguyễn Tuân chẻn lẩu
Lạo quan lang híu
xảm, pèng luông
Nguyễn Tuân p’ần
gần cúa bản mường…
Cao Bằng 1998
Bản tiếng Việt:
NGUYỄN TUÂN LÀM QUAN LANG
Bấy nhiêu lần làm phó quan lang *
Nay già làng cho Nguyễn Tuân làm trưởng
Dẫn Đoàn nhà trai sang mường bên cạnh
Mừng rước cô dâu trẻ về nhà
Vẫn nét thân quen từ các cụ ngày xưa
Thoáng thấy nhà trai, người ta liền đóng cửa
Trưởng quan lang phải trổ tài thơ phú
Bao người nghe tâm đắc, xuýt xoa khen
Rồi mọi người bỗng thấy ngỡ ngàng hơn
Vị quan lang này trông uyên bác thế
Giọng ngâm sao mà trong trẻo lạ
Dẫu có âm chưa chuẩn điệu Tày – Nùng
Thơ xin mở cửa nhà, thơ đáp chén rượu nồng
Thơ bước lên sàn, thơ xin trải chiếu
Cả thần núi cũng bay về đây đậu
Nghe những vần thơ ứng khẩu, Nguyễn Tuân ngâm…
Rồi đỉnh ngàn mọc ánh sao hôm
Thơ đám cưới nồng say không dứt
Ai cũng muốn dâng Nguyễn Tuân một cốc
Vị quan lang đáng kính, tài năng
Nguyễn Tuân thành người của bản làng…
Cao Bằng 1998
* Quan lang: Trưởng Đoàn nhà trai sang nhà gái
rước dâu. Theo phong tục người Tày: Những người
đàn ông đứng tuổi, mẫu mực, có tài ứng khẩu thơ và
ngâm thơ, mới được mời làm quan lang.
TÂM SỰ THÊM CỦA TÁC GIẢ
TRIỆU LAM CHÂU:
Nhà văn lớn Nguyễn Tuân (1910 – 1987) có một phong cách sáng tạo
văn chương rất tài hoa, uyên bác. Ông được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo
và sử dụng tiếng Việt. Từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn Tuân đã
nổi tiếng với những tác phẩm để đời như: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt
cua, Một chuyến đi, Thiếu quê hương…..Sau Cách mạng, ông tham gia kháng chiến
cứu nước và tiếp tục sáng tạo văn học phục vụ nhân dân bằng những tác phẩm xuất
sắc ở thể loại tuỳ bút như: Tình chiến dịch, Tuỳ bút kháng chiến, Tuỳ bút Sông
Đà, Hà nội ta đánh Mỹ giỏi…
Trước Cách mạng nhà văn
Nguyễn Tuân đã là môn đệ của “Chủ nghĩa xê dịch”. Ông rất trân trọng những vẻ
đẹp của văn hoá dân tộc và tôn thờ cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp trong sáng tạo
văn chương. Tư chất nghệ sĩ trong tâm hồn Nguyễn Tuân luôn thôi thúc ông “xê
dịch” để khám phá những vẻ đẹp lung linh tiềm ẩn trong cuộc sống muôn màu.
Cảm phục nhà văn Nguyễn
Tuân, tôi cứ đinh ninh rằng: Với tư chất nghệ sĩ ấy, trong chín năm trường
kháng chiến (1946 – 1954) ở Việt Bắc, thể nào ông cũng tới ( và được mời) dự
những đám cưới của đồng bào Tày – Nùng. Hẳn Nguyễn Tuân sẽ rất thú vị khi khám
phá ra những nét văn hoá độc đáo trong đám cưới của người Tày – Nùng ở miền
núi…. Và trong tôi đã nảy ra một tứ thơ:
Bấy nhiêu lần làm phó quan
lang
Nay già làng cho Nguyễn Tuân làm trưởng
Dẫn đoàn nhà trai sang mường bên cạnh
Mừng rước cô dâu trẻ về nhà…
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn
của ngôn ngữ Việt (tiếng Kinh). Song trước các già làng ở miền sơn cước ấy, thì
Nguyễn Tuân lại là người học trò xuất sắc của nền văn hoá Tày – Nùng. Mới
thoáng nghe qua như vậy, hẳn có người sẽ băn khoăn: Nói như thế, liệu có hạ
thấp Nguyễn Tuân chăng?
Tôi xin khẳng định là không.
Việc Nguyễn Tuân đắm mình vào hiện thực độc đáo của văn hoá Tày – Nùng được kết
tinh từ ngàn đời, càng nâng cao phẩm cách nhà văn của ông lên một cấp độ mới.
Đồng bào Tày – Nùng cảm mến Nguyễn Tuân là cán bộ cách mạng. Và họ lại càng cảm
mến ông gấp bội khi biết ông là một nhà văn lớn sát cánh cùng với đồng bào, thở
cùng nhịp thở của từ trường văn hoá Tày – Nùng thiêng liêng…Và đó cũng là một
nét giao thoa văn hoá Việt – Tày – Nùng.
Đây là một trong những bài
thơ tâm đắc của tôi. Nhân đây Triệu Lam Châu cũng xin chân thành cảm ơn nhà thơ
Cao Xuân Thái (nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hà Giang). Dịp Hội thảo văn học dân tộc thiểu
số tại Sapa hồi tháng 4 năm 2004, vừa thoáng thấy nhau, anh đã cất tiếng: “Chào
Nguyễn Tuân làm quan lang”.
Triệu Lam Châu sững sờ… Và
vui sướng…. Xin cảm ơn nhà thơ Cao Xuân Thái ! Xin cảm ơn quý vị độc giả đồng cảm với niềm vui này của Triệu
Lam Châu !
Tuy Hoà, ngày 8/7/2010
Bản tiếng Tày:
NGUYỄN TUÂN WẠ ĂN PẺNG COÓC
MÒ
Nẩy t’ả Bằng, bấu dử t’ả Đà
Gằn nắm loảng mỷ mày cốc thỏ *
Ma nhét dẳng lai gần p’ận nỏ
Pẻng coóc mò hẩư Nguyễn d’ỏn d’an
Toong ngản ben nua hom lai a
Khoót thoóc eng pèng t’ồng tha đếch
Pẻng nưa bán, pẻng nèng nèng khoen tu nả
D’ưởng khau phja, ngàu khuổi đỏi xjều pay
Ứ nỏ…nả đa lài đáo đeng d’ưởng khau phja
D’ả tái au hẩư gần mẻ ón
Nguyễn t’ồng hăn bjoóc Ngọc Hà phông xỏi
P’joọm nẩy mà: Nả đa phung phing…
Ứ nỏ…ăn ứ pèng đây slắc ngản phjeo
P’ỏ tá au hẩư gần p’ỏ ón
Nguyễn t’ồng hăn lẳm chjể hai lồm toỏng
Hom mẩu Vòng, hom ảnh tan sli
Pẻng coóc mò cúa phja T’ào
Sljên
Mảc sli mường khau chắp chang khoăn gần nua nỏ *
Nguyễn rẳp coóc lẩu mồm tu rườn chủa
Pướng hom đeo rường vầy ngản đông na…
Cao Bằng 1998
* Từ Tày mới do Triệu Lam Châu đề xuất:
(1) Tiền sử: Cốc thỏ (Thời kỳ nguyên
thuỷ khi chưa có chữ viết thành văn)
(2) Đặc sản: Mảc sli (Sự kết đọng độc đáo, riêng biệt. Sản phẩm
đặc biệt của một địa phương)
(3) Nghệ sĩ: Gần nua (Người nếp. Người chuyên hoạt động trong một
bộ môn nghệ thuật. Người giàu tâm hồn nhạy cảm).
Bản tiếng Việt:
NGUYỄN TUÂN VỚI CHIẾC BÁNH
SỪNG BÒ
Đây sông Bằng, nào phải sông Đà
Bờ không hoang sắc màu tiền sử
Nên ma nhét mới đông đúc thế *
Bánh sừng bò làm Nguyễn sững sờ
Lá gói nếp ngàn thơm đến không ngờ
Nút lạt nhỏ xinh như mắt trẻ
Bánh trên bàn thờ, bánh toòng teng treo trước cửa
Bóng núi rừng, bóng suối khẽ chao nghiêng
À ơi… chiếc địu hồng thổ cẩm núi rừng
Bà ngoại trao cho người mẹ trẻ
Nguyễn ngỡ hoa Ngọc Hà nở rộ
Tụ về đây: Mặt địu sáng long lanh…
À ơi… chiếc nôi xinh màu tre của rừng
Ông ngoại trao cho người bố trẻ
Nguyễn ngỡ cánh diều trăng lộng gió
Thơm cốm Vòng, thơm ánh thu riêng
Bánh sừng bò của núi Đào Tiên
Đặc sản non ngàn neo giữa hồn nghệ sĩ
Nguyễn đón sừng rượu nồng gia chủ
Một vầng thơm đượm lửa hồn rừng…
Cao Bằng 1998
* Ma nhét: Lễ mừng trẻ em tròn một tháng tuổi
của người Tày. Trong lễ này, người ta chỉ làm
bánh coóc mò ( có hình dáng như sừng bò).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét