PHONG NHA LÀ GÌ ?
Bến thuyền đi động Phong Nha
Thạch nhũ động Tiên Sơn
Thạch nhũ hình tháp Chàm (động Phong Nha)
Thạch nhũ hình Phật Bà (động Phong Nha)
Thạch nhũ Tóc Tiên (động Phong Nha)
Suối nước Moọc động Phong Nha
1- Muốn biết vẻ
đẹp kỳ ảo của động Phong Nha, các bạn hỏi bác Google sẽ biết được ngay.
Bài này
bu chỉ quan tâm đến tên gọi Phong Nha, điều mà không phải ai cũng nói
đúng, kể
cả nhân viên hướng dẫn du lịch. Phong Nha là một từ Hán Việt, thông
thường
người ta vẫn nghĩ phong là gió (phong thủy, phong ba) nha là răng (nha
khoa,
nha sĩ). Thực ra, chữ Hán có tới 17 chữ phong và 9 chữ nha, vậy nếu cứ
ghép phong là gió với nha thì chỉ là một phương án lựa chọn trong nhiều
cách lựa chọn khác. Có lần một khách ngoại quốc bất thần hỏi
người hướng dẫn du lịch Phong Nha là gì, anh này nghĩ nha là gia (nhà)
nói trại
đi nên giải thích “Phong Nha is the house of wind” (nhà gió). Một nhân
viên
hướng dẫn khác có đọc sách nói về thắng cảnh Việt Nam, bảo rằng phong là
gió,
nha là nhũ đá từ trên cao tỏa xuống chi chít như những chiếc răng, vậy
“Phong
Nha is tooth of wind” (răng gió). Có người đọc tiểu thuyết “Phong nhũ
phì đồn”
(mông to vú nẩy) của Mạc Ngôn lại suy ra Phong Nha là “vú gió”, hihihi
2- Như đã nói, Phong
Nha là từ Hán Việt, vậy muốn biết nghĩa Phong Nha phải xét tự dạng của nó trong
sách chữ Hán xưa nhất. Tìm trong “Ô CHÂU CẬN LỤC” là cuốn sách địa chí viết về
dãi đất từ Quảng Bình đến bắc Quảng Nam của Dương Văn An ra đời từ 1555 được
gọi là xưa lắm. Tiếc thay, trong đó cụ Dương
Văn An gọi động Phong Nha là ….động Chân Linh!! Phải đến 221 năm sau (1776) Lê
Quý Đôn mới viết hai chữ Phong Nha trong sách
PHỦ BIÊN TẠP LỤC. Sách này nguyên chữ Hán, do nxb Khoa học xã hội ấn
hành 1977 (1). Ở trang 83 ông viết “Châu nam Bố Chính (có) hai tổng. (riêng) Tổng
Trứ Lễ 17 xã, 7 phường, 6 trang: …Gia lộc nội,
gia lộc ngoại, Câu hợp, Kim sơn, Phong nha, Gia chiêu….”. May
thay, học giả Phan Thuận An là người đã tiếp cận với sách PHỦ BIÊN TẠP LỤC bằng
chữ Hán. Ông cho hay hai chữ Phong Nha ở sách này có tự dạng: 峰 衙. Trong
đó Phong là
đỉnh núi (峰) còn nha (衙) là nha môn. Sau này, các sách Đồng
Khánh Địa dư chí lược (1888), Đồng Khánh Ngự lãm Địa dư chí đồ (in ở Tokyo
1943, tập hạ, huyện Bố Trạch), Đại Nam Nhất thống chí (1909, quyển 8, tỉnh
Quảng Bình) thì tự dạng Phong Nha viết như PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn, (tức
phong (峰): đỉnh
núi, nha (衙): nha môn).
Riêng chữ nha (衙) từ điển Khang Hy giải
thích : “Phàm bài liệt thành hàng hữu tự nha tham
giả giai viết nha” (phàm những gì sắp xếp thành hàng trông giống như
các quan lại sắp hàng ở nha môn đều gọi là nha)
3- Một điều lý
thú là trong từ điển Từ Nguyên có dẫn ra một câu thơ của Trần Tạo, một thi sỹ
đời Tống sống cách nay khoảng 800 năm. “Cao sơn như thọ chúng phong nha” (Đỉnh núi cao xếp đều đặn
thành từng dãy như các quan đứng sắp hàng để nhận lệnh thượng cấp).
Nhà thơ đời Tống làm thơ theo cảm hứng, hoàn toàn không vì một địa
danh nào . Thực ra, bên Tàu không có nơi nào gọi là Phong Nha. Bởi vậy Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình là địa
danh độc nhất vô nhị vậy.
Cũng theo PHỦ BIÊN TẠP LỤC của
Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một trang ở miền núi tương đương đơn vị làng ở
miền xuôi. Các nhà nghiên cứu người Pháp như Buoffier (1930), Antoie và Michel
(1932) , Madeleine Colani (1936) kết luận Phong nha vốn là tên làng, mới được
dùng đặt tên cho động sớm nhất khoảng năm 1920.
Du khách đứng trên cầu
Xuân Sơn nhìn về thượng nguồn sông Son sẽ thấy vô vàn đỉnh núi đá vôi nhấp nhô
như vô tận. Nơi ấy tàng chứa hàng trăm
hang động nổi tiếng thế giới như Phong
Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường, Sơn Đoòng…Tạo hóa xếp hàng các đỉnh núi ở đây đợi
chờ tổ chức Liên Hiệp Quốc từ hàng trăm triệu năm nay, mãi đến thế kỷ 21 mới được
UNEXCO xưng tụng và cấp chứng chỉ “Phong
Nha kẻ Bàng di sản Thiên nhiên thế giới”.
------------------------------------------------------
(1)Do các ông Đổ Mộng Khương, Nguyễn Trọng Hân, Nguyễn Ngọc Tỉnh
dịch. Đào Duy Anh hiệu đính
Trong Ô Châu cận lục của Dương Văn An 1555 không thấy nói đến tên Phong Nha (trang và động)
Trả lờiXóaTrong Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn năm 1875 động Phong Nha được gọi là động Thầy Tiên hay đông Núi Thầy. Bài vị của thần động được vua Minh Mạng phong là "Diệu ứng chi thần"
Trong Phủ Biên Tạp lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) trang 83 nói Phong Nha là tên làng. Hai chữ Phong Nha theo ông Phan Thuận An - một nhà Huế học - đọc trong bản chữ Hán của Lê Quý Đôn có tự dạng 峰 衙 ( phong : Đỉnh núi, nha: nha lại) (Bài ông PTA đăng ở tạp chí Nhật Lệ - Quảng Bình)
Như vậy người ta lấy tên làng đặt cho tên động vào khoảng năm 1920 (Theo một số nhà khảo sát Tây)
Làng Phong Nha không có răng treo trên không để chờ gíó thôi vào cho thành tên PHONG NHA được.
Ta đứng từ xa nhìn vào làng... và nhìn xa nữa sẽ thấy lô nhô vô vàn đỉnh núi đá vôi như các nha lại đang ngồi trong buổi thiết triều.
Bu tui thấy ông Phan THuận An và ông Lê Quý Đôn có lý.
Cám ơn bác Bu về thông tin
Trả lờiXóaHọc sinh THCS có học bài Động Phong Nha.
Tôi chép về đây để các bạn giáo viên có tư liệu dạy bài này.