Vũ Nho chủ trang
Người phụ nữ yêu làng, đa đoan trong thơ
tình Ánh Tuyết
Qua tập Còn đang đàn bà – tập thơ tình tuyển
chọn, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2007
Vũ Nho
Những
người phụ nữ làm thơ, dấn thân vào sự nghiệp thơ ca thường có chung một số phận đa tình, đa đoan và
không mấy khi suôn sẻ trong cuộc sống tình cảm. Và chính điều bất bình thường
ấy có lẽ là một nguyên cớ làm cho thơ tình của họ dễ được đổng cảm, dễ được sẻ
chia. Bởi vì không mấy ai khi bước vào khu vườn tình ái mà chỉ nếm toàn ngọt
ngào, hạnh phúc. Nhà thơ Ánh Tuyết cũng là một trong các trường hợp đó.
Chị là nhà thơ có gốc gác nhà quê, mặc
dù làm đến chức Chủ tịch Công đoàn của một trường Cao đẳng lớn, Phó chủ tịch
Hội văn nghệ của tỉnh Thái Bình gần hai
triệu dân. Có lẽ thế chăng mà những vần thơ viết về nông thôn, về các cô gái
quê của chị gây một ấn tượng đẹp. Và
cũng khá rõ một điều là người phụ nữ gắn bó với văn học dân gian đã thẩm thấu
những cách diễn đạt dân gian tinh tế của ca dao để làm nên vẻ đẹp của thơ hiện
đại. Đây là hình ảnh cô gái làng trong “
Tháng ba thương mến”:
Em
gái má ửng hồng làm cỏ lúa
Ngực
căng tròn, môi mọng như hoa
..
Nước
đầu nguồn trong veo như mắt em
Lúng
liếng…để anh say lừ đừ rồi đấy!
Lần
đầu tiên quen biết Ánh Tuyết, tôi đã nghe chị liên tục đọc thơ của mình trên
xe. Toàn những bài thơ về làng quê, về những cảnh quê, thức ăn quê, và quê đang
thành phố thị. Trong số đó có bài “Bữa cơm ngày mùa” rất nông thôn, rất quê
kiểng:
Chiều
ướp hương, buổi chiều cơm mới
Bát
mắm tép chưng, lát khế chua vàng
Con
chạch kho tương, con rô rán vội
Ngồng
cải luộc nhừ thơm một nét quê hương
Chén
rượu thuốc mời ông…con cua lột phần chồng
Thằng
cu út giành con tôm nướng đỏ
Bát
cơm đơm từ tay người vợ trẻ
Rạng
rỡ môi cười, rạng rỡ niềm vui
Người phụ nữ sớm rời làng lên phố thị, nhưng
vẫn có những quan sát rất tinh tế về làng quê:
Người
mẹ ru con giọng ngái ngủ khê nồng
Em
bé bú no còn hờn nũng mẹ
Đêm ở làng
Và
có lẽ cái gốc quê ăn sâu đã làm cho chị có những nhận xét có phần thiên lệch
chăng:
Lá
xôn xao lời tình tự của cây
Đêm ở quê đàn bà yêu chồng…
nồng
nàn hơn người thành phố
Đêm ở làng
Yêu quê, yêu làng như thế nên người thơ cảm
thấy lo lắng, bất an trước cảnh mất ruộng và kèm theo đó là mất bao nhiêu thứ :
Làng giờ thành phố làng rồi
Đồng gần đã
bán cho người dưới xa
..
Gái làng
nhiều đứa đã ra thị thành
Chông chênh
bến nước đầu đình
Có người mở
nhạc xập xình ru con
Làng
Ấn tượng mạnh nhất có lẽ là ấn tượng về người đàn bà
đang yêu, còn đang là đàn bà trong tập thơ này. Mặc dù có lúc hoài nghi, không
tin chắc lắm:
Ngại ngùng…e
ấp…điệu đàng
Hình như…ta
vẫn còn đang đàn bà
Còn
đang đàn bà
Vì là đàn bà cho nên tâm hồn dễ đồng điệu cảm thông
với thân phận của người chị:
Ngày thì chậm
tháng thì nhanh
Giấc mơ nuôi
mãi chưa thành giấc mơ
Người đàn bà trong ngõ vắng
Cảm
thông với hoàn cảnh của cô Tấm:
Tin
em…em cướp mất chồng
Đành
làm quả thị thơm cùng nước non
Lời của Tấm
Nhân chuyện của Thị Màu mà nói về các chức sắc
háo “ ngọt”:
Cửa
thiền nghiêm cẩn đấy ơi
Bao
nhiêu chức sắc cũng phơi mặt dày
Thị Màu
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến nói về tình yêu mãnh liệt rừng rực yêu thương:
Em như
vạt cháy rừng quanh năm đòi cứu hỏa
Như ngọn lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê
Gọi
Thúy Kiều
Thì Ánh Tuyết cũng khác gì . Có khác chăng là ở cách
thể hiện:
Lẽ nào chưa hết đàn bà
Bồi hồi ngực áo…làn da phập phồng
Dường như sâu thẳm cõi lòng
Hòn than chỉ chực cháy bùng…hòn than
Còn đang đàn bà
Đó
là một viên “ than hồng” đang ngủ, đánh thức dậy sẽ thành đám cháy vô phương
cứu chữa. ( Đánh thức than hồng). Đó có thể là “ Một dòng sông khát giữa vùng nước vây” có thể gây bão rung rừng (
Sông khát). Đó là sự đợi chờ mòn mỏi
trong “Khắc khoải mùa đông”. Sự ao ước khó thành hiện thực “ Giá như có được một ngày/ Gặp người thuở
trước cầm tay…một lần” ( Giá như). Có lúc người đàn bà ấy phân vân, hoài
nghi:
Tháng
năm trôi mê mải
Người
xa còn nhớ nhau
Mùa ổi
Nhưng
cũng có lúc mạnh mẽ, quyết liệt:
Ai
mua ta bán cái ngoan
Còn
bao nhiêu cái dịu dàng cho không
Cầm tù trái tim
Đêm
vui tay vít rượu cần
Thì…
cho trời đất…một lần ngả nghiêng
Đêm Tây Bắc
Cho
trời đất, hay cũng chính là tự cho mình? Cách diễn đạt như thế là tinh tế mà
người viết đã học được từ ca dao dân ca.
Có thể thấy Ánh Tuyết làm thơ khá nhanh, khá nhiều.
Hình như chị chưa chú ý lắm đến việc tiết chế
cảm xúc. Có một số bài thơ vì thế “tầm tầm”. Ở đó, ý tưởng không thật mới, tình cảm chưa đủ độ mãnh liệt, lời
thơ chưa được “thôi xao” kĩ.
Nhưng dù sao, “ Còn đang đàn bà” cũng là một giọng thơ
riêng của một phụ nữ yêu làng, đa đoan, đa cảm. Nó làm phong phú thêm thế giới
thơ ca của những người phụ nữ. Những người đáng được tôn vinh trong lịch sử nói
chung và lịch sử thơ ca nói riêng của đất nước.
Hà Nội, 6/6/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét