Hoàng Dân
Lời
ru hài cốt ngủ trên lưng
Bùi Nguyên
Ngọc
Bao năm ngủ
dưới đất sâu
Giờ xin ngủ
tiếp dưới bầu trời xanh
Đường xa ru
giấc gập ghềnh
Sườn non dằng
dặc bồng bềnh mây trôi
Ước gì mây đỡ
làm nôi
Gió đưa làm
quạt sông trôi lặng thầm
Để bạn yên giấc
ngàn năm
Lời ru xin tặng
khúc nằm trên lưng
Lại đi qua lại
cánh rừng
Một thời binh
lửa đã từng địu nhau
Suối sâu ru
giấc qua cầu
Nửa mây nửa
nước nửa sầu phong rêu
Sườn non giấc
ngủ cheo leo
Giấc qua chợ
Huyện eo xèo cá cua
Qua rồi vất vả
ngày xưa
Bom rung bom
giật nắng mưa một thời
Chiến tranh
cũng đã qua rồi
Con sông bên lở
bên bồi còn đây
Bạn ơi xin ngủ
giấc say
Xương gầy trên
tấm lưng gầy có đau?
Ngày mai bạn
tới đất sâu
Chẳng còn địu
bạn dưới màu trời xanh
Lời
bình của Hoàng Dân
Ngay cái nhan
đề bài thơ đã kích thích tò mò và hứng thú của người đọc, bởi xưa nay, sau danh
từ “lời ru” thường là các định ngữ “em, em bé” hoặc “con, cháu”…, chứ không thể
là “hài cốt ngủ trên lưng”!
Có một người
lính còn sống sót, sau cuộc chiến một thời gian đủ lâu đã trở lại rừng xưa
(chiến trường xưa) để tìm hài cốt của đồng đội mà ngày ấy mới chỉ kịp vùi tạm xuống
lòng đất sâu: “Bao năm ngủ dưới đất sâu”. Xin mở ngoặc, sau mỗi trận đánh,
những người lính thường chỉ kịp chôn vội những đồng đội đã hi sinh để còn hành
quân gấp, rời trận địa càng nhanh càng tốt để tránh phi pháo địch “trả thù”
theo cái cách huỷ diệt bằng bom rải thảm và pháo bầy đã căn sẵn toạ độ, có thể
bắn phá chính xác tới từng mét vuông trên thực địa.
Từ cái lúc chôn
vội cho tới khi trở lại khai quật ngôi mộ tạm đã là “bao năm” rồi? Chắc là
nhiều năm đằng đẵng, nhiều tới mức bộ hài cốt “nằm dưới đất sâu” cứ tưởng là
người còn sống đã quên hẳn mình rồi!
Không! Những
người lính còn sống đã trở lại, cất bốc hài cốt của đồng đội, xếp vào ba lô và
đeo trên lưng mình để đưa “bạn” trở về với nơi chôn rau cắt rốn:
Giờ xin ngủ
tiếp dưới bầu trời xanh
Đường xa ru
giấc gập ghềnh
Sườn non dằng
dặc bồng bềnh mây trôi
Thời bình,
nhưng con đường “trở về” của những bộ hài cốt vẫn lắm gian nan như xưa, vẫn
“gập ghềnh” đèo cao suối sâu, vẫn “dằng dặc” những triền núi chênh vênh bên bờ
vực thẳm. Người sống vất vả thì đã đành, nhưng ngay cả người chết hình như vẫn
chưa được yên phận? Hẳn là, dù rất thận trọng dò dẫm từng bước chân, người sống
vẫn không sao tránh khỏi những cú trượt chân chao đảo xiêu vẹo, những cú ngã
dúi dụi trên sườn dốc trơn và khi ấy những tiếng động phát ra từ bộ hài cốt bị
xóc lộn trên lưng đã khiến người sống cảm thấy đau đớn vô cùng. Đau đớn nhưng
không có cách nào tránh nổi, do đó nỗi đau dường như trở thành một mặc cảm tội
lỗi khó tha thứ.
Trong tâm trạng
đau đớn ấy, người sống chợt nảy ra những điều ước:
Ước gì mây đỡ
làm nôi
Gió đưa làm
quạt sông trôi lặng thầm
Để bạn yên giấc
ngàn năm
Lời ru xin tặng
khúc nằm trên lưng
Ước gì tất cả
những khắc nghiệt của thiên nhiên bỗng trở nên hiền hoà hơn, ước gì con đường
rừng bỗng trở nên phẳng lì như con đường cao tốc… để người còn sống có thể vừa
yên lòng bước đi vừa khe khẽ trò chuyện vỗ về bộ hài cốt ở trên lưng!
Người còn sống
đang đi trong những cánh rừng của thời bình và chợt thấy cái thời bình sao mà
buồn thế?
Lại đi qua lại
cánh rừng
Một thời binh
lửa đã từng địu nhau
Suối sâu ru
giấc qua cầu
Nửa mây nửa
nước nửa sầu phong rêu
Sườn non giấc
ngủ cheo leo
Giấc qua chợ
Huyện eo xèo cá cua
Dòng thơ “Nửa
mây nửa nước nửa sầu phong rêu” thật ám ảnh. Thời bình, nhưng vẫn còn đầy
thương tích và hậu quả của thời chiến. Mây, nước không chỉ đổi màu mà buồn hơn,
nó đã “sầu phong rêu”! Chiến tranh ư? Đó là chuyện đã xưa như trái đất rồi! Hi
sinh mất mát ư? Đó là chuyện của quá khứ! Nhắc lại cũng chẳng để làm gì. Ai hi
sinh thì đã hi sinh rồi, bây giờ người ta đang quan tâm những thứ khác. Chao
ôi, chuyện của một thời binh lửa hào hùng chưa xa, mà nay dưới con mắt người
đời nó đã “phong rêu”! Người còn sống dường như bàng hoàng kinh sợ trước một
thực tế nhỡn tiền:
Sườn non giấc
ngủ cheo leo
Giấc qua chợ
Huyện eo xèo cá cua
Những người
đồng đội đã ngã xuống năm xưa, cho đến tận hôm nay vẫn còn “Sườn non giấc ngủ
cheo leo”, khi đi qua chợ Huyện, chứng kiến những chuyện bán mua “hàng tôm hàng
cá”, hỏi có buồn không? Và những kẻ đang lăn xả vào những cuộc bán mua kia, sao
có thể vô tình và bạc bẽo thế?
Người còn sống
bỗng cảm thấy chạnh lòng, rảo bước thật nhanh, vừa đi vừa thì thầm an ủi bộ hài
cốt trên lưng:
Qua rồi vất vả
ngày xưa
Bom rung bom
giật nắng mưa một thời
Chiến tranh
cũng đã qua rồi
Con sông bên lở
bên bồi còn đây
Bạn ơi, bạn đã
về đến quê hương rồi. Quê bạn vẫn chẳng có gì khác xưa đâu, vẫn “Con sông bên
lở bên bồi còn đây”, nó vẫn thản nhiên làm cái công việc “lở, bồi” tưởng như
quá ư đơn điệu, nhàm chán đã có tự ngàn năm; cũng như người đời thản nhiên nhớ
nhớ quên quên vậy thôi, đừng buồn bạn nhé!
Bạn ơi, cho dù
chúng mình có cái may mắn được sống sót trở về thì cuộc sống hậu chiến cũng
nhọc nhằn, cơ cực lắm bạn ạ! Chúng mình không muốn kể khổ, bởi ngày xưa bạn
từng nói về tương lai đẹp như những giấc mơ trong truyện cổ tích, đúng không?
Chúng mình chỉ mong bạn tha thứ cho những gì mà người còn sống chưa thể làm
được, vậy thôi! Nếu có linh thiêng thì chắc bạn cũng hiểu vì sao chúng mình vẫn
khiến bạn phải đau:
Xương gầy trên
tấm lưng gầy có đau?
Thôi thì, mọi
chuyện rồi cũng sẽ qua đi, bạn thì được yên phận, còn chúng mình thì lòng tự
nhủ lòng rằng, dù sao, cũng đã phần nào trả được món nợ xương máu ngày xưa:
Ngày mai bạn
tới đất sâu
Chẳng còn địu
bạn dưới màu trời xanh
Câu lục bát đầu
và câu lục bát cuối bài thơ có sự lặp lại như một vòng tuần hoàn lạ lùng:
Bao năm ngủ
dưới đất sâu/Giờ xin ngủ tiếp dưới bầu trời xanh
Ngày mai bạn
tới đất sâu/Chẳng còn địu bạn dưới màu trời xanh
Có một lời ru
đưa tiễn bạn từ “đất sâu” trở về với “đất sâu” chứ không phải từ cõi dương sang
cõi âm; lời ru ấy thấm đẫm nỗi buồn thương, nhớ tiếc, day dứt và trăn trở… Cũng
là “đất sâu” nhưng “đất sâu” ở chiến trường xưa là “đất khách” mà vì nghĩa lớn,
bạn đã đến và nằm tạm lại đó; còn “đất sâu” ở quê hương mới là nơi bạn có thể
thanh thản yên giấc ngàn thu trong vòng tay yêu thương của những người thân,
bạn bè, đồng đội…
Còn cái “trời
xanh” thì sao? Bạn đã cùng chúng mình “gập ghềnh” đi dưới cái màu xanh ấy như
một giấc chiêm bao, để rồi mãi mãi không bao giờ bạn gặp lại nó nữa! Giờ đây,
bạn và chúng mình đã ở hai cõi âm dương nghìn trùng cách biệt, và không hiểu
sao, chúng mình chợt thấm thía nỗi cô đơn, khi mà “Chẳng còn địu bạn dưới màu
trời xanh” nữa…
Thạch Bàn,
19.3.2014
"...ru hài cốt ngủ trên lưng"
Trả lờiXóaTiếng lòng thấm đẫm giọt mừng tri ân
Cuộc đời - sân khấu xa gần
Bao nhiêu kỷ niệm tình thân ruột rà
Chất - Lính - hơn mọi bài ca
Lời bình chia sẻ mặn mà trần ai!
Cám ơn Lãng Du đã ghé trang và chia sẻ!
Trả lờiXóa