Trần Trung
MẮC NỢ DÒNG SÔNG
Nguyễn Địch Long
“Sông quê gắn bó một
đời
Bốn mùa nặng nỗi lở bồi đục trong
Đêm sâu con nước trở dòng
Mảnh trăng thảng thốt đốt lòng người đi
Đa mang sóng vỗ thầm thì
Mùa đi bỏ lại cúc quỳ vàng hây
Con đường xao xác cỏ may
Chân đê gió nổi bụi bay cát mòn
Gốc đa sần vết hoàng hôn
Hẳn in bước mẹ lưng đòn gánh nghiêng
Nỗi sông nỗi bến nào quên
Khi lo thành thị lúc niềm chân quê
Người đi lỗi hẹn ngày về
lục bình lỡ tím lời thề bên sông”.
(Huyền thoại mẹ-Thơ
Nguyễn Địch Long,
NXB Hội Nhà
Văn-2014).
***
Lời bình của TRẦN TRUNG
NGƯỜI ĐI-VƯƠNG NỢ...
Thơ Nguyễn Địch
Long, ở tập gần đây nhất-in nhỏ xinh, khiêm nhường mà chất chứa thật nhiều,
thật nặng Nỗi-Niềm-Tình mà nhà thơ dành cho mẹ. Bởi thế, anh không ngần ngại
mượn lời lẽ của người khác mà đặt tên cho tập thơ của mình: “Huyền thoại mẹ” .
Với 26 bài thơ trong
tập này, tuy ở mức độ và sắc thái khác nhau, tôi ngẫu hứng mà chọn một thi phẩm
khiêm nhường về câu chữ mà dư ba xúc cảm cùng suy tư. Tôi thích-Bài “Mắc nợ dòng sông.
Bài thơ của Nguyễn
Địch Long khơi mở từ dòng chảy con sông.Để rồi, những con chữ, những hình ảnh
thơ ngợp tràn những kỉ niệm đi về thật khó quên-chảy trong “một cõi đi về” (chữ
của Trịnh Công Sơn) của nỗi niềm mắc nợ,
vương nợ. Hình ảnh về “Bốn mùa nặng”, Chảy dòng cả trong “đêm sâu”... cứ lặng
thầm tuôn chảy trong dòng tâm tưởng của người con nhớ thương mẹ và đau đáu da
diết một niềm quê hương, xứ sở. Nhà thơ đem sự gắn bó sâu nặng của một đời
người mà diễn tả tấm tình thủy chung như nhất ấy:
“Sông quê gắn bó một
đời
Bốn mùa nặng
nỗi
lở bồi đục trong
Đêm sâu con nước
trở dòng
Mảnh trăng thảng
thốt đốt lòng người đi...”.
Những câu thơ chân
thành mà day dứt khôn nguôi ấy, tự nó tạo ra mối tương quan, ngỡ như tương phản
mà cũng đồng nhất của tình sâu, nghĩa nặng
với dòng sông-Quê hương. Và, từ cái nền hiện thực ấy,Nguyễn Địch Long
muốn thâm canh, muốn nhấn vào tâm điểm mà anh quí yêu và thương nhớ. Thế nên
những gì nặng sâu, những gì gắn bó một đời về Quê hương không thể tách rời với hình ảnh người mẹ.
“Mắc nợ dòng sông”
của nhà thơ trở nên “đa mang” từ con “con sóng vỗ thầm thì”. Lại tiếp theo thời
gian “mùa đi” mà hóa ra chẳng đi đâu trong nỗi nhớ, niềm thương... cứ vương
vấn, cứ ám ảnh trong tâm trí Người-Thơ. Hình ảnh về quê hương trong thơ Nguyễn
Địch Long như chợt xôn xao, xốn xang bởi sắc mầu, đường nét: “Mùa đi bỏ lại cúc
quỳ vàng hây/Con đường xao xác cỏ may/Chân đê gió nổi bụi bay cát mòn”... Nhà
thơ như chạm khắc nên-chạm khắc bằng tình nhớ thương và pha phảng phất cả nỗi
xa xót về hình ảnh người mẹ nghèo. Hình ảnh ấy, trong tâm tưởng của nhà thơ như
đang hiển hiện; như đang đổ bóng xuống buổi hoàng hôn quê nhà; đổ bóng xuống
Hoàng-Hôn-Thân-Phận:
“Gốc đa sần vết
hoàng hôn
Hằn in bước mẹ lưng
đòn gánh nghiêng
Nỗi sông nỗi bến
nào quên...”
Bài thơ của Nguyễn
Địch Long không chỉ dừng theo dòng chảy hoài niệm mà gửi gắm thông điệp ân
tình, nặng sâu về Quê, về Mẹ mà còn rộng tỏa theo những bước chân đi xa-bước
chân đầy tâm trạng của người con dẫu xa Quê, xa Mẹ vẫn khôn khuây,vẫn nặng lòng
nỗi thương nhớ. Cũng bởi thế, ta càng cảm thương và cả trân trọng nỗi niềm ân
hận trong lời tạ lỗi, xin lỗi của “Người
đi”...Và, hẳn là lời tạ lỗi chân thành và xúc động ấy như còn chảy lặng thầm
theo thời gian và tình người cả khi câu chữ của “Mắc nợ dòng sông” khép lại :
“Người đi lỗi hẹn
ngày về
Lục bình lỡ tím
lời
thề bên sông”.
Hà Nội-Tháng
9/2014.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét