Đường Văn
BÀI THƠ
UỐNG
RƯỢU VỚI BỐ VỢ
VỚI LỜI BÌNH ĐƯỜNG VĂN
------------
UỐNG RƯỢU VỚI BỐ VỢ
THÁI LƯƠNG
(1939 – 2014)
Bố vợ ngà ngà, giục con rể:
Đàn ông mà,
ta uống đi anh!
Chẳng sợ vợ, cánh
mình chỉ nể,
Họ có đây, ta
không uống, đã đành!
- Anh
chưa say, anh sao từ chối?
Hay là anh sợ
nó, phải không?
Với bà ấy,
tôi không dám nói!
Với con tôi,
tôi
dạy:
- Phải chiều chồng!
* LỜI BÌNH: ĐƯỜNG VĂN
Trong 4 bài thơ Việt mà tôi được biết, có nhan đề bằng từ
cụm từ Uống rượu thì Uống rượu
với Tản Đà (Trần Huyền Trân), Uống rượu với vợ (Nguyễn Duy), Uống rượu dưới
trời (Nguyễn Hiếu) là 3 bài thơ trữ
tình thuần khiết, giàu ngẫm ngợi. Qua chén men cay, cùng ly rượu nồng, đắng
đót, các nhà thơ sẻ chia tâm tình với những số phận người, hoặc nổi tiếng tửu đồ thi sỹ - ẩm giả lưu kỳ danh hay
người vợ hiền tấm mẳn, tao khang hoặc
lũ bạn bè văn chương một lứa bên trời lận đận. Riêng Uống rượu với bố vợ (Thái Lương) rẽ sang mạch trữ
tình - thế sự, nổi giọng hài vui,
hấp dẫn người đọc theo cách riêng của
mình, mặc dù trên thi đàn, nó không nổi tiếng bằng 3 bài trên.
Biểu đồng tình với tác giả Nguyễn Khôi
trong bài viết Đọc Thi tửu của Thái Lương
(nguyennguyenbay.com; 20 – 5 – 2014),
tôi cũng cảm thấy rất thú vị khi đọc bài thơ này. Uống rượu với bố vợ khai thác một đề tài rất quen thuộc
nhưng vẫn làm ánh lên những nét mới mẻ, sâu sắc, dí dỏm, hóm hỉnh đáng
mến, đáng yêu. Tứ thơ mang dáng dấp
như một tình huống hài rất đời thường
trong khuôn khổ truyện ngắn mini:
Hai người đàn ông sợ vợ (bố vợ và con
rể) cùng uống rượu khi vắng mặt các bà vợ của mình.
Điều hơi lạ khiến tôi có chút băn
khoăn, là giọng điệu xuyên suốt bài
thơ hoàn toàn là giọng điệu của ông bố vợ
trò chuyện với giai tế (con rể, người
đối tửu duy nhất với mình, trong 1 hoàn cảnh khá hiếm hoi, đặc biệt thuận lợi:
cả hai người phụ nữ trong nhà này: vợ và con gái ông ta đều đi vắng! Nếu chỉ
một trong 2 người ở nhà thì chưa chắc bữa rượu đã thành hoặc đã được vui vẻ như
vậy!). Tuyệt nhiên không thấy anh chàng con rể trả lời bố vợ lấy 1 từ, 1 câu.
Vì sao anh ta cứ im như thóc?
Thử suy đoán mấy lý do sau:
-
Một: Con rể
nể, sợ, ngại, không muốn đối thoại với ông nhạc, nhất là khi ổng đã ngà ngà. Lỡ trong câu nói có gì không vừa
ý, ông ấy quạt cho thì…! Dại mặt! Bởi vậy, tốt nhất là chỉ nên nghe, quan sát
tình hình và cố uống thật ít! (Con rể khôn ngoan tính toán).
-
Hai: Cũng có
thể, tâm lý người say thích nói luôn miệng, liên miên, không dứt nên anh con rể
không có dịp nào, kẽ hở nào để mở lời; đành lẳng lặng mà nghe, chịu trận…! Vì
thế, ở đây, đối thoại mà như độc thoại.
-
Ba: Đây là 1
tình huống sáng tạo nghệ thuật của
tác giả.
Bài thơ, rõ ràng là lời ông bố vợ vừa uống lai rai vừa hỏi, vừa khích con rể. Nhưng cái
chính là ông ta đang nhờ rượu, mượn rượu
để giãi bày hoàn cảnh và tâm sự của mình, với chính mình. Chỉ cần thằng rể
nghe, im lặng như là một sự thể hiện đồng tình, một kẻ bề dưới đang hầu chuyện,
chịu chuyện… là đủ!
Thiển nghĩ, với tình huống như trên, lẽ ra tác
giả nên đặt nhan đề là Uống rượu với con rể mới hợp lý. Vì chủ thể và nhân vật trữ tình ở đây phải
là ông bố vợ. Con rể chỉ là vai phụ.
Nhưng có lẽ Thái Lương đặt nhan đề như trên là muốn sắp xếp ngược lại mối quan hệ trong cuộc rượu gia đình này. Người
kể chuyện và biểu hiện tâm trạng ở đây sẽ được đặt vào anh con rể. Anh vừa uống, (ít thôi!) chủ yếu là vừa nghe,
vừa ngầm nhìn ngắm, quan sát ông nhạc phụ ngà
ngà đang bốc lên mà ngẫm nghĩ và miêu
- thuật bằng chính giọng - lời của
ông ta.
Với cách cấu trúc như thế, nhân vật trữ tình và tâm trạng trữ tình
trong bài thơ sẽ có điều kiện hiện lên vừa chân thực vừa khách quan hơn. (Nhân
vât kể chuyện lùi xuống, ẩn mình, chọn
ngôi thứ 3). Cũng có thể có khả năng chính
tác giả đã nhập vai ông bố vợ mà
thuật - kể và giãi bày cảm hứng.
Tôi cho rằng, về phương diện chọn ngôi kể và cách kể, đây là 1 điểm
khá độc đáo, tinh tế, tạo nên sự hấp dẫn riêng, khoảng gợi mở liên tưởng, tưởng tượng khá rộng của bài thơ tự sự - trữ tình (trữ tình - thế sự )
này, dành cho người đọc.
Về sắp xếp bố cục, bài thơ 8 câu có thể chia làm 2 khổ cân đối. Mỗi khổ 4 câu,
ứng với 2 lượt lời của ông bố vợ (qua
cái nhìn và giọng điệu trần thuật của
tác giả trong vai (nhập vai) người con rể giấu mình). Mỗi khổ tạo nên
sự thú vị riêng và độ vui hóm, hài hước của tình huống trữ tình – tự sự cứ ngày một tăng dần, đậm dần.
Lúc vào bài, mở truyện, ông bố đang ở trạng thái ngà ngà, mặt mũi từ từ đỏ phừng lên, hơi men bắt đầu ngấm, bốc. Ông
giục giã bạn rượu - con rể uống tiếp. Cách xưng hô vẫn rất đúng phép tắc lịch
sự (gọi con rể là anh. Vì trong gia
đình, rể là khách, cần được tôn
trọng). Điều thú vị là ở chỗ, ông già phải dựa vào nguồn động viên bởi phái mạnh (đàn ông) để uống tiếp (Nam vô tửu như kỳ vô phong!). Câu tiếp
theo là lời thanh minh và tự thú một
cách tội nghiệp về tính cách và hoàn cảnh của hai bố con: cả hai đều thuộc loại
râu quặp, đồ đệ, anh em với chàng
Thúc Sinh trong Truyện Kiều nổi tiếng
của Nguyễn Du. Lối nói ngược (chẳng sợ)
và nói giảm (uyển ngữ: chỉ nể) ở đây nghe thật đáng thương đến
buồn cười! Bởi sự liên kết đồng minh tự nguyện tạo ra sức mạnh tập thể: cánh mình!
Đến câu sau, lại vẫn là lời tự thú sự cam chịu, kém cỏi so với họ (hai người vợ) một cách hiển nhiên,
như là nhất định phải thế:
Họ có đây, ta không uống, đã đành!
Ông bố vợ này đúng là mới ngà ngà, tây tây thôi, chưa túy luý, nên
vẫn còn thừa tỉnh táo để, mới bốc lên, nổi máu anh hùng lên một chút, chợt động
đến hai mẹ con sư tử hống, đã vội thúc thủ, nể sợ mà đành rút lui, chối bỏ một thú vui, một
thói quen đầy phấn khích: uống rượu.
Anh con rể vẫn từ chối nâng chén,
khiến ông bố vợ thêm khó hiểu, tự cật vấn và lý giải nguyên nhân theo cách nghĩ
suy của ông. Xưa nay, những người say rượu có bao giờ tự nhận rằng mình đã
say!? Ông bố vợ cho rằng có lẽ vì nó (con rể) còn tỉnh táo nên không dám uống
tiếp vì sợ vợ nó mắng, đe (như chính bà vợ của ông từng bao lần mắng, ngăn
ông!). Đại từ nó (ngôi thứ 3 chỉ
người con gái, vợ chàng rể) được dùng thật chính xác và đậm tình cảm gia đình
cha con: suồng sã, quyền uy và thân mật. Ông đang lấy bụng ta suy ra bụng người! Bây giờ cả vợ ta và vợ anh đều không
có mặt ở đây! Đó là dịp hiếm trời cho, tội gì chúng ta không hưởng?! Sao anh
lại không uống? Chẳng lẽ vì anh sợ nó,
con vợ anh - con gái ta, đến thế???!!!
Con rể vẫn ngồi im!? Bố vợ càng bực,
càng được nước, càng lên giọng bề
trên dạy bảo. Thú vị là ở chỗ, sơn ăn tùy
mặt, ma bắt tùy người. Câu trên, ông bộc lộ sự lép vế, nể sợ cả đời thành
thâm căn cố đế trong quan hệ với vợ mình:
Với bà ấy, tôi không dám nói!
Nhưng với con gái, lấy quyền thân
sinh, ông phải dạy con đẻ phép tắc, lễ nghĩa trong cử xử sao cho đúng đạo làm vợ đối với chồng (chàng rể). Không phải
ngẫu nhiên câu thơ cuối bài được ngắt
ra, xếp làm 3 bậc thang rất đắc địa:
Với
con tôi,
tôi dạy:
-
Phải chiều chồng!
Lời dạy
bảo – tâm sự mới uy nghiêm, đanh thép, dứt khoát và “đúng đắn” làm sao! Không biết anh con rể nghe đến đây, liệu có
tăng can đảm, để uống tiếp, hầu bố vợ hay không?! Hay anh đang cố giấu nụ cười
mủm mỉm trước lời nói và hành vi cố lên gân lên cốt của ông nhạc chỉ sợ nể mỗi
một mình bà nhạc, còn bao giờ cũng tỏ ra rất nghiêm khắc, gia giáo, gia phong
trong cương vị làm cha đẻ – cha vợ!
Và, giả sử, nếu lúc ấy, tình cờ bà mẹ vợ và cô
con gái vừa về đến cửa, nhìn cảnh hai bố con đang gật gù đối ẩm, nghe được
những lời như chém đinh chặt sắt của ông chồng - ông bố,… thì họ sẽ tỏ thái độ như thế nào, và chuyện
gì sẽ xảy ra với cái gia đình nho nhỏ ấy? Có mà giời biết!
Chỉ
biết rằng, bài thơ như một tiểu hoạt cảnh
kể chuyện vui muôn mặt đời thường, trong
các gia đình Việt Nam; đẩy mâu thuẫn
lên tới điểm đỉnh và kết thúc ở đây;
để lại dư vị khoái thú, nhẹ nhàng trong lòng người đọc, đặc biệt là những anh
chàng, những người đàn ông luôn trung thành với quan niệm: nhất vợ nhì giời, nhưng lại rất yêu mến văn chương và có máu hâm sáng tác thơ ca!
Còn,
hỡi các bà vợ, các bà mẹ, các chị em cả đời hết lòng yêu chồng, thương con, quý
cháu!
Giữa
những ngày hè nóng bức này, các vị nghĩ gì khi được chứng kiến câu chuyện bên
mâm rượu giữa hai bố con nhà nọ, qua bài thơ Uống rượu với bố vợ hóm
hỉnh mà sâu sắc ấy?/.
Đêm 20 – 5 –
2014. ĐV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét